NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY BIA DUNG QUẤT QUẢNG NGÃI.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy bia dung quất thuộc công ty đường quảng ngãi (Trang 77 - 81)

b. Tỷ suất đầu tư TSLĐ:

2.4. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY BIA DUNG QUẤT QUẢNG NGÃI.

DOANH CỦA NHÀ MÁY BIA DUNG QUẤT QUẢNG NGÃI.

Qua phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Bia Dung Quất ta thấy thực trạng hiệu quả hoạt động của Nhà máy như sau:

+ Về lợi nhuận: Hàng năm Nhà máy Bia Dung Quất làm ăn luôn có lãi. Năm 2002 lợi nhuận trước thuế Nhà máy đạt được 3.884,030 triệu đồng. Năm 2003 đạt 2.250,327 triệu đồng. Sang năm 2004 lợi nhuận trước thuế Nhà máy đạt được là 2.482,110 triệu đồng. Như vậy ta thấy lợi nhuận của Nhà máy có năm giảm, có năm tăng. Nguyên nhân là do mặc dù doanh thu tăng đáng kể nhưng chi phí tăng nhiều cụ thể là năm 2003 chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán tăng hơi nhiều. Nhưng Nhà máy đã có những biện pháp hợp lý hơn trong năm 2004 nhằm khắc phục tinh hình đểđưa hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy luôn phát triển.

+ Về tình hình tài chính: Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tỷ suất đầu tư TSCĐ 0,5356 0,6680 0,5723 Tỷ suất đầu tư TSLĐ 0,4644 0,3320 0,4274 Tỷ số nợ 0,7624 0,7666 0,7990 Tỷ số tài trợ 0,2376 0,2334 0,201

Nhìn chung tỷ suất TSCĐ cao hơn tỷ suất TSLĐ. Sở dĩ Nhà máy đầu tư nhiều vào TSCĐ vì trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh bia sản xuất sản phẩm nhờ vào các dây chuyền thiết bị hiện đại nên cần một lượng vốn rất lớn. Khi đầu tư cho TSCĐ nhiều thì lượng vốn cho luân chuyển sản xuất sẽ giảm ta thấy cụ thể nhất là năm 2003. Nhưng sau đó tình hình đi vào ổn định và phát triển theo chiều hướng tốt.

Tỷ số nợ tăng qua các năm do Nhà máy đi chiếm dụng vốn của khách hàng bên cạnh đó khoản thuế phải nộp cao làm cho khoản nợ phải trả tăng lên nhanh chóng trong khi tốc độ tăng của tổng nguồn vốn chậm hơn nhiều. Thực chất của việc sử dụng vốn của người khác để hoạt động sản xuất kinh doanh cho mình là tốt nhưng tăng nguy cơ rủi ro cho đơn vị.

Trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao thì vốn chủ sở hữu còn lại không nhiều. Vì thế ta thấy tỷ số tài trợ của Nhà máy thấp và ngày càng giảm. Nguyên nhân là mấy năm gần đây Nhà máy đầu tư nhiều vào máy móc tích luỹ nội bộ tăng không nhiều, chính vì thế chưa thể hiện được khả năng tự chủ về mặt tài chính.

+ Về khả năng thanh toán:

Chỉ tiêu 2002 2003 2004

Khả năng thanh toán hiện hành 1,3116 1,3045 1,2515 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 0,6267 0,4437 0,5476 Khả năng thanh toán nhanh 0,0181 0,0017 0,0206

Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của Nhà máy càng ngày càng giảm. Do nợ phải trả hàng năm tăng nhanh hơn tôc độ tăng của tổng tài sản.

Thực chất Nhà máy không đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn và có khả năng lâm vào tình trạng khó khăn nếu cùng một lúc các chủ nợđến đòi.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ số khả năng thanh toán nhanh rất thấp. Nhà máy dùng hết lượng vốn vào sản xuất kinh doanh nên lượng tiền để lại ngân hàng ít.Vì thế, Nhà máy cần có hướng tăng tiền để có khả năng thanh toán công nợ khi cần thiết.

