Những khó khăn:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy bia dung quất thuộc công ty đường quảng ngãi (Trang 100 - 103)

IV. Hiệu quả của biện pháp:

d. Những khó khăn:

+ Về nguyên liệu: Phải nhập khẩu nên giá thành tương đối cao.

+ Về thị trường: Mặc dù Nhà máy chiếm lĩnh thị phần tương đối lớn nhưng chủ yếu là trong tỉnh, thị trường ngoài tỉnh chưa chiếm lĩnh được nhiều, còn rất nhiều khoảng trống. Có thể thấy thị trường của Nhà máy đang đứng trước một thách thức lớn, các đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm trong quản lý đã sử dụng nhiều hình thức cạnh tranh thu hút được nhiều người tiêu dùng.

+ Vềđội ngũ cán bộ công nhân viên: Mặc dù có nhiều cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn và quản lý giỏi, tay nghề cao; nhưng vẫn còn tồn tại một số bộ phận, một số khâu còn yếu. Do đó, để nâng cao hơn nữa hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên, Nhà máy cần mạnh dạn sắp xếp lại bộ máy, thực hiện tinh gọn nhưng đảm bảo được hiệu quả công việc đồng thời tổ chức đào tạo để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng quản lý cho CBCNV.

+ Về quản lý và sử dụng vốn: Vốn sử dụng cho hoạt động đầu tư của Nhà máy còn số dư nợ khá lớn. Do đó áp lực về việc thanh toán nợ cao. Vì vậy, nếu không có kế hoạch sử dụng vốn một cách hợp lý và khoa học sẽ ảnh hưởng khả năng thanh toán nợđến hạn sau này. Điều này đòi hỏi công tác quản lý và sử dụng vốn phải hết sức năng động và linh hoạt, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm, cần cân nhắc trong các quyết định đầu tư.

2.2. Đánh giá thực trạng của Nhà máy tại thời điểm 31/12/2004. a. Thực trạng về tài sản: a. Thực trạng về tài sản:

Bảng 31: Thực trạng về tài sản

TT Nội dung Giá trị sổ sách Giá trị đánh giá lại Chênh lệch I Tài sản lưu động 35.909,390 35.946,929 + 37,539 1 Tiền 1.352,098 1.352,104 + 0,006 2 Các khoản phải thu 25.028,439 25.028,439 - 3 Hàng tồn kho 8.196,179 8.196,179 - 4 Tài sản lưu động khác 1.332,674 1.370,207 + 37,533 II Tài sản cố định 48.062,277 48.624,030 + 561,753 1 Tài sản cốđịnh 45.951,074 46.273,020 + 321,946 2 Các khoản đầu tư dài hạn - - - 3 Chi phí XDCB dở dang 2.111,203 2.351,010 +239,807 Tổng cộng 83.971,667 84.570,959 + 599,292 b. Thực trạng về tài chính, công nợ: Bảng 32: Thực trạng về tài chính, công nợ: Đơn vị tính: triệu đồng.

TT Nội dung Giá trị sổ

sách Giá trị đánh giá lại Chênh lệch A Nợ phải trả 67.094,904 67.094,904 - 1 Nợ ngắn hạn 65.578,716 65.578,716 - 2 Nợ phải trả khác 1.516,188 1.516,188 - B Nguồn vốn chủ sở hữu 16.876,763 17.476,055 + 599,292

1 Nguồn vốn kinh doanh 9.736,883 9.736,883 - 2 Chênh lệch đánh giá lại tài sản - 599,292 + 599,292

3 Chênh lệch tỷ giá - - - 4 Lợi nhuận chưa phân phối 1.787,119 1.787,119 - 5 Nguồn vốn đầu tư XDCB 4.280,490 4.280,490 - 6 Các quỹ Nhà máy - Quỹđầu tư phát triển 893,560 893,560 - - Quỹ dự phòng tài chính 89,356 89,356 - - Quỹ khen thưởng, phúc lợi 89,356 89,356 -

7 Nguồn kinh phí sự nghiệp - - -

Tổng cộng 83.971,667 84.570,959 + 599,292 c. Thực trạng về lao động:

Tại thời điểm này tổng số lao động của Nhà máy có : 312 người.

- Cán bộ có trình độđại học và cao đẳng : 63 người - Cán bộ có trình độ trung cấp : 36 người - Lao động có trình độ trung học phổ thông : 159 người

- Lao động phổ thông : 54 người

2.3. Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2006 - 2008. a. Định hướng phát triển Nhà máy sau cổ phần hoá: a. Định hướng phát triển Nhà máy sau cổ phần hoá:

* Mục tiêu phát triển:

- Ổn định tình hình và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, ổn định nhân sự và bộ máy quản lý.

- Bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp, đảm bảo tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo cổ tức cho các cổđông ngày càng cao.

- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo ổn định và ngày càng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.

- Mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.

* Định hướng phát triển:

- Đầu tư thêm thiết bị để nâng công suất của Nhà máy Bia lên 45 triệu lít/năm.

- Không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9000.

- Sắp xếp phân bố lại lao động, đào tạo nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, đảm bảo sử dụng hợp lý và có hiệu quả lực lượng lao động của Nhà máy.

• Chương trình dự kiến đầu tư phát triển sau cổ phần hóa:

- Năm 2006 dự kiến đầu tư 10 tỷđồng mua nồi Houblon, nồi lọc, hệ thống thu hồi CO2 ; dự kiến đầu tư cho mặt bằng nhà xưởng với số vốn 15 tỷđồng.

- Năm 2007 đầu tư thêm khoảng 15 tỷ đồng và năm 2008 đầu tư khoảng 50 tỷđồng để bổ sung thiết bị nâng công suất sản xuất bia lên 45 triệu lít/năm.

Sau khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp cổ phần, Nhà máy đề nghịđược hưởng các chính sách ưu đãi như theo quy định tại Điều 36, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần.

Sau khi phân tích tình hình chung của Nhà máy, bên cạnh những mặt thuận lợi vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng chưa được khắc phục triệt để, đồng thời đi sâu và các mảng tài sản, tài chính công nợ và lao động. Ta có thể thấy Nhà máy đủ điều kiện tiến hành cổ phần hoá và việc cổ phần hoá Nhà máy theo tiến trình chung của Công ty Đường Quảng Ngãi là một việc làm cần thiết nhằm mang lại lợi ích cho Nhà máy, đó cũng là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy bia dung quất thuộc công ty đường quảng ngãi (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)