Hiệu quả phương án.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy bia dung quất thuộc công ty đường quảng ngãi (Trang 85 - 88)

Từ thực tế cho thấy, việc bốc xếp chai thành phẩm bằng phương pháp thủ công tốn kém nhiều nhân công, năng suất thấp, dễ xảy ra tai nạn lao động…

Vì vậy, việc đầu tư thiết bịđể tự động hóa quá trình bốc xếp chai vào két sẽ đem lại nhiều hiệu quả thiết thực hơn, cụ thể:

a. Chất lượng sản phẩm được nâng cao và ổn định:

- Hạn chế tối đa hiện tượng bong rách, xô lệch nhãn mác, nâng cao tính thẫm mỹ cho sản phẩm.

- Khắc phục hoàn toàn tình trạng nứt ,vỡ vỏ chai bia do va chạm nhau khi thao tác bằng tay, tăng uy tín cho sản phẩm đối với người tiêu dùng.

b. Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động:

Do chai bia khi vỡ có áp suất nên mảnh chai văng vào người gây nên tai nạn lao động. Khi thay thế bằng thiết bị sẽ hạn chếđược tai nạn lao động tại vị trí này, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động…

c. Giảm tổn hao sản phẩm trong sản xuất:

Từ thực tế thống kê được cho thấy lượng hao hụt sản phẩm do vỡ chai trong quá trình bốc xếp là rất lớn, chiếm hơn 90% trên toàn dây chuyền chiết.

Trung bình: 80 chai/ ngày (tính cho cả ngày nghỉ sản xuất, số liệu thống kê trong năm 2002).

80 chai x 365 ngày = 29.200 chai/ năm. v Quy thành tiền:

29.200 chai x 1.985 đồng = 57.962.000 đồng/ năm. - Lượng nước bia hao hụt tương ứng được tính như sau:

29.200 chai x 0.45 lít = 13.140 lít. v Quy thành tiền:

13.140 lít x 3.269 đồng/lít = 42.954.660 đồng.

Như vậy tổng hao hụt trong 1 năm tại vị trí bốc xếp thành phẩm được tính như sau:

Tổng tiêu hao = hao hụt vỏ chai + hao hụt nước bia tương ứng = 57.962.000 + 42.954.660

= 100.916.660 đồng/ năm.

- Tiêu hao năng lượng cho Rôbôt được tính như sau: 6 Kw/h x 7.680 h = 46.080 Kw/năm.

v Quy thành tiền:

46.080 Kw x 1050 đồng/Kw = 48.384.000 đồng/năm.

Thực tếđã thống kê được trung bình mỗi ngày số chai vỡ trong quá trình bốc xếp là 80 chai. Con số này không phải là nhiều nhưng tính trên công suất 29 triệu lít/năm thì thật sự là không nhỏ, tương đương 29.200 chai mỗi năm.

Nếu Nhà máy có thể áp dụng dây chuyền bốc xếp chai tựđộng sẽ giảm tổn hao một lượng lớn sản phẩm trong quá trình bốc xếp nghĩa là tiết kiệm được hơn một nữa chi phí trong sản xuất do khắc phục được sự tiêu hao trong công đoạn sản xuất này.

d. Giảm tỷ lệ lao động trên dây chuyền, giảm chi phí nhân công:

Tại vị trí bốc xếp bai thành phẩm, hiện tại có 16 công nhân đảm nhiệm, sau khi đầu tư thiết bị sẽ thay thế 12 lao động trên dây chuyền (4 công nhân còn lại được đào tạo để vận hành Rôbôt cho 4 kíp sản xuất).

- Chi phí nhân công tiết kiệm trong 1 năm được tính như sau: Chi phí tiết kiệm = số người x lương/tháng x 12 tháng

Trong đó: Lương trung bình/tháng của công nhân tại vị trí trên là 1.250.000 đồng/tháng.

Vậy, số tiền tiết kiệm là:

12 người x 1.250.000 đồng/tháng x 12 tháng = 180.000.000 đồng/năm e. Tổng chi phí tiết kiệm trên một năm:

Tổng tiết kiệm = ( Tổng hao hụt SP + Tổng chi phí nhân công) – Tổng tiêu hao năng lượng.

Tổng tiết kiệm = (100.916.660 đồng + 180.000.000 đồng)- 48.384.000 đồng. Tổng tiết kiệm = 232.532.660 đồng/năm.

= 19.377.721,67 đồng/tháng. f. Tiết kiệm chi phí đầu tư:

Nhờđầu tư theo phương án: Tự thiết kế và chế tạo nên chi phí đầu tư cho Rôbôt là rất thấp, tiết kiệm được hơn 60% so với nhập ngoại.

- Giá ngoại nhập của Cộng hòa liên bang Đức có thể hơn 3,3 tỷ đồng Việt Nam.

- Chi phí đầu tư chế tạo Rôbôt theo dự toán khoảng hơn 600 triệu đồng Việt Nam.

- Cụ thể số tiền tiết kiệm được so với nhập ngoại sẽ là: 3.300.000.000 – 600.000.000 = 2.700.000.000 đồng. g. Khấu hao thiết bịđược đầu tư:

Đây là một phương tiện tài trợ giúp cho Nhà máy thu được bộ phận giá trị đã mất của thiết bị tựđộng hoá này. Hiện nay Nhà máy đang sử dụng phương pháp khấu hao theo thờI gian hay còn gọi là khấu hao theo đường thẳng. Thiết bị trên cũng được áp dụng hình thức khấu hao này.

Mức khấu hao trung bình hàng năm của thiết bị =

60.000.000 = 600.000.000/10 Mức khấu hao năm Mức khấu hao năm Mức khấu hao tháng =

12 5.000.000 = 60.000.000/12

Mỗi tháng thiết bị tựđộng hoá này trích khấu hao khoảng 5.000.000 đồng. Mức trích này là hợp lý trong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy hiện nay.

Kết luận:

Từ các kết quả phân tích và tính toán ở trên, việc đầu tư Rôbôt gắp chai theo phương án tự thiết kế và tự chế tạo, để tựđộng hóa quá trình bốc xếp chai vào két là nhu cầu cấp thiết của Nhà máy, nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, góp phần vào quá trình sản xuất kinh doanh, đưa Nhà máy ngày càng phát triển mạnh hơn.

Biện pháp 3: Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường nhằm tăng doanh thu.

I. Sự cần thiết của biện pháp:

Giá trị phải thu hồi Thời gian sử dụng hữu

Một số thị trường của Nhà máy đang có đà tiêu thụ tăng trưởng, nhưng sản phẩm vẫn còn phụ thuộc quá lớn vào thị trường địa phương. Mức tiêu thụ ở các thị trường ngoài tỉnh chỉ chiếm khoảng 20% tổng mức tiêu thụ của Nhà máy, khả năng thâm nhập vào các thị trường này còn kém. Trong thời gian đến Nhà máy cần phải có những chiến lược thâm nhập thị trường cụ thể, khai thác hết những lỗ trống thị trường để có thể hoàn thành mục tiêu tăng doanh số bán của mình.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy bia dung quất thuộc công ty đường quảng ngãi (Trang 85 - 88)