Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN
1.4. Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên trung học cơ sở
1.4.3. Công tác tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên THCS
Việc cụ thể hoá những dự kiến trong kế hoạch phải được tổ chức triển khai thực hiện thì những mục tiêu mới có thể đạt được theo dự định. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đòi hỏi Hiệu trưởng nhà trường THCS phải làm tốt các công việc sau:
- Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên đáp ứng yêu cầu về năng lực theo chương trình môn Khoa học tự nhiên yêu cầu.
- Thành lập tổ giáo viên cốt cán, đó là những cán bộ, giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, nắm chắc về nội dung, qui trình, phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên. Sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và các nhiệm vụ phải đảm nhận.
- Tập huấn bồi dưỡng hoặc cử tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên cốt cán nhằm tăng hiệu quả công tác bồi dưỡng.
- Phân công, phân nhiệm rõ ràng trong quá trình tổ chức bồi dưỡng từ người lãnh dạo, quản lí, đến các thành phần tham gia hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên.
- Tổ chức công việc, sắp xếp công việc hợp lí, xây dựng các cơ chế phối hợp để mọi người hướng vào mục tiêu chung.
- Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức bồi dưỡng: Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị như phòng học, máy chiếu, thiết bị âm thanh, ánh sáng.
Tóm lại, thực chất của công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên trường THCs là thiết lập mối quan hệ, cơ chế phối hợp giữa con người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng như một thể thống nhất nhằm bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn KHTN. Trong chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch, điều quan trọng nhất là phải xác định rõ vai trò, vị trí của mỗi cá nhân, mỗi thành viên, mỗi bộ phận, đảm bảo mối quan hệ liên kết giữa các cá nhân, các thành viên, các bộ phận tạo nên sự thống nhất và đồng bộ - yếu tố đảm bảo cho thành công trong tổ chức bồi dưỡng giáo viên của mỗi nhà trường THCS.
1.4.4. Công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên THCS
Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận dược phân công, hiệu trưởng triển khai các nội dung cho hiệu phó chuyên môn và các tổ trưởng thuộc các bộ môn tự nhiên. Với vai trò điều phối chung, hiệu
trưởng sẽ căn cứ vào từng giai đoạn của kế hoạch sẽ có những điều chỉnh bổ sung theo yêu cầu của các bộ phận. Nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch đã đề ra.
Trong hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên trường THCS, công tác chỉ đạo có thể hiểu là những tác động của Hiệu trưởng đến giáo viên các môn khoa học tự nhiên, các bộ phận thực hiện công tác bồi dưỡng nhẳm giúp giáo viên và các bộ phận làm việc đúng với kế hoạch, đúng với nhiệm vụ được phân công trong quá trình bồi dưỡng. Chức năng chỉ đạo giúp Hiệu trưởng điều chỉnh, điều hành hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên đi đúng kế hoạch đã định, để biến mục tiêu thành kết quả thực hiện.
Trong công tác chỉ đạo, để đạt được hiệu quả, Hiệu trưởng tiến hành một số nội dung sau:
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các môn khoa học tự nhiên của nhà trường.
Hướng dẫn, theo dõi việc lựa chọn mục tiêu, nội dung trong công tác bồi dưỡng giáo viên KHTN.
Xác định đối tượng tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn KHTN giúp theo dõi và thực hiện đúng, đủ các đối tượng cần thực hiện bồi dưỡng.
Thường xuyên động viên, khuyến khích để các cá nhân thực hiện tích cực công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên của nhà trường.
Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để vận động mọi giáo viên thuộc các môn khoa học tự nhiên tham gia nâng cao năng lực, tạo cho họ có môi trường học tập thuận lợi để hiểu biết và có kiến thức sâu rộng về dạy học tích hợp như công tác lập kế hoạch, đúng mục đích.
Có cơ chế thi đua, khen thưởng để động viên, khuyến khích đối với các cá nhân tham gia thực hiện tốt công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên; tôn vinh các tổ chức đã đồng hành, tham gia cùng nhà trường trong công tác chăm lo cho việc nâng cao năng lực dạy học tích hợp.
Chỉ đạo giám sát, đánh giá kết quả bồi dưỡng tiếp nhận thông tin phản hồi của người học về mức độ hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng đối với giáo viên.
Chỉ đạo phối hợp các nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực: tài chính, cơ sở vật chất, nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.