Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 108 - 112)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp a. Cơ sở lí luận

Các biện pháp đề xuất được dựa trên cơ sở lí luận về hoạt động quản lí, bồi dưỡng, đào tạo mà tác giả đã phân tích tổng hợp tại chương 1 của luận văn này.

b. Cơ sở thực tiễn

Trên cơ sở phân tích thực trạng hiện nay tại các trường về công tác quản lí đào tạo bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên. Tác giả tiến hành phân tích, xử lí các số liệu thu được, tiến hành đánh giá, phát hiện những tồn tại của hoạt động này.

c. Cơ sở pháp lí

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018; Công văn số 4530/BGD ĐT- NGCBQLGD, ngày 01/10/2018, Hướng dẫn thực hiện thông tư ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013. Chuẩn đầu ra trình độ ĐH khối ngành sư phạm đào tạo giáo viên THPT. Ban hành kèm theo thông tư số 3356/BGDĐT–

GDĐH.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lí, giáo viên THCS, THPT. Nxb ĐHSP, 2015.

Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục tổng thể 2018.

Công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH, ngày 14/8/2020, triển khai giáo dục Stem trong giáo dục trung học.

Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường năm 2020.

3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp a. Đảm bảo tính kế thừa

Vận dụng nguyên tắc tính kế thừa vào đề xuât các biện pháp nhằm đảm bảo sự tiếp nối có chọn lọc những tinh hoa, giá trị của nền tảng trước đó. Trên cơ sở các thành quả đã đạt được, khi xây dựng kế hoach cần chú ý lựa chọn những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế hiện tại.

Kế thừa không phải là sự lĩnh hội nguyên xi những khuôn mẫu trước đó.

Kế thừa phải có sự phân tich, chọn lọc những giá trị phù hợp với các tiêu chí của giải pháp. Quá trình đề xuất các biện pháp phải lấy những giá trị tích cực trước đó là nền tảng vừa tận dụng được thành quả vừa tạo cơ sở cho các giải pháp tiếp theo.

Quản lí bồi dưỡng dạy học là công tác được thực hiện thường xuyên và liên tục tại các trường. Trong đó nhà quản lí phải biết tận dụng những lợi thế và vận dụng có hiệu quả các thành tích đã đạt được qua các thời kỳ, giai đoạn quản lí khác nhau. Nhằm đảm bảo thích ứng với các nội dung quản lí mới

Quản lí bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học nói chung và năng lực dạy học tích hợp nói riêng là hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục. Quản lí bồi dưỡng các kĩ năng dạy học tích hợp phải trên cơ sở kế thừa các thành quả của công tác quản lí bồi dưỡng bộ môn. Tuy nhiên, với nội dung, hình thức,

phuong pháp dạy học mới, công tác quản lí cần được đổi mới cả về quy mô lẫn nội dung.

b. Đảm bảo tính toàn diện

Những biện pháp đề xuất phải căn cứ trên toàn bộ công tác quản lí của hiệu trưởng đối với hoạt động bồi dưỡng dạy học theo hướng tích hợp. Nghĩa là khi đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học thì các biện pháp phải bao quát hết toàn bộ công tác quản lí của nhà quản lí. Ngoài ra khi vận dụng nguyên tắc này vào các đề xuất thì cần phải chú ý các đề xuất phải tác động đến các khâu của nhà quản lí như: Lập kế hoạch, triển khai thực hiện, điều khiển, điều chỉnh và kiểm tra đánh giá.

Tính toàn diện của các biện pháp đề xuất còn thể hiện ở sự liên kết tương hỗ lẫn nhau giữa các biện pháp. Khi thực hiện các biện pháp là một thể thống nhất toàn diện nhưng có sự hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Kết quả của biện pháp này có khi là phương tiện của biện pháp khác hay để thực hiện biện pháp này thì phải hoàn thành các biện pháp khác.

Nguyên tắc này còn đòi hỏi các biện pháp đề xuất khi thực hiện phải có hiệu quả trên tất cả các khâu quản lí mà nó tác động.

c. Đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp đề xuất căn cứ trên trên cơ sở lý luận về quản lí và dạy học tích hợp hiện nay. Ngoài ra tác giả còn khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và thực trạng quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp tại các trường.

Từ thực trạng này phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hoạt động quản lí dạy học tích hợp.

Các biện pháp nhằm cải tiến hoạt động quản lí bồi dưỡng dạy học tích hợp đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại, cập nhật và tiếp thu các thành tựu về quản lí. Các biện pháp đề xuất có tính liên thông tương hỗ lẫn nhau trong

quá trình thực hiện. Đảm bảo nguyên tắc tính toàn diện trong hệ thống và có sự kế thừa thừa từ những thành quả của các biện pháp khác.

d. Đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn chú trọng đến công tác quản lí nội dung, chương trình bồi dưỡng đào tạo của cán bộ quản lí. Ngoài ra khi thực hiện nguyên tắc này phải dựa vào tình hình đội ngũ giáo viên về trình độ cũng như kĩ năng giảng dạy tích hợp, đồng thời xem xét khả năng sử dụng công cụ dạy học và cơ sở vật chất đảm bảo cho cho nội dung được thực hiện đúng yêu cầu.

Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp hiện nay được thực hiện có hiệu quả trên tất cả các nội dung như; quản lí hoạt bồi dưỡng phải căn cứ trên tình hình công tác quản lí hiện nay.

e. Đảm bảo tính khả thi

Khi vận dụng Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi đòi hỏi các đề xuất về công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng phải có tính khả thi. Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp khi áp dụng một mặt phải có tính khả thi cao so với tình hình thực tiễn của từng trường và quá trình thực hiện các giải pháp hiệu quả phải được thể hiện rõ ràng trong từng nội dung của các giải pháp.

Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp hiện nay còn khá mới đối với công tác quản lí nên sinh nhiều tình huống chưa thuận lợi do nhiều yếu tố chi phối như chương trình, nội dung, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất…Ngoài ra, do đặc điểm của từng địa phương khác nhau nên khi soạn thảo các chương trình học tập có gắn liền với thực tế cũng có nhiều khác biệt đáng kể. Đây cũng là yếu tố mà khi đề xuất các biện pháp cải tiến hoạt động quản lí phải chú ý đến sao cho vừa đảm bảo khả thi trong các nội dung được thực hiện

theo yêu cầu vừa khả thi với tình hình của trường và đặc điểm khác biệt của từng địa phương.

Tính khả thi của các biện pháp còn được thể hiện khi áp dụng vào thực tế phải căn cứ trên năng lực thực hiện của các nhà quản lí trong việc lập kế hoạch, đảm bảo cho các đề xuất các biện pháp được thực thi đúng theo yêu cầu và thực hiện có kết quả.

Tính khả thi của các nội dung đề xuất còn được thể hiện ở khả năng phù hợp với tình hình quản lí thực tế tại các cơ sở, đồng thời phải có tính linh hoạt trong điều chỉnh nhằm quản lí các hoạt động một cách linh động và hiệu quả.

Ngoài ra tính khả thi của các biện pháp đề xuất phải được thể hiện ở các chức năng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung đề xuất.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)