Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 120 - 146)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Quy ước điểm trung bình và mã hóa số liệu

Khoảng trung bình Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Mã hóa Từ 1 đến 1,66 Không cần thiết Không khả thi 1

Từ 1,67 đến 2,34 Cần thiết Khả thi 2

Trên 2,34 Rất cần thiết Rất khả thi 3

+ Những nội dung thu được từ việc phỏng vấn, tác giả mã hoá thành CBQL01 đến CBQL06; GV01 đến GV06 và tổng hợp các ý kiến tương tự thành bảng thống kê tầng xuất.

+ Những nội dung thu được từ nghiên cứu tài liệu, tác giả tổng hợp các nội dung tương tự thành bảng thống kê tầng xuất.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên

Nhận thức đóng vai trò rất quan trọng trong việc bồi dưỡng năng lưc dạy học cho giáo viên. Khi và chỉ khi nhận thức của đội ngũ giáo viên về nâng cao năng lực thông qua hoạt động đào tạo và bồi dưỡng thì công tác này mới đạt hiệu quả cao. Bảng 3.2 là kết quả khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên

Stt Nội dung biện pháp

Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

1

Cung cấp các nguồn học liệu và yêu cầu CBQL, GV trong nhà trường nghiên cứu, tìm hiểu về DH tích hợp

2,51 0,501 4 2,54 0,500 4

2

Tổ chức các hội thảo, hội nghị về DH tích hợp môn KHTN cho CBQL,GV

2,49 0,501 5 2,46 0,500 5

3 Đổi mới sinh hoạt chuyên môn

và đưa nội dung dạy học tích 2,61 0,489 2 2,59 0,493 2

Stt Nội dung biện pháp

Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng hợp vào sinh hoạt chuyên môn

của tổ bộ môn

4

Tích hợp nội dung tìm hiểu mục đích, yêu cầu dạy học tích hợp môn KHTN trong BDTX

2,59 0,493 3 2,56 0,498 3

5

Đề nghị các CBQL,GV giảng dạy các môn KHTN được tham gia bồi dưỡng chuyên đề về “dạy học tích hợp môn KHTN” do Phòng, Sở và Bộ GD & ĐT tổ chức

2,73 0,445 1 2,71 0,457 1

Trung bình chung 2,59 2,57

Đánh giá chung Rất cần thiết Rất khả thi

Về mức độ cần thiết

Nội dung được đánh giá cao nhất bảng 3.2 là Đề nghị các CBQL,GV giảng dạy các môn KHTN được tham gia bồi dưỡng chuyên đề về “dạy học tích hợp môn KHTN” do Phòng, Sở và Bộ GD & ĐT tổ chức, điểm trung bình 2,73 xếp hạng 1. Độ lệch chuẩn 0.445 khá thấp, cho thấy các ý kiến được hỏi đồng tình cao ở mức độ rất cần thiết về đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn dạy học tích cực. Ngoài ra việc Đổi mới sinh hoạt chuyên môn và đưa nội dung dạy học tích hợp vào sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn cũng được đánh giá rất cao. Trung bình 2,61 xếp hạng 2, Độ lệch chuẩn 0.489 cho thấy số lượng người đồng ý đây là nội dung có tính rất cần thiết khá cao. Việc tích Tích hợp nội dung tìm hiểu mục đích, yêu cầu dạy học tích hợp môn KHTN trong BDTX

cũng được đánh giá khả quan. Trung bình 2,59 xếp hạng 3 của bảng. Tuy nhiên, vấn còn một số ý kiến nghi ngại về đề xuất cung cấp các nguồn học liệu cho công tác bồi dưỡng hay tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm dạy học tích hợp giữa giáo viên với giáo viên và giữa giáo viên với các chuyên gia.

Mặc dù điểm số khảo sát về tính cần thiết của bảng 3.2 có sự khác nhau trong đánh giá giữa các nội dung, nhưng điểm trung bình chung khá cao 2,59 điểm số này tương đương mức nhận định rất cần thiết đối với đề xuất nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên.

Bên cạnh đó, các phiếu bút vấn mà tác giả thực hiện có 6/6 phiếu cho rằng: “Yếu tố cần thiết cho việc chuẩn bị triển khai chương trình phổ thông 2018” (Phụ lục 4). Như vậy có thể nhận thấy, việc nâng cao nhận thức về dạy học tích hợp cho đội ngũ giáo viên các môn KHTN thật sự cần thiết.

