w Phần còn lại dùng để đường hoá.
2.1.7.1. Cơ cấu lao động và việc sử dụng lao độn gở Nhà máy:
Lao động trong điều kiện hiện nay là lao động hợp tác ở trình độ cao trên phạm vi lớn. Xét ở phạm vi Nhà máy, lao động phải được phân công hợp lý theo từng khâu và được hợp tác chặt chẽ trong từng tổ sản xuất và trong toàn Nhà máy. Do đó Nhà máy quản lý lao động theo đúng tiêu chuẩn và mục đích, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa họ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên quan điểm lao động là nguồn sáng tạo mọi của cải vật chất do đó lãng phí lao động là lãng phí rất lớn. Việc tăng cường quản lý của doanh nghiệp sẽ phát huy được sức mạnh của đội ngũ lao động, khơi dậy được những tiềm năng to lớn, tạo ra được động lực để phát huy hết khả năng chuyên môn, tài năng sáng tạo và nhiệt tình làm việc của người lao động, từ đó làm cho sức lao động được sử dụng hợp lý và tiết kiệm dẫn đến tăng năng suất lao động.
Sự tồn tại của lực lượng lao động trong doanh nghiệp luôn gắn với quỹ tiền lương - một yếu tố của chi phí đầu vào. Do đó muốn tiết kiệm chi phí thì Nhà máy không thể giảm tiền lương của người lao động mà chỉ bằng cách quản lý và sử dụng hợp lý sức lao động. Vì vậy phải xác định cơ cấu lao động tối ưu là cơ cấu đảm bảo những điều kiện sau:
+ Đủ số lượng, chất lượng ngành nghề.
+ Phân định rõ chức năng, quyền hạn và mối quan hệ giữa các bộ phận cũng như từng cá nhân trong mỗi bộ phận. Bảo đảm mọi công việc đều dược thực hiện một cách ăn khớp, nhịp nhàng và đồng bộ trong từng tổ sản xuất và trong toàn Nhà máy. Đồng thời bảo đảm mọi người đều có việc làm và làm đúng việc.
Hiện nay theo điều lệ của doanh nghiệp Nhà nước thì Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí, sắp xếp và sử dụng hợp lý lực lượng lao động hiện có, chủ động tuyển chọn, ký kết hợp đồng lao động theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện đầy đủ chính sách đối với người lao động do Nhà nước quy định.
Căn cứ vào chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ và cấp bậc kỹ thuật áp dụng cho toàn Nhà máy. Nhà máy tiến hành lựa chọn các hình thức trả lương và xác định đơn giá tiền lương thích hợp cho từng loại công việc nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Tổng số lao động của Nhà máy tính đến năm 2004 là 312 người. Việc bố trí lao động dựa trên yêu cầu sản xuất nhằm đảm bảo đúng người, đúng việc, khai thác tối đa năng lực cán bộ công nhân viên.
Để thấy được sự phát triển và mở rộng quy mô sản xuất, sự gia tăng về sản lượng sản xuất cũng như khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm. Ta có thể xem qua tình hình biến động về số lượng lao động của Nhà máy qua 3 năm.
Biểu đồ 1: Biểu đồ biễu diễn tình hình lao động của Nhà máy.
Qua biểu đồ ta thấy lực lượng lao động của Nhà máy qua các năm đều tăng, nên đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô sản xuất.
Để thấy rõ cơ cấu lao động của Nhà máy trong 3 năm qua ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 1 : Cơ cấu lao động của Nhà máy qua 3 năm (2002 - 2004).
