Đánh giá giá trị của thang đo – phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu Danh tiếng doanh nghiệp trong mối quan hệ với hình ảnh nước xuất xứ niềm tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và ý định mua lại nghiên cứu trường hợp khách hàng ngành ô tô việt nam (Trang 121 - 125)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Nghiên cứu sơ bộ đánh giá thang đo

3.4.2. Điều tra sơ bộ đánh giá thang đo

3.4.2.4. Đánh giá giá trị của thang đo – phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Những thang đo đã được đánh giá độ tin cậy đạt yêu cầu sẽ được đưa vào đánh giá giá trị thang đo bằng cách phân tích nhân tố khám phá (EFA). Thứ nhất, để xem xét điều kiện dữ liệu có thể phân tích EFA, cần dựa vào kiểm định Barlett và kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin). Điều kiện để phân tích EFA phù hợp là kiểm định Bartlett có p < 5% và KMO ≥ 0,5. Thứ hai, để đánh giá giá trị của thang đo, cần xem xét ba thuộc tính quan trọng trong kết quả phân tích EFA: (1) số lượng nhân tố được trích, (2) trọng số nhân tố, và (3) tổng phương sai trích.

Số lượng nhân tố trích: Eigenvalue được dùng để xác định số lượng nhân tố trích, số lượng nhân tố được trích khi hệ số Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Trọng số nhân tố: trọng số nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0,4 là giá trị có thể chấp nhận. Những biến có hệ số tải nhân tố thấp (<0,4) sẽ bị loại (Gerbing và Anderson, 1988). Tuy nhiên, cần chú ý những giá trị này về mặt thống kê. Vấn đề loại bỏ biến có trọng số thấp cần chú ý đến giá trị nội dung của biến đó đóng góp vào giá trị nội dung của khái niệm nó đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Ngoài ra, chênh lệch λiA-λiB > 0,3 là giá trị thường được các nhà nghiên cứu chấp nhận (Nguyễn Đình Thọ, 2013), nếu hai trọng số này tương đương nhau thì nên loại bỏ biến này.

Tổng phương sai trích: yếu tố này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Tổng này phải đạt 50% trở lên, nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng và sai số. Thỏa được điều kiện này, chúng ta kết luận mô hình EFA là phù hợp.

Chiến lược phân tích EFA: Trong nghiên cứu sơ bộ, do kích thước mẫu nhỏ, nên nếu xem xét tất cả các thang đo cùng một lúc sẽ gặp khó khăn về kích thước mẫu (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Vì vậy, để đảm bảo về mặt độ tin cậy nghiên cứu này sử dụng chiến lược phân tích EFA như sau:

Khái niệm đa hướng là nhận thức CSR sẽ được phân tích EFA riêng, còn lại tất cả các khái niệm đơn hướng gồm hình ảnh nước xuất xứ, danh tiếng doanh nghiệp, niềm tin và ý định mua lại của khách hàng sẽ được phân tích EFA chung.

Chiến lược này không xem xét được sự kết hợp của nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và các thang đo đơn hướng khác, tuy nhiên vấn đề này sẽ được đánh giá trong nghiên cứu chính thức khi có mẫu lớn hơn (Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 422).

Kết quả phân tích EFA thang đo nhận thức CSR

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo nhận thức CSR bằng hệ số Cronbach’s alpha, kết quả cho thấy biến CR4 và ER1 không đạt độ tin cậy cần thiết, vì vậy trong phân tích EFA không đưa hai biến này vào để phân tích. Bảng 3.16 trình bày trọng số nhân tố của thang đo nhận thức CSR.

