Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THCS HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp các môn
2.3.2. Thực trạng về nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
Để có cái nhìn toàn cảnh, khái quát hơn về nội dung bồi dưỡng dạy học tích hợp trong môn KHTN, tác giả đã khảo sát thực trạng về nội dung bồi dưỡng dạy học tích hợp, từ đó đề xuất biện pháp quản lí hoạt động này hiệu quả hơn.
Qua bảng 2.12 tôi rút ra một số nhận xét sau:
Bảng 2.12.Thực trạng về nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các môn khoa học tự nhiên
TT Nội dung
Mức độ thực hiện Trung
bình
Độ lệch chuẩn
Thứ hạng
1.1
Kiến thức chuyên môn sâu theo chủ đề khoa học môn KHTN (Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái đất và bầu trời)
3,58 0.496 4
1.2 Năng lực phân tích và nhận biết các mức độ tích
hợp trong môn KHTN 3,51 0.501 6
1.4 Năng lực xây dựng các chủ đề tích hợp môn
KHTN 3,46 0.500 7
1.5 Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề
tích hợp các môn KHTN 3,64 0.481 2
1.6 Hình thức tổ chức, điều khiển hoạt động học tập
của học sinh trong dạy học tích hợp môn KHTN 3,61 0.489 3
1.7
Vận dụng phương pháp đặc thù trong dạy học tích hợp KHTN như: Dạy học dự án; Dạy học giải quyết vấn đề, tình huống; Dạy học thực hành; Dạy học qua NCKH;...
3,44 0.498 8
1.8 Sử dụng thiết bị thí nghiệm, thực hành và các 3,54 0.500 5
TT Nội dung
Mức độ thực hiện Trung
bình
Độ lệch chuẩn
Thứ hạng
phương tiện hỗ trợ trong dạy học tích hợp môn KHTN
1.9 Ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong
dạy học tích hợp KHTN 3,36 0.480 10
1.10 Hướng dẫn tư vấn học sinh trong xây dựng dự
án, nghiên cứu khoa học 3,43 0.496 9
1.11 Các hình thức kiểm tra, đánh giá đặc trưng trong
dạy học tích hợp các môn KHTN 3,69 0.466 1
Trung bình chung 3,52
Đánh giá chung Thường xuyên
Trong xu thế đổi mới giáo dục, các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học và khoa học Trái đất được tích hợp thành môn Khoa học tự nhiên, các trường THCS ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao năng lực dạy học nói chung và năng lực dạy học tích hợp môn Khoa học tự nhiên nói riêng. Các giáo viên được khảo sát đã đánh giá mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng ở mức độ thường xuyên, với điểm trung bình là 3,52.
Nội dung “Kiến thức chuyên môn sâu theo chủ đề khoa học môn KHTN”,
“Năng lực phân tích và nhận biết các mức độ tích hợp trong môn KHTN”,
“Năng lực xây dựng các chủ đề tích hợp môn KHTN”, “Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề tích hợp các môn KHTN”, “Hình thức tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh trong dạy học tích hợp môn KHTN”,
“Vận dụng phương pháp đặc thù trong dạy học tích hợp KHTN”, “Sử dụng thiết bị thí nghiệm, thực hành và các phương tiện hỗ trợ trong dạy học tích hợp môn KHTN”, “Hướng dẫn tư vấn học sinh trong xây dựng dự án, nghiên cứu
khoa học”, “Các hình thức kiểm tra, đánh giá đặc trưng trong dạy học tích hợp các môn KHTN”, GV đánh giá mức độ thực hiện là thường xuyên, với điểm trung bình dao động từ 3,44 – 3,69. Mặc dù kiến thức chuyên môn sâu của mỗi lĩnh vực GV đã nắm chắc nhưng họ cần được bồi dưỡng năng lực lựa chọn những nội dung phù hợp để xây dựng thành các chủ đề dạy học nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Trên cơ sở các chủ đề nội dung đã lựa chọn, GV cần được bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học theo tiến trình dạy học năng lực. Các phương pháp dạy học tích cực đã được GV sử dụng khá thành thạo (như: Dạy học dự án; Dạy học giải quyết vấn đề, tình huống;
Dạy học thực hành; Dạy học qua nghiên cứu khoa học;...), tuy nhiên cần bồi dưỡng thêm năng lực vận dụng các phương pháp dạy học đó vào quy trình dạy học tích hợp một cách phù hợp và hiệu quả. Mặt khác khi triển khai chương trình môn KHTN 2018, GV cần được bồi dưỡng năng lực sử dụng các thiết bị dạy học phù hợp, nhằm sử dụng hiệu quả, khai thác tối đa giá trị của phương tiện thiết bị dạy học. Và đặc biệt cần bồi dưỡng năng lực tổ chức kiểm tra đánh giá theo năng lực trong dạy học tích hợp, nhằm thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. Tuy nhiên, nội dung “Ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong dạy học tích hợp các môn KHTN”, GV đánh giá mức độ thực hiện là bình thường, với điểm trung bình 3,36. Để tổ chức dạy học tích hợp, GV cần tăng cường năng lực sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong quá trình thiết kế, tổ chức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học điện tử, phát huy tính tích cực, sáng tạo và khả năng sử dụng công nghệ thông tin của HS.
Qua tham khảo nội dung bồi dưỡng thường xuyên của 06 trường THCS tên địa bàn huyện Hóc Môn tác giả tập hợp được một số nội dung đã tiến hành như sau: “Tăng cường năng lực của giáo viên (2/6); Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp (3/6); Hướng dẫn bồi dưỡng năng lực GV. Hướng dẫn
đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp GV (2/6); Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, hoạt động của HS (2/6); Thực hành, ứng dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực (2/6)” (Phụ lục 5). Qua đây, tác giả nhận thấy việc lựa chọn nội dung trọng tâm của các đơn vị có hướng tiếp cận phát triển giáo viên. Tuy nhiên, nội dung chưa đẩy mạnh năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các môn khoa học tự nhiên.