Về mức độ khả thi

Khảo sát tính khả thi của đề xuất nâng cao nhận thưc cho cán bộ quản lí và giáo viên tại bảng 3.2 đa số nhận được sự đồng tình cao. Trong đó, việc đề nghị các CBQL,GV giảng dạy các môn KHTN được tham gia bồi dưỡng chuyên đề về “dạy học tích hợp môn KHTN” do Phòng, Sở và Bộ GD & ĐT tổ chức được đánh giá rất cao. Trung bình 2,73 xếp hạng 1 đa số các ý kiến lựa chọn mức rất khả thi. Nội dung Đổi mới sinh hoạt chuyên môn và đưa nội dung dạy học tích hợp vào sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn cũng được nhận định rất khả thi, điểm trung bình 2,61 xếp hạng 2, Các ý kiến dược hỏi cũng đánh giá cao việc tích hợp nội dung tìm hiểu mục đích, yêu cầu dạy học tích hợp môn KHTN trong BDTX. Trung bình 2,56 xếp hạng 3. Những nội dung chưa nhận được sự đánh giá cao của bảng là Cung cấp các nguồn học liệu và yêu cầu CBQL, GV trong nhà trường nghiên cứu, tìm hiểu về DH tích hợp và Tổ chức

các hội thảo, hội nghị về dạy học tích hợp môn KHTN cho cán bộ quản lí, giáo viên. Hai đề xuất này chủ yếu nhận được mức đánh giá cần thiết.

Điểm đánh giá chung tính khả thi của đề xuất là 2,57 tương đương mức độ nhận định tính khả thi: Rất khả thi.

Kết quả phỏng vấn đề xuất nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp tác giả nhận được một số ý kiến như sau: Mã số phỏng vấn CBQL03 cho rằng “Đây là nội dung chuyên môn mới nên đa số nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về dạy học tích hợp chưa hoàn toàn thống nhất về cả hình thức, phương pháp và nội dung. Các cơ quan chuyên môn chưa có hướng dẫn cụ thể nên việc hiểu về hoạt động dạy học này tùy thuộc vào mức độ tự tìm hiểu của mỗi cá nhân. Nên việc đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức là hoàn toàn hợp lí và có tính khả thi cao”. Mã số phỏng vấn GV05 cho rằng “Nên lồng ghép biện pháp này vào các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, đồng thời các tổ bộ môn cần có kế hoạch sinh hoạt chung về chuyên môn nhằm bước dầu tạo sự liên thông về chuyên môn cho giáo viên. Thông qua đó giáo viên bộ môn sẽ tích lũy dần về kinh nghiệm cũng như chuyên môn về phối hợp dạy học tích hợp ”.

Từ các nhận định trên đây, tác giả cho rằng biệp pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tính hợp là hoàn toàn có tính khả thi cao.

Biện pháp 2: Quản lí việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên phù hợp tình hình thực tiễn với năng lực giáo viên

Kết quả khảo sát công tác lập kế hoạch tại chương 2 cho thấy hoạt động này chưa được thực hiện tốt ở các trường. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành đề xuất biện pháp nhăm nâng cao hoạt động này. Dưới đây là kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp.

1. Lựa chọn nội dung bồi dưỡng về dạy học tích hợp cho CBQL, GV giảng dạy các môn KHTN phù hợp

Quản lí bồi dưỡng về dạy học tích hợp đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lí nhà trường nói chung của và hoạt động quản lí chuyên môn nói riêng. Nếu công tác này được thực hiện tốt và có bài bản thì hoạt động giảng dạy tích hợp sẽ đạt được hiệu quả cao. Bảng 3.3 dưới đây là kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp xây dựng nội dung quản lí bồi dưỡng về dạy học tích hợp cho CBQL, GV giảng dạy các môn KHTN

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của nội dung quản lí việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng về dạy học tích hợp cho CBQL, GV giảng dạy các môn KHTN

Stt Nội dung biện pháp

Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

1

Quản lí bồi dưỡng kiến thức chung về dạy học tích hợp trong dạy học môn KHTN

2,61 0,489 8 2,61 0,490 8

2

Quản lí bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo các phân môn lí, hoá, sinh

2,68 0,470 4 2,66 0,475 5

3

Quản lí Bồi dưỡng năng lực xây dựng các chủ đề, xác định mục tiêu, nội dung dạy học tích hợp trong các chủ đề trong môn KHTN

