Thực trạng về phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các môn KHTN

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 87)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THCS HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn

2.3.3. Thực trạng về phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các môn KHTN

Phương pháp và hình thức bồi dưỡng dạy học tích hợp trong môn KHTN ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bồi dưỡng. Do đó, tác giả đã khảo sát thực trạng về phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng dạy học tích hợp, từ đó đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động này hiệu quả hơn. Qua bảng 2.13 tôi rút ra một số nhận xét sau:

Bảng 2.13. Thực trạng về phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các môn khoa học tự nhiên

TT Nội dung

Mức độ thực hiện Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

Phương pháp bồi dưỡng

2.1 Phương pháp thuyết trình 3,62 0.487 5

2.2 Phương pháp đàm thoại 3,64 0.481 4

2.3 Phương pháp trực quan 3,61 0.489 6

2.4 Phương pháp thảo luận nhóm 3,66 0.477 3

2.5 Phương pháp giải quyết vấn đề 3,60 0.492 7

2.6 Phương pháp bồi dưỡng theo tình huống 3,58 0.495 8 2.7 Phương pháp tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu tài liệu 3,66 0.475 2 Loại hình bồi dưỡng

2.8 Tích hợp vào hoạt động bồi dưỡng chuẩn hoá và

nâng chuẩn 3,71 0.457 1

2.9 Tích hợp vào bồi dưỡng thường xuyên theo qui

định 3,50 0.702 11

TT Nội dung

Mức độ thực hiện Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

2.10 Tích hợp vào hoạt động tự bồi dưỡng của cá nhân 3,41 0.674 13 2.11 Bồi dưỡng chuyên sâu theo chủ đề khoa học môn

KHTN 3,40 0.680 14

2.12 Bồi dưỡng giáo viên nòng cốt các môn KHTN 3,42 0.605 12 2.13 Bồi dưỡng theo chuyên đề ở trường, cụm trường,

chuyên đề huyện 3,39 0.631 15

Hình thức tổ chức bồi dưỡng

2.14 Mời báo cáo viên thực hiện bồi dưỡng các

chuyên đề tại đơn vị công tác 3,36 0.618 16

2.15

Bồi dưỡng qua các khoá học tập trung tại các trường đào tạo giáo viên, các trường bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục…

3,19 0.709 18

2.16

Kết hợp giữa bồi dưỡng trực tuyến qua mạng Internet và bồi dưỡng tập trung có tư vấn, hỗ trợ của giảng viên

3,52 0.501 10 2.17 Thực hiện bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ, nhóm

chuyên môn định kì 3,36 0.744 16

2.18 Tổ chức cho GV tự bồi dưỡng 3,55 0.678 9

Trung bình chung 3,51

Đánh giá chung Thường xuyên

- Về phương pháp bồi dưỡng, GV nhận định rằng các phương pháp đặc trưng của hoạt động bồi dưỡng được sử dụng thường xuyên, với điểm trung bình đạt từ 3.58 đến 3.66. Như vậy, GV đã được bồi dưỡng bởi sự phối hợp của các phương pháp một cách đa dạng, nhằm phát huy hiệu quả bồi dưỡng và tạo hứng thú cho người được bồi dưỡng. Các chuyên gia đã sử dụng thường xuyên các phương pháp như, Phương pháp thuyết trình” , “Phương pháp đàm thoại”,

“Phương pháp trực quan”, “Phương pháp thảo luận nhóm”, “Phương pháp giải quyết vấn đề”, “Phương pháp bồi dưỡng theo tình huống’. Bên cạnh đó, người được bồi dưỡng cũng phát huy tính chủ động, tích cực qua các hoạt động tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu tài liệu.

- Về loại hình bồi dưỡng, cơ bản GV đều đánh giá các loại hình “tích hợp vào các hoạt động bồi dưỡng chuẩn hoá và nâng chuẩn, bồi dưỡng thường xuyên theo qui định, hoạt động tự bồi dưỡng của cá nhân; bồi dưỡng chuyên sâu theo chủ đề khoa học môn KHTN và bồi dưỡng giáo viên nòng cốt các môn KHTN” ở mức độ thực hiện là thường xuyên, với điểm trung bình từ 3,40 – 3,71. Như vậy, GV đã được bồi dưỡng thường xuyên bằng nhiều loại hình khác nhau, như tích hợp với các chuyên đề khác hoặc bồi dưỡng chuyên sâu đối với môn KHTN. Tuy nhiên, loại hình “Bồi dưỡng theo chuyên đề ở trường, cụm trường, chuyên đề huyện”, GV đánh giá ở mức bình thường, với điểm trung bình đạt 3,99. Việc bồi dưỡng theo loại hình cụm trường sẽ gặp nhiều khó khăn để tập hợp giáo viên, cũng như cơ sở vật chất đáp ứng cho một lực lượng GV đông đảo của huyện.

- Về hình thức tổ chức bồi dưỡng, GV đánh giá 02 hình thức “Kết hợp giữa bồi dưỡng trực tuyến qua mạng Internet và bồi dưỡng tập trung có tư vấn, hỗ trợ của giảng viên”, “Tổ chức cho GV tự bồi dưỡng” được tổ chức thường xuyên. Bồi dưỡng trực tuyến là hình thức phổ biến trong giai đoạn hiện nay nhằm phát huy thế mạnh CNTT vào công tác bồi dưỡng và phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của học viên. Bên cạnh đó, các hình thức “Mời báo cáo viên thực hiện bồi dưỡng các chuyên đề tại đơn vị công tác”, “Bồi dưỡng qua các khoá học tập trung tại các trường đào tạo giáo viên, các trường bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục…”, “Thực hiện bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn định kì” GV đánh giá mức độ thực hiện là bình thường, với điểm trung bình lần lượt là: 3,36, 3,19 và 3,36. Số lượng GV dạy các môn Khoa học tự nhiên ở mỗi trường THCS là không nhiều, do đó, việc thành lập lớp để tổ chức bồi dưỡng sẽ khó khăn và tốn kém chi phí.

Có hai hình thức tổ chức chủ yếu cho việc bồi dưỡng năng lực cho giáo viên gồm: Tổ chức tập trung theo lớp (kế hoạch số 747/KH-GDĐT-THCS ngày

05/05/2020 của phòng giáo dục huyện Hóc Môn); Giáo viên tự nghiên cứu (Báo cáo tổng kết BDTX của phòng giáo dục huyện Hóc Môn).

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)