w Phần còn lại dùng để đường hoá.
2.1.7.4. Khái quát về tài sản và nguồn vốn của Nhà máy:
Ta thấy vai trò của vốn rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của các đơn vị cụ thể là:
+ Vốn giúp cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ sản xuất kinh doanh, tăng khối lượng hàng hoá sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời sản phẩm về số lượng cũng như chất lượng.
+ Vốn quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, tạo uy tín trong kinh doanh, có vốn mới đảm bảo việc tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tích luỹ nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
+ Vốn giúp cho quá trình dự trữ hàng hoá được tốt và thuận lợi nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, thể hiện tính cân đối giữa dự trữ - sản xuất và tiêu thụ,
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 5065 2050 4301 9019 12136 12352 12760 13513 14308 16927 22101 28198 Nghìn lít lít ĐVT: Nghìn lít / Năm
tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động đều đặn và nhịp nhàng, tạo sự an toàn trong sản xuất kinh doanh.
+ Vốn là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động ra sức phát triển tạo ra lợi nhuận trên cơ sở của đồng vốn. Trong việc đầu tư xây dựng, vốn có vai trò thúc đẩy nhanh chóng tiến độ hoàn thành kế hoach nâng cấp Nhà máy tạo điều kiện để phát triển quy mô sản xuất kinh doanh.
+ Vốn góp phần cải tiến quy trình công nghệ, nhập mới máy móc thiết bị hiện đại, đổi mới trang thiết bị giúp cho quá trình hiện đại hoá của đơn vịđược nâng cao. Cải tạo sản phẩm để ra sức cạnh tranh đối với các đơn vị khác.
Ngoài ra, để nâng cao tính cạnh tranh của các đơn vị kinh tế thì việc nâng cao vốn kinh doanh là đièu kiện không thể thiếu được. Vốn kinh doanh càng lớn thể hiện sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp càng vững mạnh. Do đó trong cơ chế thị trường hiện nay các đơn vị muốn đứng vững trong thị trường cạnh tranh thì việc tạo lập nguồn vốn có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo đầu tư trong nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.
Để thấy được quy mô và năng lực sản xuất của Nhà máy Bia Dung Quất ta có thể xem qua tình hình tài sản và nguồn vốn của Nhà máy qua 3 năm. Căn cứ vào các bảng cân đối kế toán qua 3 năm (2002 - 2004).
Bảng 5 : Đánh giá khái quát tổng tài sản và tổng nguồn vốn.
Đơn vị tính: triệu đồng. 2003/2002 2004/2003 Chỉ tiêu 2002 2003 2004 +/- % +/- % Tài sản TSLĐ&ĐTNH 32110,920 26659,305 35909,390 - 5451,615 -16,98 9250,085 34,7 TSCĐ&ĐTDH 37035,785 53639,695 48062,277 16603,910 44,83 - 5577,418 -10,4 Tổng cộng 69146,705 80299,000 83971,667 11152,295 11,15 3672,667 4,57 Nguồn vốn Nợ phải trả 52719,780 61554,701 67094,904 8834,921 16,76 5540,203 9 Nguồn vốn CSH 16426,925 18744,299 16876,763 2317,374 14,11 - 1867,536 -9,96 Tổng cộng 69146,705 80299,000 83971,667 11152,295 11,15 3672,667 4,57
( Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)
Nhận xét:
Đánh giá khái quát tình hình biến động của tài sản:
Tổng số vốn của Nhà máy năm 2003 so năm 2002 tăng 11.152,295 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng là 11,15%. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô về vốn của Nhà máy tăng lên, đặc biệt là sự tăng lên rất nhanh của
xuất và đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, thống nhất quản lý điều hành hoạt động từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó TSLĐ giảm là do các khoản phải thu giảm nhưng đây là một biểu hiện tích cực, giảm bớt lượng vốn ứng đọng trong khâu thanh toán.Ta có:
+ TSLĐ và ĐTNH giảm 5.451,615 triệu đồng, tương ứng tốc độ giảm 16,98%.
+ TSCĐ và ĐTDH lại tăng 16.603,910 triệu đồng, tốc độ tăng là 44,83%. Song năm 2004 tổng số vốn so với năm 2003 tăng ít hơn, chỉ có 3.672,667 triệu đồng, tương ứng mức tăng 4,57%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
+ TSLĐ và ĐTNH tăng 9.250,085 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 34,7%. + TSCĐ và ĐTDH giảm 5.577,418 triệu đồng, tương ứng giảm 10,4%. Sau khi tập trung vốn đầu tư mới và nâng cấp trang máy móc thiết bị, năm sau Nhà máy đi vào ổn định và tập trung sản xuất .
Đánh giá khái quát tình hình biến động của nguồn vốn:
Năm 2003 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 2.317,374 triệu đồng so năm 2002, tốc độ tăng 14,11%.
Nợ phải trả tăng 8.834,921 triệu đồng, tốc độ tăng 16,76%.
Do Nhà máy mở rộng quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh gia tăng nên đã nhờ vào sự hỗ trợ của các đơn vị nội bộ, chiếm dụng vốn của người bán và người mua khá nhiều. Cũng nhờ thế doanh thu tăng lên đáng kể, dẫn đến số thuếđóng góp ngân sách khá cao. Bên cạnh đó, nguồn vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ tình hình tài chính của Nhà máy biến động theo xu hướng tốt.
Đến năm 2004 tình hình nguồn vốn của Nhà máy so năm 2003 là: + Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 1.867,536 triệu đồng, tức giảm 9,96%. + Nợ phải trả tăng 5.540,203 triệu đồng, ứng với tăng 9%.
Mặc dù nguồn vốn tăng 3672,667 triệu đồng nhưng chủ yếu tăng do chiếm dụng được nên nợ phải trả tăng, ngược lại vốn chủ sở hữu năm 2004 lại giảm, do vốn được cấp từ Công ty Đường giảm. Nhưng như thế thì tình hình tài chính của Nhà máy cũng sẽ gặp khó khăn.