Đánh giá khả năng tự tích luỹ và phát triển vốn:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy bia dung quất thuộc công ty đường quảng ngãi (Trang 73 - 75)

b. Tỷ suất đầu tư TSLĐ:

2.3.6.1. Đánh giá khả năng tự tích luỹ và phát triển vốn:

Qua phân tích và dựa trên những số liệu của Nhà máy ở 3 năm (2002-2003) ta nhận thấy Nhà máy đều kinh doanh có lãi, điều này chứng tỏ Nhà máy đã bảo toàn được vốn kinh doanh của mình.

Nhưng vấn đềđặt ra là xem xét đánh giá khả năng tự tích luỹ và phát triển vốn thông qua tăng giảm quỹ đầu tư phát triển, thực chất là xem xét việc bổ sung vốn từ phân phối lợi nhuận sau thuế của Nhà máy vào quỹđầu tư phát triển .

Bảng 25 : Phân tích khả năng tự tích luỹ và phát triển của Nhà máy.

Đơn vị tính: triệu đồng 2003/2002 2004/2003 Chỉ tiêu 2002 2003 2004 +/- % +/- % Số dư quỹ ĐTPT 1.398,251 810,118 893,560 -588,134 -42,06 83,442 10,3 Nguồn vốn KD 8.549,246 9.860,014 9.736,883 1.310,768 15,33 -123,131 -1,25

( Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)

Nhận xét:

* Quỹđầu tư phát triển:

Năm 2002 quỹđầu tư phát triển của Nhà máy là 1.398,251 triệu đồng. Sang năm 2003 quỹđầu tư phát triển là 810,118 triệu đồng, giảm so năm 2002 là 588,134 triệu đồng, tương ứng mức giảm 42,06%. Vì lợi nhuận để lại năm 2003 giảm so năm 2002 nên số tiền trích vào các quỹ cũng giảm đi đáng kể. Sang năm 2004, quỹ đầu tư phát triển của Nhà máy là 893,560 triệu đồng, tăng 83,442 triệu đồng so năm 2003, ứng với tốc độ tăng 10,3%.

Ta thấy hàng năm Nhà máy đều hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên đều trích lập vào quỹ đầu tư phát triển kinh doanh nhằm mở rộng quy mô Nhà máy, nhưng mức độ trích lập của các năm khác nhau tuỳ theo nhu cầu đầu tư và tuỳ thuộc vào lợi nhuận thu được của năm đó.

* Nguồn vốn kinh doanh:

Năm 2002 nguồn vốn kinh doanh của Nhà máy là 8.5649,246 triệu đồng. Sang năm 2003 đã tăng lên 9.860,014 triệu đồng tang so năm 2002 là 1.310,768 triệu đồng, hay tăng 15,33%. Đến năm 2004 nguồn vốn kinh doanh của Nhà máy giảm đi một ít còn 9.736,883 triệu đồng, giảm 123,133 triệu đồng tương ứng mức giảm 1,25%.

Nhà máy rất chú trọng đến việc bổ sung vốn vào nguồn vốn kinh doanh phục vụ sản xuất kinh doanh. Các nguồn có thể bổ sung vào đây là lợi nhuận để lại, nguồn ngân sách Công ty cấp. Nhìn chung Nhà máy đã có những nhận định đúng đắn và cách phân bổ hợp lý vì những mục tiêu lâu dài của Nhà máy.

Bảng 26 : Đánh giá khả năng tự bảo hiểm của Nhà máy. Đơn vị tính: triệu đồng. 2003/2002 2004/2003 Chỉ tiêu 2002 2003 2004 +/- % +/- % Quỹ dự phòng tài chính 139,825 81,012 89,356 -58,813 -42,06 8,344 10,3 Quỹ DP trợ cấp mất việc làm - - - -

( Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)

Nhận xét:

* Quỹ dự phòng tài chính:

Quỹ dự phòng tài chính là quỹ được hình thành từ kết qủa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà chủ yếu được trích từ lợi nhuận để lại nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có thể bù đắp các thiệt hại bất ngờ do những nguyên nhân khách quan bất khả kháng như: thiên tai, hoả hoạn, ảnh hưởng của các biến động kinh tế, tài chính trong và ngoài nước hoặc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trong trường hợp gặp rủi ro thua lỗ.

Năm 2002 quỹ dự phòng tài chính của Nhà máy là 139,825 triệu đồng. Năm 2003 là 81,012 triệu đồng giảm so năm 2002 là 58,813 triệu đồng, ứng với giảm 42,06%. Nguyên nhân của việc giảm như vậy là do trong năm 2003 nguồn lợi nhuận sau thuế giảm so năm 2002, đây là nguồn quỹđược trích lập theo nguồn lợi nhuận sau thuế. Năm 2004 Nhà máy cũng chỉ trích lập dự phòng tài chính 89,356 triệu đồng, tăng so năm 2003: 10,3%. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy có xu hướng càng phát triển vì vậy Nhà máy thấy rằng việc lập dự phòng tài chính không nhất thiết phải nhiều lắm mà lấy lợi nhuận sau thuế chủ yếu đầu tư vào quỹđầu tư phát triển và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

* Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm:

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy luôn diễn ra liên tục và có xu hướng càng phát triển nên vấn đề mất việc làm của người lao động là rất khó xảy ra. Vì vậy mấy năm nay Nhà máy không chủ trương lập dự phòng quỹ này.

Để thấy rõ hơn về tình hình dự phòng ta xem xét các vấn đề sau:

Bảng 27 : Đánh giá tình hình dự phòng của Nhà máy.

Đơn vị tính: triệu đồng.

Chỉ tiêu 2002 2003 2004

Dự phòng khoản phải thu khó đòi -320,010 -269,408 42,727

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - -

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn - - -

( Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)

Nhận xét:

Qua bảng 27 ta thấy: Nhà máy không hoạt động cho các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn nên Nhà máy không lập dự phòng cho các khoản này.

Công tác quản lý hàng tồn kho của Nhà máy khá hợp lý, từ trước đến giờ ít có vấn đề thất thoát, còn hao hụt nằm trong mức cho phép nên Nhà máy cũng không lập khoản dự phòng hàng tồn kho.

Nhà máy chỉ lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi vì Nhà máy có liên hệ với nhiều đối tượng khách hàng. Không thể loại trừ các trường hợp Nhà máy sẽ bị tổn thất do không đòi được các khoản nợ của khách hàng đặc biệt là các khách hàng có tình trạng tài chính khó khăn, cụ thể là Nhà máy đã xoá nợ cho các con nợ 320,010 triệu đồng vào năm 2002 và năm 2003 là 269,408 triệu đồng. Sang năm 2004 Nhà máy chỉ lập dự phòng khó đòi 42,727 triệu đồng. Các khoản này đã được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh của năm báo cáo.

Nhìn chung ta thấy rằng đối với các khoản dự phòng khó đòi thì Nhà máy chưa thực hiện một cách chính xác vì các khách hàng của Nhà máy chậm trả Nhà máy nhiều khi chưa đến 2 năm nhưng Nhà máy đã trích lập. Thông thường quy định đối với trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi là phải được tiến hành vào thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm và không được vượt quá 20% tổng dư nợ phải thu của Nhà máy vào ngày 31/12 hàng năm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy bia dung quất thuộc công ty đường quảng ngãi (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)