Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 146 - 185)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đề xuất trên đây là kết quả tổng hợp cơ sở lí luận và thực trạng của các trường về quản lí hoạt động dạy học tích hợp của các cá nhân và tổ chức trên cơ sở có xem xét đến các điều kiện của các cơ sở thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Các biện pháp đề xuất là một chỉnh thể thống nhất về công tác quản lí hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên. Mỗi biện pháp có mối liên hệ biện chứng với nhau. Kết quả của biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kế tiếp. Khi vận dụng cần xem xét tính đồng bộ của tất cả các giải pháp.

Mỗi biện pháp có tính độc lập tương đối nhằm giải quyết một mục tiêu cụ thể của công tác quản lí hoạt động dạy học tích hợp. Cho nên trong quá trình triển khai từng biện pháp cần chú ý phân phối các nguồn lực sao cho đầy đủ để đãmg bảo tính hiệu quả của từng mục tiêu của biện pháp.

Các biện pháp được sắp xếp theo tình tự logic của hoạt động quản lí, cho nên quá trình áp dụng các biện pháp cần chú ý đến sự sắp xếp trên.

Tổng kết Chương 3

Trên cơ sở tham khảo các đề tài nghiên cứu cùng loại và chương trình giáo dục phổ thông mới, kết hợp phân tổng hợp với các số liệu thống kê về thực trạng quản lí hoạt động này tại các trường tác giả đã trình bày nội dung, cách thức thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lí hoạt động dạy học tích hợp các môn tự nhiên.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về đổi mới hoạt động dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp

Biện pháp 2: Quản lí việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên phù hợp tình hình thực tiễn với năng lực giáo viên

Biện pháp 3: Thực hiện tốt công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn KHTN

Biện pháp 4: Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá gắn nội dung hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên

Mặc dù nhận được nhiều sự đánh giá khác nhau về tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp cũng như từng nội dung cụ thể của mỗi biện pháp, nhưng kết quả nhận được hoàn toàn phù hợp với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của nhà quản lí đối với hoạt động này

Các biện pháp đề xuất trên là một chỉnh thể thống nhất để giải quyết những tồn tại hiện nay của công tác quản lí hoạt động dạy học tại các trường thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, mỗi biện pháp cụ thể lại có mục tiêu, nôi dung và cách thức thực hiện riêng. Tùy vào thực tế của các trường có thể áp dụng nhiều mức độ khác nhau của các biện pháp.

Các biện pháp mà tác giả đề xuất trên cơ sở giải quyết căn bản những tồn tại về công tác quản lí hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên.

Quá trình thực hiện hoạt động quản lí sẽ có những vấn đề mới nảy sinh do yêu cầu nâng cao nội dung và chương trình dạy học tích hợp, có thể các biệp pháp đề xuất sẽ phải bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Cơ sở đưa các nội dung dạy học sát với thực tế nhận thức và năng lực của học sinh, nhằm giúp các em thích ứng với cuộc sống hiện đại và chuẩn bị đáp ứng nguồn nhân lực đào tạo chất lượng cao cho xã hội trong thời đại dịch chuyển dần lao động giản đơn phổ thông giá rẻ, sang lao động có kĩ năng làm việc chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật tiên tiến. Để làm được điều này công tác quản lí các hoạt động dạy học cần phải thay đổi cho phù hợp hơn với bối cảnh hiện tại. Đề tài của tác giả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp thuộc lĩnh vực quản lí hoạt động dạy học các môn KHTN theo hướng tích hợp. Quá trình thực hiện nghiên cứu tác giả nhận thấy đề tài đã góp được một phần vào cơ sở lí luận cũng như cơ sở thực tiễn về lĩnh vực quản lí trong dạy học tích hợp như sau:

1.1. Về lý luận

Đề tài đã tổng hợp được những nghiên cứu cùng loại có liên quan về cơ sở lý luận, các khái niệm công cụ. Hệ thống hóa, phân thích tổng hợp và liệt kê những tiêu chí tác động làm ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên nói riêng.

Trên cơ sở tham khảo các đề tài, công trình nghiên cứu tác giả đã lựa chọn công cụ nghiên cứu phù hợp với đặc điểm tình hình của các trường được khảo sát. Mặc dù được thực hiện trong không gian có giới hạn với những hạn chế nhất định, nhưng những đặc điểm về công tác quản lí hoạt động dạy học tích hợp mà tác giả đã chỉ ra trong đề tài sẽ góp phần vào cơ sở lí luận cũng như tài liệu tham khảo cùng lĩnh vực cho những đề tài tương tự trong tương lai.

Công trình nghiên cứu đã góp phần làm phong phú thêm mô hình nghiên cứu dạy học tính hợp các môn khoa học tự nhiên trong các điều kiện khác nhau về kinh tế và xã hội của từng địa phương.