2,69 0,464 3 2,70 0,462 2

4

Quản lí Bồi dưỡng hệ thống các hình thức, phương pháp, kĩ thuật

2,66 0,477 5 2,64 0,483 6

Stt Nội dung biện pháp

Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng dạy học tích cực đặc thù

cho môn KHTN

5

Quản lí Bồi dưỡng nội dung đổi mới đánh giá theo hướng dạy học tích hợp các môn KHTN

2,65 0,480 6 2,61 0,489 7

6

Quản lí Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch dạy học tích hợp

2,64 0,481 7 2,68 0,470 4

7

Quản lí Bồi dưỡng năng lực xây dựng các điều kiện để tổ chức hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN

2,61 0,489 8 2,56 0,498 9

8

Bồi dưỡng về sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy các môn KHTN

2,71 0,457 2 2,69 0,464 3

9

Bồi dưỡng năng lực quản lí các hoạt động dạy học tích hợp

2,72 0,453 1 2,71 0,455 1

Trung bình chung 2,66 2,65

Đánh giá chung Rất cần thiết Rất khả thi Về tính cần thiết

Nội dung được đánh giá cao nhất bảng là Bồi dưỡng năng lực quản lí các hoạt động dạy học tích hợp có điểm trung bình 2,72 xếp hạng 1, độ lệch chuẩn

0,453, cho thấy đa số các ý kiến được hỏi đều nhất trí dây là nội dung có tính rất cần thiết. Xếp hạng 2 là là công tác bồi dưỡng về sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin. Các ý kiến khảo sát chủ yếu chọn mức độ đánh giá rất cần thiết, điểm trung bình 2,71, độ lệch chuẩn 0,457 cho thấy không có sự phân tán nhiều các ý kiến dược hỏi. Việc quản lí bồi dưỡng năng lực xây dựng các chủ đề trong dạy học tích hợp cũng nhận được nhiều ý kiến tích cực về tính cần thiết. Trung bình 2,69 xếp hạng 3 của bảng. Điều này cho thấy các ý kiến khảo sát đánh giá cao việc cán bộ quản lí, tổ chuyên môn thường xuyên có ý kiến đối với việc xây dựng các chủ đề trong dạy học tích hợp Một trong những nội dung cũng nhận được nhiều sự quan tâm của đánh giá là công tác quản lí bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng phân môn trong dạy học tích hợp của các môn khoa học tự nhiên. Điểm trung bình 2,68 xếp hạng 4. Những ý kiến trên cho thấy các đối tượng được hỏi rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn trong dạy học tích hợp những môn khoa học tự nhiên cho giáo viên. Tuy nhiên, kết quả khảo sát vẫn còn những nội dung chưa thực sự nhận được điểm số đánh giá cao như; Quản lí bồi dưỡng năng lực xây dựng các điều kiện để tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp. Điểm trung bình 2,61 xếp hạng 8 của bảng, độ lệch chuẩn 0,489 cho thấy sự phân tán tương đối các ý kiến được hỏi về nội dung này. Đây là hoạt động không chỉ liên quan đến chuyên môn mà còn liên quan đến tiềm lực của mỗi trường. Cho nên, các ý kiến được hỏi chưa thực sự nhất trí cao về mức độ rất cần thiết, vẩn còn những ý kiến chọn cần thiết và không cần thiết. Nội dung quản lí năng lực lập kế hoạch dạy học tích hợp cũng còn nhận được những ý kiến đánh giá chỉ ở mức cần thiết vá một số ít nhận định không cần thiết. Các đánh giá cho thấy đề xuất nâng cao công tác quản lí năng lực lập kế hoạch của cán bộ quản lí và tổ trường chuyên môn hiện nay cần phải được triển khai thực hiện phù hợp với từng đối tượng. Vì năng lực dạy học tích hợp hiện nay tại các trường vẫn còn nhiều vấn đề cần phải cải thiện