Đơn vị tính: người. 2003/2002 2004/2003 Lao động 2002 2003 2004 +/- % +/- % Tổng số lao động 248 293 312 45 18,14 19 6,48 Trong đó Lao động gián tiếp 67 73 78 6 8,95 5 6,85 Lao động trực tiếp 181 220 234 39 21,55 14 6,36 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp của Nhà máy) Nhận xét: 248 293 312 0 50 100 150 200 250 300 350 2002 2003 2004
Qua bảng 1 trên ta thấy lực lượng lao động của Nhà máy trong 3 năm đều tăng. Ở năm 2003 tăng 45 người so năm 2002, tương đương tốc độ tăng 18,14%, trong đó lao động gián tiếp tăng 6 người (8,95%), còn lao động trực tiếp tăng 39 người (21,55%). Ở năm 2004 tăng so năm 2003 là 19 người, tức tăng 6,48%, với lao động gián tiếp là 5 người (6,85%) và lao động trực tiếp là 14 người (6,36%). Nếu tính cả số lượng lao động theo nhu cầu công việc cần huy động thêm thì con số còn lớn hơn đểđáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng sản xuất. Số lao động tăng chủ yếu là lao động trực tiếp, tăng nhiều ở bộ phận bốc xếp thành phẩm, thu mua tiếp nhận nguyên vật liệu, còn lao động gián tiếp mỗi năm tăng chỉ vài người, thường là tăng đội ngũ tiếp thị giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
Ta thấy tốc độ tăng qua 3 năm giảm dần nhưng không có nghĩa Nhà máy thu hẹp quy mô sản xuất, mà là tinh gọn bộ máy quản lý cũng như sản xuất, chỉ tuyển dụng khi thật sự cần thiết, chú ý nhiều hơn đến vấn đề chất lượng lao động.
Tình hình chất lượng lao động của Nhà máy:
Chất lượng lao động được hiểu là việc sử dụng lao động đúng ngành nghề, bậc thợ, chuyên môn, sở trường, kỹ thuật, kỹ năng và kỹ xảo. Chất lượng lao động sẽ được thể hiện qua bằng cấp như: trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học hay thể hiện ở trình độ bậc thợ như các bậc thợ từ 1-7 hay trình độ chuyên môn đặc biệt. Chất lượng lao động không chỉ thể hiện ở trình độ hiểu biết mà quan trọng hơn là khả năng thực hành, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động.
Chất lượng lao động là điều kiện vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng sản xuất. Do điều kiện đặc thù riêng của lĩnh vực sản xuất bia, việc sản xuất sản phẩm phải qua nhiều công đoạn khác nhau từ việc đơn giản đến những khâu phức tạp, lại trực tiếp vận hành điều khiển máy móc, làm việc trên dây chuyền công nghệ, đòi hỏi người đứng máy phải có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, có tinh thần tập thể cao. Sử dụng hợp lý cấp bậc công nhân, thợ lành nghề, kỹ sư giỏi sẽ đem lại hiệu quả rất lớn, nâng cao được chất lượng sản phẩm, tránh lãng phí sức lao động.
Để thấy rõ hơn về chất lượng công nhân sản xuất của Nhà máy ta xem xét bảng sau:
Bảng 2 : Trình độ cán bộ công nhân viên.
Đơn vị tính: người. Cán bộ công nhân viên
Lao động Tổng số Đại học & cao đẳng Trung cấp PTTH Thành phần khác Tổng số 312 63 36 159 54 Tỷ lệ (%) 100 20,19 11,54 50,96 17,31 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp của Nhà máy)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng 2 ta thấy công nhân lao động phổ thông chiếm tỷ lệ khá đông 50,96%, kế đến là cán bộ có trình độ đại học 20,19% chiếm hơn 1/5 tổng số lao động. Ở một Nhà máy quá trình sản xuất đều được thao tác trên máy, thu hút một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo căn bản là điều lợi thế rất lớn đối với Nhà máy. Lao động ở các thành phần khác cũng như người có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ không cao 17,31% và 11,54%, như vậy là tương đối hợp lý. Thực chất, Nhà máy đã rất chú trọng đào tạo thêm, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho những công nhân lao động phổ thông và trung cấp để họ trở thành những công nhân lao động lành nghề, cống hiến những kinh nghiệm quý báu và kỹ năng thành thạo của mình vì Nhà máy.
Với tốc độ lớn mạnh của Nhà máy, sự lớn mạnh của đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề cũng được phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng, đã tạo điều kiện thuận lợi để Nhà máy hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhìn chung với lực lượng cán bộ có trình độ như vậy Nhà máy có đầy đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới hiện nay.