Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 108)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THCS HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

Qua khảo sát, phân tích thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra một số ưu điểm sau:

- Đa phần giáo viên nhận thức đúng về vai trò của việc quản lí hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tích hợp trong môn KHTN.

- Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn KHTN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hóc Môn đã được triển khai nhằm đón đầu việc thực hiện chương trình mới. Trên cơ sở chương trình môn KHTN 2018 và chương trình, sách giáo khoa hiện hành về các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học, nhà trường đã chỉ đạo, triển khai các hoạt động bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề tích hợp

- Việc quản lí hoạt động bồi dưỡng đã thực hiện thường xuyên và bước đầu đạt được hiệu quả nhất định. Nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức và quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp. Việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung dạy học tích hợp, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức đã được thực hiện đồng bộ với mức thường xuyên và hiệu quả khá. Mặt khác, CBQL đã tổ chức chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng được thực hiện đều tay.

- Công tác bồi dưỡng, bổ sung kiến thức chuyên môn sâu cho đội ngũ giáo viên các môn KHTN đã được thực hiện theo chỉ đạo chung từ Phòng giáo dục

huyện thể hiện qua việc mở 03 lớp bồi dưỡng kiến thức tập trung cho giáo viên 03 bộ môn Vật lí, Hoá học, Sinh học.

2.5.2. Hạn chế

Các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Hóc Môn, chỉ mới tập trung vào việc thực hiện công tác bồi dưỡng mang tính nhất thời, chưa xây dựng được kế hoạch chiến lược trung hạn và dài hạn trong việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực dạy học tích hợp KHTN cho đội ngũ giái viên. Quản lí hoạt động dạy học tích hợp môn KHTN theo đó cũng còn nhiều hạn chế. CBQL ở các trường THCS vẫn còn nhiều lúng túng trong việc quản lí cụ thể các mảng bồi dưỡng, như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức, đánh giá. CBQL chưa có một kế hoạch tổng thể về cách thức và phương pháp bồi dưỡng mở rộng, kéo dài cho giáo viên sau một thời gian công tác. Bên cạnh đó CBQL còn gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng và quản lí chất lượng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp của GV. Do đó, khi lập kế hoạch thực hiện vẫn còn chưa tập trung vào những nội dung thiết thực cho đội ngũ giáo viên môn KHTN. Từ đó, khi triển khai thực hiện gây áp lực cho đội ngũ giáo viên trong các nhà trường Trung học cơ sở. Để việc quản lí hoạt động dạy học tích hợp đạt hiệu quả, cần nâng cao nghiệp vụ quản lí và năng lực tổ chức, thiết kế, giám sát, đánh giá quá trình dạy học của giáo viên.

Hoạt động dạy học tích hợp trong môn KHTN vẫn còn nhiều hạn chế trong việc xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá.

Dạy học tích hợp là cách dạy mới, khó thực hiện, đòi hỏi GV cần phải có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn vững vàng. Mặt khác, môn KHTN là môn học mới được hình thành trên cơ sở 3 môn học (Lí, Hoá, Sinh), do đó việc triển khai dạy học nói chung và dạy học tích hợp nói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Điều đó cho thấy, cần phải bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học tích hợp cho GV.

Trong công tác tổ chức thì việc tập huấn cho đội ngũ cốt cán vẫn còn tồn tại một số hạn chế nên hiệu quả của công tác này chỉ được đánh giá ở mức khá.

Do đó, trong quá trình thực hiện sắp tới cần được cải thiện.

Tiểu kết Chương 2

Qua đánh giá kết quả khảo sát GV, CBQL, giáo viên dạy môn KHTN ở trường THCS trên địa bàn huyện Hóc Môn về thực trạng nhận thức, tổ chức, quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn KHTN, chúng tôi nhận thấy:

Phần lớn GV và CBQL đều nhận thức tốt về về tầm quan trọng về các mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường THCS. Trên cơ sở đó, GV đã xác định được các mục tiêu dạy học tích hợp và thực hiện được các hoạt động dạy tích hợp, như xác định nội dung; lựa chọn hình thức tổ chức; lựa chọn phương pháp;

dự kiến các phương pháp đánh giá,… Bên cạnh đó, vẫn còn một số GV chưa xác định được mục tiêu trọng tâm, lựa chọn được nội dung, hình thức, phương pháp, đánh giá phù hợp.

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên ở các trường THCS, đa số GV nhận định thường xuyên thực hiện các hoạt động bồi dưỡng về việc xác định nội dung bồi dưỡng, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các môn KHTN, các lực lượng tham gia thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp trong dạy học các môn KHTN; kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các môn KHTN. Bên cạnh đó, vẫn còn một số nội dung bồi dưỡng, GV nhận định mức độ đạt được ở mức trung bình.

Thực trạng về quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường THCS huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Đa số CBQL đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên và mức độ thực hiện khá về các nội dung: lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên môn KHTN; tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học

tích hợp cho giáo viên môn KHTN; chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn KHTN; kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn KHTN. Bên cạnh đó, một số CBQL nhận định mức độ thực hiện bình thường và mức độ thực hiện trung bình về một số nội dung quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên.

Về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các môn KHTN, GV và CBQL đã đánh giá mức độ ảnh hưởng khá nhiều với các yếu tố khách quan lẫn các yếu tố chủ quan như:

Các văn bản pháp lí; Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng; Đặc điểm kinh tế - xã hội địa phương; Vai trò lãnh, chỉ đạo của các cấp quản lí, Nhận thức của CBQL; Nhận thức của giáo viên; Năng lực năng lực tổ chức, quản lí của hiệu trưởng; Năng lực chuyên môn của giáo viên các môn KHTN; Sách giáo khoa…

Thông qua quá trình nghiên cứu thực trạng, chúng tôi nhận thấy rằng việc quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp môn KHTN là rất quan trọng và cấp thiết nhằm nâng cao năng lực cho GV cũng như hiệu quả dạy học.

Vì vậy, cần có các biện pháp hữu hiệu để quản lí tốt hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tích hợp các môn KHTN.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)