Dữ trữ hàng là một quyết định quan trọng về phân phối vật chất. Nhân viên bán hàng muốn công ty tích trữ đủ hàng để có thể thực hiện các đơn đặt hàng với khách hàng. Tuy nhiên về mặt chi phí sẽ kém hiệu quả nếu dự trữ quá nhiều. Nhà quản trị phải biết doanh số bán ra và lợi nhuận sẽ tăng bao nhiêu khi dữ trữ hàng nhiều hơn và hứa hẹn thời gian thực hiện đơn hàng nhanh hơn.
Việc thông qua quyết định dữ trữ h àng đòi hỏi phải biết khi nào thì đặt hàng và đặt mua bao nhiêu. Khi mức dự trữ cạn dần ban lãnh đạo phải biết mức tồn kho là bao nhiêu thì phải đưa đơn đặt hàng mới. Mức tồn kho đó được gọi là điểm đặt hàng. Điểm đặt hàng phải càng cao nếu thời gian chờ thực hiện đơn hàng dài, tốc độ sử dụng càng lớn và tiêu chuẩn dịch vụ càng cao. Điểm đặt hàng
cuối cùng phải đảm bảo cân đối rủi ro cạn nguồn h àng dự trữ với chi phí dự trữ quá mức.
Một quyết định nữa là số lượng hàng đặt mua là bao nhiêu? Số lượng hàng đặt mua càng lớn thì tần suất đặt hàng càng thưa. Công ty cần phải cân đối chi phí xử lý đơn hàng và chi phí dự trữ hàng. Mức dự trữ bình quân lớn thì chi phí dự trữ càng cao. Chi phí dự trữ hàng này gồm chi phí lưu kho, chi phí vốn thuế, và tiền bảo hiểm khấu hao và hao mòn vô hình.
Ngày càng nhiều công ty cố gắng chuyển từ mạng lưới cung ứng đón đầu sang mạng lưới cung ứng theo yêu cầu. Mạng lưới đầu tiên liên quan đến những công ty sản xuất số lượng sản phẩm theo dự báo mức ti êu thụ. Công ty tạo ra và lưu trữ hàng tại các điểm cung ứng khác nhau., như tại nhà máy các trung tâm phân phối cửa hàng bán lẻ. Mỗi điểm cung ứng đều cố gắng tự động tái đặt h àng khi đạt đến điểm đặt hàng. Khi tình hình tiêu thụ chậm hơn dự kiến công ty cố gắng giảm bớt lượng dự trữ bằng cách bảo trợ cho các hợp đồng v à bằng biện pháp khuyến mãi. Mạng lưới cung ứng theo yêu cầu do khách hàng chủ động trong đó có phần sản xuất liên tục và có phần thay thế hàng dự trữ khi có đơn hàng về. Công ty sản xuất những thứ đang đ ược tiêu thụ. Việc sản xuất theo đơn hàng chứ không phải dự báo đã giảm được rất nhiều chi phí dự trữ và rủi ro.