Bảng 3.16. Trọng số nhân tố của thang đo nhận thức CSR

Biến Nhân tố

1 2 3

ER3 0,821 0,191 -0,101

ER4 0,81 0,25 -0,052

ER2 0,777 0,038 0,139

CR6 0,672 0,107 0,229

CR5 0,635 0,054 0,371

CR2 0,191 0,877 0,229

CR1 0,129 0,854 0,161

CR3 0,177 0,837 0,229

SR2 0,235 0,048 0,753

SR3 0,042 0,279 0,643

SR4 -0,085 0,314 0,627

SR1 0,282 0,398 0,416

Phương sai trích 38,218 54,878 63,661

Eigenvalues 4,586 1,999 1,054

(Nguồn: kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả) Kết quả phân tích EFA của thang đo nhận thức CSR cho thấy, hệ số KMO = 0,776 > 0,5 và Sig (Kiểm định Bartlett) = 0,00 < 0,05, cho thấy phân tích EFA là phù hợp với thang đo nhận thức CSR. ác biến của khái niệm nhận thức CSR được trích thành 3 nhân tố có phương sai trích là 63,661% > 50% (Bảng 3.16). Trong các

biến đưa vào phân tích, biến SR1 có trọng số nhân tố nhỏ hơn 0,5, tuy nhiên trọng số nhân tố của biến này không quá nhỏ (lớn hơn 0,4), vì vậy vẫn đưa biến này vào để nghiên cứu chính thức.

Các biến CR5, CR6 được trích trong nhân tố trách nhiệm đạo đức, nhưng theo cơ sở lý thuyết, biến này thuộc nhân tố trách nhiệm thương mại. Vấn đề này sẽ được kiểm định rõ ràng hơn trong nghiên cứu chính thức.

Kết quả phân tích EFA thang đo đơn hướng

Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha cho thấy, tất cả các biến thuộc thang đo đơn hướng đều đạt yêu cầu thống kê. Thực hiện phân tích EFA các thang đo đơn hướng gồm: Hình ảnh nước xuất xứ thương hiệu, hình ảnh nước sản xuất, danh tiếng doanh nghiệp, niềm tin của khách hàng và ý định mua lại của khách hàng.

Trong kiểm định KMO và Bartlett, hệ số KMO = 0,824 > 0,5 và Sig (Kiểm định Bartlett) = 0,00 < 0,05, như vậy phân tích EFA là phù hợp với thang đo các thang đo đơn hướng. Trọng số nhân tố của các thang đo Hình ảnh nước xuất xứ thương hiệu, hình ảnh nước sản xuất, danh tiếng doanh nghiệp, niềm tin của khách hàng và ý định mua lại của khách hàng được trình bày trong bảng 3.17

Bảng 3.17. Trọng số nhân tố của thang đo đơn hướng

Biến Nhân tố

1 2 3 4 5

CREP4 0,807

CREP2 0,797

CREP3 0,774

CREP1 0,737 0,315

CREP5 0,687 0,381

COBI7 0,324 0,785

COBI2 0,377 0,764

COBI1 0,384 0,695

COBI4 0,422 0,65

COBI3 0,618

COBI5 0,483 0,585

COBI6 0,57 0,318

TRUST2 0,866

TRUST1 0,836

TRUST3 0,815

TRUST4 0,802

TRUST5 0,544 0,402

COMI2 0,814

COMI4 0,811

COMI3 0,807

COMI1 0,779

RI1 0,82

RI3 0,776

RI2 0,718

Phương sai trích 31,168 44,687 55,62 62,583 67,76 Eigenvalues 7,48 3,245 2,624 1,671 1,242

(Nguồn: kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả) Kết quả phân tích EFA các thang đo đơn hướng trong bảng 3.17 cho thấy, có 5 nhân tố được trích, với tổng phương sai trích là 67,76% > 50%. Trọng số nhân tố của các biến đo lường đều lớn hơn 0,5, nhưng có một số biến có chênh lệch trọng số nhỏ hơn 3 bao gồm: COBI4, COBI5, COBI6, TRUST5. Các biến này sẽ được xem xét kỹ hơn trong nghiên cứu chính thức.

Một phần của tài liệu Danh tiếng doanh nghiệp trong mối quan hệ với hình ảnh nước xuất xứ niềm tin trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và ý định mua lại nghiên cứu trường hợp khách hàng ngành ô tô việt nam (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(234 trang)