thêm. Công tác quản lí bồi dưỡng nội dung đổi mới đánh giá theo hướng dạy học tích hợp mặc dù nhận được khá nhiều ý kiến đồng tình ỡ mức rất cần thiết nhưng độ lệch chuẩn 0,480 cho thấy vẫn còn không ít ý kiến băn khoăn về nội dung này. Các khung đánh giá hiện nay chủ yếu dựa vào chương trình hiện hành. Hoạt động dạy học tích hợp tương đối mới cả về cơ sở pháp lí lẫn nội dung đánh giá cho nên các ý kiến được hỏi về tính khả thi của đề xuất vẫn còn e ngại.Việc các ý kiến được hỏi đánh giá chưa cao giải pháp Quản lí bồi dưỡng hệ thống các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đặc thù cho các môn KHTN cho thấy hoạt động này tại các trường chưa được thực hiện có hiệu quả, cho nên giải pháp này chỉ nhận được mức đánh giá cần thiết. Quản lí nội dung dạy học nói chung và dạy học tích hợp nói riêng là hoạt động chuyên môn có tính quyết định đến chất lượng của toàn bộ hoạt động giáo dục của nhà trường. Cho nên, biện pháp nâng cao công tác quản lí xây dựng nội dung dạy học tích hợp mà tác giả đề xuất nhận được đa số các ý kiến đồng ý về tính cần thiết.

Về tính khả thi

Nội dung được đánh giá cao nhất bảng là bồi dưỡng năng lực quản lí các hoạt động dạy học tích hợp, điểm trung bình 2,71 xếp hạng 1, độ lệch chuẩn 0,455 cho thấy tỉ lệ đồng tình với nhận định rất cần thiết khá cao. Nhận được nhiều sự đồng thuận về mức độ rất khả thi tiếp theo là công tác quản lí bồi dưỡng năng lực xây dựng các chủ đề, xác định mục tiêu, nội dung dạy học tích hợp trong các chủ đề trong môn KHTN, Điểm trung bình 2,70 xếp hạng 2 độ lệch chuẩn 0,462 cho thấy những người được hỏi đánh giá cao giải pháp này.

Công tác bồi dưỡng về sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy môn KHTN cũng nhận được nhiều ý kiến tích cực. Trung bình 2,69 xếp hạng 3 của bảng. Nội dung Quản lí Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch dạy học tích hợp có điểm trung bình 2,68 xếp hạng 4

của bảng. Điểm số mặc dù chưa cao nhưng cũng cho thấy tầm quan trọng của hoạt động này. Một số các nội dung có điểm đánh giá chưa cao gồm; Quản lí Bồi dưỡng năng lực xây dựng các điều kiện để tổ chức hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN, trung bình 2,56 xếp hạng 9. Quản lí bồi dưỡng kiến thức chung về dạy học tích hợp trong dạy học môn KHTN, trung bình 2,61 xếp hạng 8. Quản lí Bồi dưỡng nội dung đổi mới đánh giá theo hướng dạy học tích hợp các môn KHTN, trung bình 2,61 xếp hạng 7. Đây là những đề xuất có điểm đánh giá thấp của bảng. Tuy nhiên, số lượng những ý kiến được hỏi về tính khả thi của giải pháp chiếm đa số. Chỉ có một số ít đánh giá không khả thi, số lượng này không nhiều và không làm ảnh hưởng dến nhận định chung của toàn bản.

Cùng với kết quả khảo sát bằng bảng hỏi về giải pháp quản lí bồi dưỡng nội dung đổi mới đánh giá theo hướng dạy học tích hợp các môn KHTN, tác giả tiến hành phỏng vấn về nội dung này, kết quả phỏng vấn như sau; mã số phỏng vấn CBQL01 cho rằng “Hiện nay các cơ quản lí có thẩm quyền chưa chính thức hướng dẫn thực hiện nội dung bồi dưỡng day học theo hướng tich cực các môn khoa học tự nhiên. Nên công tác quản lí hoạt động này chưa được thực hiện bài bản tại các trường. Giải pháp xây dựng nội dung quản lí hoạt động này rất thiết thực. Đây vừa là cơ sở để cán bộ quản lí học hỏỉ thêm kinh nghiệm đồng thời có thêm các tài liệu tham khảo khi chương trình được chính thức triển khai”. Mã số phỏng vấn GV04 cho rằng “Cần có quy định rõ ràng về công tác bồi dưỡng kiến thức chung trong dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên. Nhằm tạo điều kiện cho giáo viên có cơ sở để trau đòi chuyên môn và nâng cao kĩ năng nghề nghiệp theo định hướng cái cách giáo dục”. Các ý kiến phỏng vấn cho thấy biện pháp đề xuất trên đây hoàn toàn phù hợp với điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 120 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)