Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THCS HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng các mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên
Dạy học tích hợp là xu hướng dạy học phát triển năng lực học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Đối với môn Khoa học tự nhiên thì dạy học tích hợp càng quan trọng hơn. Do vậy, GV nhận thức đúng về tầm quan trọng
của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp là điều kiện để thực hiện thành công môn Khoa học tự nhiên (chương trình GDPT 2018).
Bảng 2.11. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng về các mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên
TT Nội dung Trung
bình
Độ lệch chuẩn
Thứ hạng
1 Nhận thức đúng về quan điểm xây dựng chương trình môn KHTN
3,61 0,490 4
2 Có kiến thức sâu, rộng theo chủ đề khoa học môn KHTN
3,73 0,445 2
3 Hiểu biết sâu về dạy học tích hợp môn KHTN 3,74 0,440 1 4 Có năng lực khai thác, sử dụng thông tin hiệu
quả
3,56 0,498 5
5 Có năng lực giải quyết vấn đề chủ đề khoa học môn KHTN
3,52 0,501 6
6 Có năng lực về gắn lí thuyết với thực hành trong dạy học tích hợp môn KHTN
3,39 0,489 7
7
Có đủ năng lực thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá đặc thù trong dạy học tích hợp môn KHTN
3,61 0,489 3
8 Nâng hạng cho đội ngũ giáo viên môn KHTN 3,24 0,428 8 Độ tin cậy của thang do (Cronbach’s Alpha) 0,946
Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên
về tầm quan trọng về các mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên
Qua biểu đồ 2.1 và bảng 2.11, ta thấy đa số giáo viên đều nhận định các mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng đều ở mức quan trọng, với điểm trung bình từ 3,24 đến 3,74. Trong đó, tầm quan trọng của các mục tiêu được nhận định theo thứ tự sau:
- Mục tiêu “Có kiến thức sâu, rộng theo chủ đề khoa học môn KHTN”,
“Hiểu biết sâu về dạy học tích hợp môn KHTN” được đánh giá quan trọng nhất với điểm trung bình đạt 3,73, 3,74. Để triển khai dạy học tích hợp, GV cần phải am hiểu nội dung kiến thức của các mạch nội dung, chủ đề môn KHTN, đồng thời cần nắm vững về bản chất, cách thiết kế, triển khai các chủ đề dạy học tích hợp phù hợp với đặc thù môn học, tạo sự thống nhất trong nội dung tích hợp giữa các lĩnh vực lí, hoá, sinh và khoa học Trái đất.
- Mục tiêu “Nhận thức đúng về quan điểm xây dựng chương trình môn KHTN”; “Có đủ năng lực thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá đặc thù trong dạy học tích hợp môn KHTN” với điểm trung bình đạt 3,61. Như vậy, GV đã xác định rõ tầm quan trọng của việc nhận thức đúng đắn về quan điểm
3.61 3.73
3.74
3.56 3.52
3.39 3.61
3.24
2.8 3 3.2 3.4 3.6 3.8
1. Nhận thức đúng về quan điểm …
2. Có kiến thức sâu, rộng theo …
3. Hiểu biết sâu về dạy học tích hợp …
4. Có năng lực khai thác, sử dụng … 5. Có năng lực giải
quyết vấn đề chủ … 6. Có năng lực về
gắn lí thuyết với … 7. Có đủ năng lực
thực hiện các … 8. Nâng hạng cho
đội ngũ giáo …
xây dựng chương trình môn KHTN, trong đó có quan điểm dạy học tích hợp.
Đó là một trong những con đường, cách thức để hình thành, phát triển năng lực cho học sinh. Đánh giá là khâu then chốt để khẳng định hiệu quả của quá trình triển khai dạy học tích hợp. Vì vậy, trong hoạt động bồi dưỡng cần chú ý đến công tác đánh giá năng lực thực hiện kiểm tra, đánh giá của GV trong dạy học tích hợp môn KHTN nhằm kích thích và phát huy tối đa năng lực của học sinh trong lĩnh vực KHTN.
- Mục tiêu về năng lực thực hiện dạy học tích hợp cũng được GV đánh giá quan trọng. Các mục tiêu “Có năng lực khai thác, sử dụng thông tin hiệu quả”;
“Có năng lực giải quyết vấn đề chủ đề khoa học môn KHTN”; “Có năng lực về gắn lí thuyết với thực hành trong dạy học tích hợp môn KHTN” đạt điểm trung bình lần lượt là: 3,56, 3,52, 3,39. Để quản lí hoạt động bồi dưỡng hiệu quả, chúng ta cần quan tâm đến năng lực thực hiện của GV, vì vậy, mục tiêu nâng cao các năng lực dạy học tích hợp là rất quan trọng, như các năng lực: khai thác, sử dụng thông tin để thiết kế các chủ đề giúp HS giải quyết các vấn đề thực tiễn, gắn lí thuyết với thực hành,…
-Bên cạnh đó, thông qua việc bút vấn về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp. Tác giả nhận thấy đội ngũ quản lí, mạng lưới bộ môn đánh giá cao vai trò công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp. Cụ thể có 6/6 ý kiến cho rằng rất cần thiết phải thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV, 4/6 ý kiến cho biết dạy học tích hợp“hỗ trợ giáo viên thay đổi phương pháp”, 6/6 phiếu nhận định: “Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp phục vụ tốt cho công tác chuẩn bị triển khai chương trình phổ thông 2018” (Phụ lục 4).