Quá trình nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan tác động trực tiếp cũng như gián tiếp vào hoạt động quản lí bồi dưỡng cũng như dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên.

1.2. Về thực tiễn

Dựa trên các số liệu thu được thông qua khảo sát và bút vấn, tác giả đã chỉ ra được những tồn tại trong công tác quản lí hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên.

Qua quá trình tổng hợp, phân tích các yếu tố tác động đến quá trình quản lí hoạt động dạy học nói chung và hoạt động bồi dưỡng kĩ năng dạy học tích hợp nói riêng. Tác giả đã đưa ra được những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan tác động tích cực và tiêu cực vào công tác quản lí.

Luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian xác định nên tính bao quát còn hạn chế. Đây là một đề tài khá mới và chưa được triển khai rộng rãi, các tài liệu tham khảo chủ yếu dừng lại ở các công trình nghiên cứu, tính thực tiễn chưa cao, nên tác giả gặp một số khó khăn nhất định về chuẩn hóa các khái niệm cũng như hoàn thiện qui trình quản lí mang tính đặc thù. Để tài nghiên cứu trong không gian xác định nên tính phổ quát của đề tài còn có những giới hạn về chiều rộng. Trong thời gian tới cùng với việc vận dụng các giải pháp vào thực tế công tác quản lí tác giả sẽ cố gắng hoàn thiện những thiếu sót đã đề cập trên đây.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở, Phòng giáo dục và đào tạo

Cập nhật và bổ sung kịp thời khung pháp lí về dạy học tích hợp các môn KHTN tại các trường nhằm tạo điều kiện cho các bộ quản lí xây dựng chương

trình, kế hoạch quản lí hoạt động dạy học này.

Đề nghị cán bộ quản lí tại các trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hoạt động dạy học theo từng năm học, đồng thời đề xuất lên phòng giáo dục về phương hướng thực hiện cũng như sự hỗ trợ về cơ sở vật chất.

Thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi hội thảo về công tác tổ chức quản lí bồi dưỡng dạy học theo hướng tích hợp. Tổ chức da dạng các loại hình bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện cho giáo viên tham gia.

Tổ chức tập huấn cho CBQL, GV về chương trình, sách giáo khoa và xây dựng các chủ đề tích hợp môn KHTN.

Tổ chức thao giảng liên trường những tiết giảng mẫu nhằm rút kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị nội dung cũng như hoạt động giảng dạy các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp.

Có cơ chế khuyến khích những đơn vị cá nhân có thành tích trong công tác quản lí cũng như tổ chức hoạt động dạy học tích hợp.

2.2. Đối với hiệu trưởng các trường

Hướng dẫn các tổ chuyên môn khoa học tự nhiên lập kế hoạch bồi dưỡng dạy học tích hơp cho giáo viên.

Chỉ đạo phối hợp thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, thao giảng giữa các tổ chuyên môn về dạy học tích hợp.

Hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng chuyên đề sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp. Tổ chức trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dạy học tích hợp trong tổ chuyên môn.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác lập kế hoạch, tổ chức triển khai các chuyên đề bồi dưỡng của các tổ.

Yêu cầu tổ chuyên môn và giáo viên lập kế hoạch thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức dạy học tích hợp. Thống nhất giữa hoạt động dạy và khả năng học của học sinh.

2.3. Đối với giáo viên

Xác định được tầm quan trọng về công tác bồi dưỡng nâng cao kĩ năng dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên trong trường phổ thông.

Ý thức được tầm quan trọng của việc tự học, tự nâng cao năng lực dạy tích hợp của bản thân.

Lập kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh về phương pháp học tập theo hướng tích hợp các môn khoa học tự nhiên

Tự kiểm tra, tự đánh giá năng lực cua bản thân để không ngừng nâng cao kĩ năng dạy học và kĩ năng sư phạm trong dạy học tích hợp.

Chủ động liên kết với các tổ chức đoàn thể, các cơ quan xí nghiệm ở địa phương nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham quan trải nghiệm.

Đề xuất với cán bộ quản lí các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với thực tế dạy học các môn khoa học tự nhiên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ GD&ĐT Ma-lai-xi-a. (1997). "The intergrated curriculum for Primary school" (Chương trình giảng dạy tích hợp cho trường Tiểu học).

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học Tự nhiên. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT về qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Bộ trưởng Bộ Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019, 11 01). Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT, Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo. (2001). Từ điển giáo dục học. Nxb Từ điển Bách khoa.

Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo. (2001). Từ điển giáo dục học. Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

Bùi Minh Hiền. (2006). Quản lí giáo dục. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. (2005). Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 số 14/2005/NQ-CP.

