b. Tỷ suất đầu tư TSLĐ:
2.3.7. Tình hình giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên và hiệu quả sử dụng lao động:
và hiệu quả sử dụng lao động:
Một doanh nghiệp được gọi là đạt hiệu quả kinh tế - xã hội không những chỉ tạo ra lợi nhuận mà phải đóng góp được các mặt lợi ích cho xã hội như: ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nâng cao mức sống cho người lao động... Chỉ khi doanh nghiệp thực hiện đầy đủ được các nhiệm vụ trên thì doanh nghiệp mới được coi là đạt hiệu quả kinh tế - xã hội.
Đểđánh giá đóng góp của Nhà máy về việc giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên và hiệu quả sử dụng lao động ta có các chỉ tiêu sau:
Bảng 28: Đánh giá tình hình sử dụng lao động, thu nhập bình quân của CNV và hiệu quả sử dụng lao động qua 3 năm (2002- 2004).
Đơn vị tính: triệu đồng. 2003/2002 2004/2003 Chỉ tiêu 2002 2003 2004 +/- % +/- % Tổng số LĐ 248 293 312 45 18,14 19 6,48 Tổng quỹ lương 4.574,112 4.117,236 5.380,128 -456,876 -9,99 1.262,892 30,67 Doanh thu 76.030,45 84.349,527 103.486,4 8.319,077 10,94 19.136,873 22,69 Năng suất LĐ 306,57 287,88 331,69 -18,69 -6,1 43,81 15,22 Thu nhập BQ/CNV/tháng 1,537 1,171 1,437 -0,366 -23,81 0,266 22,71 Nhận xét:
Tổng lao động sử dụng năm 2002 là 248 người, năm 2003 là 293 người tăng 45 người so năm 2002, ứng với mức tăng 18,14%. Sang năm 2004 tăng lên 312 người, tăng so năm 2003 là 19 người nghĩa là tăng 6,48%. Như vậy hàng năm Nhà máy đã góp phần giải quyết việc làm cho mấy trăm lao động tại địa phương. Con số này có chiều hướng tăng lên hàng năm theo quy mô của Nhà máy, theo sự tăng lên của sản lượng sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm.
Cùng với sự gia tăng của đội ngũ lao động thì tổng quỹ lương cũng phải tăng theo. Cụ thể trong năm 2002 tổng quỹ lương của Nhà máy là 4.574,112 triệu đồng, năm 2003 đã giảm đi 456,876 triệu đồng (9,99%) còn 4.117,236 triệu đồng. Nguyên nhân sự sụt giảm thu nhập của CBCNV là do có một số chi phí tăng cao làm cho lợi nhuận giảm kéo theo là thu nhập của người lao động giảm. Nhưng đến năm 2004 tổng quỹ lưong đã tăng rất khá lên đến 5.380,128 triệu đồng, tăng so năm 2003 là 1.262,892 triệu đồng tương ứng với mức tăng 30,67%. Khi sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng mạnh làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng giúp người lao động cải thiện cuộc sống, đồng thời đó cũng chính là kết quả họ xứng đáng nhận được với sức lao động đã bỏ ra.
Như vậy ta thấy Nhà máy luôn cố gắng trong việc sử dụng hợp lý lao động, đôi khi Nhà máy vẫn gặp khó khăn vì do tính chất mùa vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh, ví dụ như: sản lương sẽ tăng đột biến vào mùa hè có các tháng nắng nóng và vào các dịp lễ, tết....nhưng lại giảm đáng kể vào những tháng mưa. Đó là khó khăn cho Nhà máy vì vẫn phải trả lương và các chếđộ chính sách khác Nhưng Nhà máy luôn cố gắng để vừa giải quyết được công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Qua bảng số liệu ta cũng thấy được hiệu quả của việc sử dụng lao động, cụ thể là:
Năng suất lao động năm 2002 đạt 306,57 triệu/CNV, năm 2003 chỉ đạt
2003 doanh thu tăng so năm 2002 nhưng tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của số lao động. Sang năm 2004 tình hình lại có sự thay đổi ngược lại, doanh thu tăng rất nhanh nhưng số lao động tăng ít, đạt 331,69 triệu/ CNV tăng so năm 2003 43,81 triệu/ CNV ứng với mức tăng 15,22%.