+ Về tình hình hoạt động

Chỉ tiêu 2002 2003 2004

Số vòng quay hàng tồn kho 4,96 5,6 5,89

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 72,58 64,28 61,12 Số vòng quay các khoản phải thu 3,26 4,76 4,13

Kỳ thu tiền bình quân 110,41 75,53 87,07

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động 2,3677 3,1640 2,8819 Hiệu suất sử dụng vốn cốđịnh 2,0529 1,5725 2,1532 Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh 1,3083 0,9645 1,1245 Từ số liệu ta thấy công tác quản lý hàng tồn kho của Nhà máy ngày càng tốt. Nhưng công tác thu hồi công nợ của Nhà máy chưa được tốt vì để khách hàng nợ tương đối nhiều nên các khoản phải thu tăng cao và số ngày cần thiết cho một chu kỳ thu tiền cũng còn dài.

Ta thấy chỉ số phản ánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động tương đối khá, có năm giảm có năm tăng nhưng ở mức hợp lý nên có thể nói hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy là tốt.

Chỉ số về hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản cố định không cao, mặc dù doanh thu tăng mạnh hàng năm nhưng thực tế việc đầu tư vào tài sản cố định để sản xuất của Nhà máy chưa thật sự hiệu quả. Cần nói thêm rằng những năm này Nhà máy do mục tiêu lâu dài đã đầu tư cho máy móc thiết bị khá nhiều vốn nên tốc độ tăng vốn cốđịnh nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu.

+ Về hiệu quả sản xuất:

Chỉ tiêu 2002 2003 2004

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0,0931 0,0482 0,0429 Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành 0,1027 0,0506 0,0448 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động 0,1209 0,0844 0,0691 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định 0,1049 0,0420 0,0516 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 0,0562 0,0280 0,0295 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 0,1702 0,0864 0,1058

Nhìn chung các tỷ suất này giảm nhiều vào năm 2003 nhưng tăng lên ở năm 2004, nghĩa là tình hình sản xuất kinh doanh đi vào chiều hướng tốt, có xu hướng khả quan dần lên. Măc dù vậy Nhà máy cần chú ý để có các biện pháp hữu hiệu làm sao đẩy mạnh tốc độ tăng của lợi nhuận hơn so với tốc độ tăng của giá thành, vốn lưu động, vốn cốđịnh, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nhằm tăng các tỷ số này lên.

Nhìn chung về mọi mặt của Nhà máy từ doanh thu đạt được, lợi nhuận thu được, sự gia tăng nguồn vốn, sự gia tăng quy mô doanh nghiệp, sự gia tăng về số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Nhà máy, sự đóng góp của Nhà máy cho ngân sách Nhà nước hàng năm, sự nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như bảo vệ tài nguyên môi trường - xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia... là sự cố gắng không ngừng của Nhà máy và có chiều hướng tốt, có hiệu quả. Đó là những bước tiến tích cực mà ta đã nhìn nhận được từ những bước phân tích ở trên.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Nhà máy còn có nhiều mặt tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cần sớm khắc phục. Đó là để cho khách hàng nợ khá nhiều, kỳ thu tiền bình quân dài, có nhiều khoản chi phí qua cao như chi phí bán hàng, giá vốn hàng bán, đặc biệt là đầu tư vào dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nên tốn lượng vốn quá lớn. Mặc dù hàng năm Nhà máy đều có bổ sung nguồn lợi nhuận sau thuế phân bổ vào quỹđầu tư phát triển và nguồn vốn xây dựng cơ bản để phát triển kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời được cấp vốn từ Công ty Đường là đơn vị trực tiếp quản lý nhưng nhìn về hướng lâu dài thì Nhà máy nên huy động vốn dưới hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp. Có như vậy thì Nhà máy sẽ ổn định và chủ động hơn trong việc kinh doanh và huy động được một nguồn vốn lớn trong đội ngũ cán bộ công nhân viên của Nhà máy.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy bia dung quất thuộc công ty đường quảng ngãi (Trang 77 - 81)