các thông tin này sẽ được các nhân viên chuyên trách tổng hợp xử lý, phân tích và đệ trình lên các nhà quản trị để tạo lập cơ sở cho các quyết định, chính sách của công ty.
4. Đề xuất 4: Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên bánhàng hàng
Một trong những nguồn lực then chốt quyết định sự tồn tại v à phát triển của bất cứ một doanh nghiệp nào là yếu tố nhân lực. Hiệu quả công việc đ ược tạo nên chính từ trình độ và tinh thần trách nhiệm đối với công việc của mỗi cán bộ công nhân viên. Do vậy để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh đặc biệt là hoạt động bán hàng công ty phải luôn quan tâm tới lực lượng lao động để có các chính sách đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp. Hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty là những người có trình độ kinh nghiệm lành nghề, gắn bó lâu năm với quá trình ra đời và phát triển của công ty. Tuy nhiên trong bối cảnh phát triển mới hiện nay, khi nền kinh tế của chúng ta ng ày càng vươn tầm thế giới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không chỉ tham gia tr ên sân nhà mà sẽ phải tiến xa trên trường quốc tế, khi ấy những đòi hỏi về con người sẽ càng trở nên khắt khe và cấp thiết. Lực lượng nhân viên của công ty từ những người làm công tác thị trường những nhân viên bán hàng, những người trực tiếp sản xuất cũng thường xuyên cần phải được trau dồi cập nhật các thông tin kiến thức mới nâng cao khả năng sáng tạo linh hoạt trong công việc. Đối với các lao động phổ thông phương án tuyển dụng chủ yếu của công ty hiện nay l à chọn từ các trường trung cấp đào tạo nghề. Khi được tuyển dụng vào họ phải trải qua thời gian thử việc theo dõi kiểm tra trình độ chuyên môn tay nghề lao động. Đồng thời họ cũng sẽ được những người có chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại công ty kèm cặp hướng dẫn. Đối với đội ngũ nhân viên kỹ thuật công ty cần tổ chức các lớp đ ào tạo, cũng như phát huy khả năng sáng tạo tự học hỏi nghiên cứu. Với đội ngũ nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh càng c ần những đòi hỏi về khả năng giao tiếp, năng động sự nhạy bén tư duy thông minh nắm bắt thị trường. Họ là những người chịu trách nhiệm về công tác ti êu thụ sản phẩm, là những người đại diện công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ký kết các hợp đồng. Họ có mặt trong
quá trình kinh doanh không chỉ để bán sản phẩm mà còn để xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài, thân thiện với khách hàng. Công ty cần tổ chức các lớp bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ Marketing, về khả năng ứng xử đ àm phán thương lượng. Thiết kế cơ cấu tổ chức quản lý đội ngũ bán hàng phù hợp với thị trường và nhu cầu khách hàng. Gắn trách nhiệm lợi ích cá nhân với lợi ích công ty, đa dạng hoá đội ngũ bán hàng. Khi tập hợp được một đội ngũ bán hàng công ty cần chú ý đến sự thúc đẩy và lòng khao khát mong muốn thành công của họ. Niềm đam mê sẽ giúp họ nỗ lực phấn đấu hơn trong công việc. Bán hàng là cả một nghệ thuật ngày nay quan niệm về nhân viên bán hàng là người giao sản phẩm cho khách hàng và thu tiền đã quá lỗi thời. Các công ty cần tạo điều kiện khuyến khích tính năng động sáng tạo, khuyến khích sự phản hồi thúc đẩy lực lượng bán hàng giúp đỡ chia sẻ kinh nghiệm ý tưởng cho nhau nâng cao tinh thần đoàn kết.
Tóm lại để nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ nhân vi ên bán hàng, bên cạnh các chương trình huấn luyện bồi dưỡng đào tạo hàng năm, công ty cũng cần có các chính sách động viên khen thưởng kịp thời, tổ chức các đợt thi đua trong nội bộ công ty với các phần thưởng về vật chất tinh thần cộng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo với từng cá nhân. Điều này sẽ là sợi dây gắn kết tinh thần đoàn kết trong công ty, đồng thời gắn lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể nâng cao tinh thần trách nhiệm từng người với công việc, khuyến khích tinh thần sáng tạo sự nhiệt huyết trong công việc.