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. (2012). Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (ban hành theo quyết định số 711/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 6 năm 2012).

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2014). Nghị quyết về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế số 29/2014/NQ-TW.

Đỗ Hương Trà (Chủ biên), el al. (2016). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh. Hà Nội: Đại học Sư phạm.

Hồ Chí Minh. (1984). Toàn tập, tập 4. Nxb Sự thật, Hà Nội.

Ken Wilber. (1973). The Spectrum of Consciousness.

Nguyễn Lộc. (2010). Lí luận về quản lí. Nxb Đại học Sư phạm.

Nguyễn Minh Đường. (1996). Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới. chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 07-14, (p. 14). Hà Nội.

Nguyễn Như Ý. (1999). Từ điển Tiếng Việt. Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

Nguyễn Văn Biên. (2015). Bồi dưỡng giáo viên xây dựng chuyên đề tích hợp các môn khoa học tự nhiên. Tạp chí giáo dục, 37.

Phòng GD&ĐT huyện Hóc Môn. (2019). Báo cáo sơ kết năm học 2019 - 2020.

Thành phố Hồ Chí Minh.

Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. (2019). Luật giáo dục.

Roegiers, X. Nguyên bản tiếng Pháp, người dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị. (1996). Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường. Nxb Giáo dục.

Theo UNESCO. (1972). Hội nghị tích hợp việc giảng dạy các khoa học, Varna, Bungari.

Trần Bá Hoành. (2002). Bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng thường xuyên. Tạp chí giáo dục, tháng 11.

Trần Kiểm. (2006). Khoa học quản lí giáo dục - một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Trần Kiểm. (2010). Tiếp cận hiện đại trong quản lí giáo dục. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Trần Kiểm. (2011). Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức. (2012). Đại cương khoa học quản lí và quản lí giáo dục. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Từ điển bách khoa Việt Nam. (2002). Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

Từ điển Giáo dục học. (2001). Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

Từ điển Tiếng Việt. (2005). Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Kính thưa quý Thầy/cô,

Chúng tôi đang thực hiện đề tài Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Xin quý Thầy/cô vui lòng cho ý kiến về các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô lựa chọn thích hợp. Chúng tôi cam kết những thông tin thu được từ quý Thầy/cô chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Mong nhận được sự hỗ trợ của quý Thầy/cô. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy/cô!

Câu 1: Thầy/Cô nhận định tầm quan trọng về các mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các môn KHTN tại trường mà quí thầy/cô đang công tác ở mức độ nào?

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

5 4 3 2 1

Rất quan trọng

Quan trọng

Bình thường

Ít quan trọng

Khôn g quan trọng

1 Nhận thức đúng về quan điểm xây dựng chương trình môn KHTN

2 Có kiến thức sâu, rộng theo chủ đề khoa học môn KHTN 3 Hiểu biết sâu về dạy học tích hợp môn KHTN

4 Có năng lực khai thác, sử dụng thông tin hiệu quả

5 Có năng lực giải quyết vấn đề chủ đề khoa học môn KHTN 6 Có năng lực về gắn lí thuyết với thực hành trong dạy học tích

hợp môn KHTN

7 Có đủ năng lực thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá đặc thù trong dạy học tích hợp môn KHTN

8 Nâng hạng cho đội ngũ giáo viên môn KHTN

Câu 2: Thầy/Cô nhận định thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các môn KHTN tại trường mà quí thầy/cô đang công tác như thế nào?

TT Nội dung

Mức độ thực hiện 5 4 3 2 1

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Bình thường

Thỉnh thoảng

Không thực hiện

1. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các môn KHTN

1.1

Kiến thức chuyên môn sâu theo chủ đề khoa học môn KHTN (Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái đất và bầu trời )

1.2 Năng lực phân tích và nhận biết các mức độ tích hợp trong môn KHTN

1.4 Năng lực xây dựng các chủ đề tích hợp môn KHTN

1.5 Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề tích hợp các môn KHTN

1.6 Hình thức tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh trong dạy học tích hợp môn KHTN

1.7

Vận dụng phương pháp đặc thù trong dạy học tích hợp KHTN như: Dạy học dự án; Dạy học giải quyết vấn đề, tình huống; Dạy học qua quan sát;

Dạy học qua NCKH;...

1.8

Sử dụng thiết bị thí nghiệm, thực hành và các phương tiện hỗ trợ trong dạy học tích hợp môn KHTN

1.9 Ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong dạy học tích hợp KHTN

1.10 Hướng dẫn tư vấn học sinh trong xây dựng dự án, nghiên cứu khoa học

1.11 Các hình thức kiểm tra, đánh giá đặc trưng trong dạy học tích hợp các môn KHTN

2. Phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các môn KHTN

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 146 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)