Quản lí việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên phù hợp tình hình thực tiễn với năng lực giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 114 - 117)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường THCS huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.2. Quản lí việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên phù hợp tình hình thực tiễn với năng lực giáo viên

a. Mục tiêu

Giúp cán bộ quản lí đánh giá được thực trạng năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong toàn trường. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng hợp lí.

Nắm bắt nhu cầu, sở thích, năng lực chuyên môn dạy học của từng giáo viên để phân loại hợp lí các nội dung bồi dưỡng cho giáo viên trong dạy học tích hợp.

Giải quyết hợp lí các nội dung ưu tiên bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong dạy học tích hợp các môn khoa hoc tự nhiên.

Tạo điều kiện cho giáo viên sắp xếp kế hoạch dạy học và thời gian hợp lí để tham gia bồi dưỡng.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Cán bộ quản lí tiến hành đánh giá thực trạng về năng lực dạy học tích hợp của giáo viên KHTN thông qua nhiều hình thức khác nhau. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của năm học học từng bộ môn. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp theo các yêu cầu cụ thể của bộ môn và tình hình đội ngũ

hợp lí (nội dung, thời gian, địa điểm,..). Khi tiến hành xây dựng kế hoạch cần tập trung một số vấn đề sau:

1. Lựa chọn nội dung cụ thể bồi dưỡng về dạy học tích hợp cho CBQL, GV giảng dạy các môn KHTN phù hợp. Nhằm chọn được những nội dung phù hợp với giáo viên, dạy học các môn khoa học tự nhiên bổ sung kĩ năng lập kế hoạch dạy học liên môn, đa môn. Hình thành các kĩ năng dạy học liên môn cho toàn bộ giáo viên được giao phụ trách các môn khoa học tự nhiên. Trong việc lựa chọn này cần lưu ý các nội dung sau:

+ Kiến thức chung về dạy học tích hợp môn KHTN cho cán bộ quản lí, giáo viên.

+ Đề nghị các tổ bộ môn căn cứ vào khung chương trình dạy học tích hợp, lựa chọn những tri thức lí thuyết, kiến thức thực hành phù hợp để bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo các phân môn lí, hoá, sinh cho giáo viên được phân công phụ trách.

+ Năng lực xây dựng các chủ đề, xác định mục tiêu, nội dung dạy học tích hợp trong các chủ đề trong môn KHTN cho giáo viên.

+ Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hệ thống các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đặc thù cho môn KHTN. Thực hiện triển khai theo từng giai đoạn của năm học, đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện các hình thức và phương pháp dạy học theo yêu cầu tích hợp.

+ Nội dung đổi mới đánh giá theo hướng dạy học tích hợp các môn KHTN cho cán bộ quản lí và giáo viên theo học ký hoặc đầu năm học.

+ Thực hành sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy môn KHTN cho giáo viên.

2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính và các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa

học tự nhiên cho giáo viên. Nhằm đảm bảo tính khả thi cho kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại đơn vị. Muốn vậy Hiệu trưởng phải làm tốt việc sau:

+ Hiệu trưởng làm tốt công tác dự báo, đánh giá tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị và qui hoạch trong khâu tuyển sinh

+ Hiệu trưởng tranh thủ mọi nguồn lực tài chính theo sự phân quyền để nâng cấp, sửa chữa và trang bị mới những trang thiết bị cần thiết cho dạy học các môn KHTN

+ Hiệu trưởng qui định rõ trách nhiệm bảo quản cho cán bộ thiết bị và toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường.

Để kế hoạch bồi dưỡng có thể đảm bảo được tính khả thi, phù hợp thì Hiệu trưởng cần thực hiện tốt các khâu:

+ Tổ chức khảo sát, tìm hiểu năng lực chuyên môn, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trên cơ sở xem xét thành tích quá trình công tác, phân loại giáo viên theo trình độ năng lực và các đề xuất góp ý của tổ chuyên môn. Từ đó có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên.

+ Dự kiến hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên sâu về dạy học tích hợp môn KHTN cho đội ngũ giáo viên nồng cốt.

+ Xây dựng thứ tự ưu tiên các chuyên đề bồi dưỡng về dạy học tích hợp cho giáo viên các môn KHTN theo từng thời điểm.

+ Đánh giá, lựa chọn được nội dung cụ thể bồi dưỡng chuyên đề dạy học tích hợp cho đội ngũ giáo viên môn KHTN.

c. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải vận dụng tốt năng lực dùng người, nắm bắt vững chuyên môn đội ngũ.

Dự kiến vận dụng linh hoạt các nguồn kinh phí trong hoạt động bồi dưỡng.

Phát huy tối đa đội ngũ hỗ trợ trong nhà trường trong việc thực hiện các khâu trong kế hoạch.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên tại một số trường trung học cơ sở huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)