Kiến nghị
Trong môi trường kinh tế hiện nay mỗi doanh nghiệp khi tham gia sản xuất kinh doanh đều phải đương đầu với những thách thức khó khăn cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực phấn đấu hết mình tận dụng các năng lực sản xuất sẵn có, cũng nh ư khắc phục các khó khăn đáp ứng nhu cầu x ã hội. Đảng và Nhà nước cần xây dựng thực thi hệ thống pháp luật ho àn chỉnh toàn diện, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà phức tạp, gây mất thời gian và khó khăn cho các doanh nghi ệp. Đồng thời có sự ưu đãi hơn về thuế, giảm bớt mức thuế với các nguy ên liệu nhập khẩu, đầu tư xây dựng công trình giao thông công cộng cơ sở hạ tầng thiết yếu hệ thống thông tin liên lạc, đường xá bến cảng, kho bãi xây dựng các khu công nghiệp tập trung, kiểm soát chặt chẽ các h àng nhập lậu trốn thuế không đảm bảo chất lượng. Về phía bản thân doanh nghiệp để xây dựng đ ược một hệ thống kênh phân phối có hiệu quả và hoạt động tốt, Công ty trước hết phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, thực hiện tốt các hoạt động chi êu thị tạo mối quan hệ tốt với lực lượng công chúng. Không ngừng nỗ lực nâng cao chất l ượng sản phẩm đa dạng hoá mặt hàng, luôn quan tâm đến các lực lượng trung gian của hệ thống phân phối có các chính sách khuyến khích cụ thể.
Tóm lại để tồn tại và phát triển cần phải có sự nỗ lực hợp tác từ cả hai phía từ bản thân các doanh nghiệp v à các cấp lãnh đạo nhà nước, nhằm ngày càng đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển đủ sức sánh vai với các c ường quốc trên thế giới.
Kết luận
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay các doanh nghiệp trong n ước đang đứng trước các cơ hội và thách thức lớn. Gia nhập WTO với những cơ hội mở rộng thị trường tìm kiếm các quan hệ đối tác làm ăn mới thời cơ kinh doanh mới, tiếp cận kinh nghiệm phương thức quản lý mới…tuy nhiên đi cùng các thuận lợi ấy là những thách thức không nhỏ, khi môi trường kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, khi đa phần các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu về năng lực quản lý và tài chính còn hạn hẹp.
Trước tình hình đó để tồn tại và phát triển nhất thiết các doanh nghiệp phải có sự đổi mới về mọi mặt, nâng cao tr ình độ và năng lực sản xuất, cải thiện tình hình tài chính-sẵn sàng cạnh tranh bình đẳng với các công ty nước ngoài. Một trong những cải cách quan trọng nhất l à thay đổi quan điểm sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, lấy thị trường làm trung tâm, làm tấm gương soi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Nam Tân nghi ên cứu về hệ thống kênh phân phối sản phẩm hiện nay tại công ty, em nhận thấy vai tr ò không thể thiếu của công tác phân phối sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp. Một hệ thống phân phối sản phẩm hợp lý không chỉ có tác dụng đ ơn thuần là nâng cao khả năng cung ứng hàng hoá mà nó còn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng nhu cầu trên thị trường. Đó chính là tiền đề cho các doanh nghiệp để h ướng tới mục tiêu mở rộng thị trường, bán được nhiều hàng hóa, tăng doanh thu nhằm đạt mức lợi nhuận cao. Dựa trên các kiến thức đã được học tại trường và qua quá trình tham khảo các tài liệu em đã nhận thức được các mặt mạnh và các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tr ên cơ sở đó đã mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty với mong muốn góp một phần nhỏ bé của m ình vào quá trình phát triển của công ty.
Tuy nhiên với trình độ và nhận thức còn hạn chế nên đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế về hình thức lẫn nội dung. Em mong được sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô và công ty để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo T.S Nguyễn Thị Kim Anh, các thầy cô trong bộ môn QTKD cùng tập thể các cô chú nhân viên công ty TNHH Nam Tân đã giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này.
Tài liệu tham khảo
1.Chu Lê Dung, Bài giảng Quản trị tài chính 2.Võ Hoàn Hải, Bài giảng quản trị thương mại 3.Giáo trình Marketing căn bản
4.Philip Kotler, Quản trị Marketing 5.Các luận văn tốt nghiệp các khoá trước 6.Tài liệu công ty TNHH Nam Tân 7. Các trang web:
www.marketingchienluoc.com www.doanhnghiep24h.com www.chungta.com