1.4.1. Chính sách sản phẩm
Trong Marketing-mix sản phẩm là một biến số nền tảng. Bởi lẽ chỉ khi nào xác định được sản phẩm doanh nghiệp mới có ph ương hướng đầu tư sản xuất. Nó là căn cứ để xác định các biến số của Marketing -mix như giá cả, phân phối, xúc tiến cho phù hợp. Chiến lược sản phẩm là tổng thể các định hướng, các
Doanh thu bán hàng V= Tổng tài sản Doanh thu bán hàng R= Trị giá hàng tồn kho
Tổng số tiền chi phí lưu thông trong kỳ KF =
Doanh thu *100%
Tổng lợi nhuận trong kỳ KL =
nguyên tắc và các biện pháp thực hiện trong việc xác lập một mặt h àng hay một chủng loạI sản phẩm sao cho phù hợp với từng thị trường, và từng giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của sản phẩm đó. Chiến l ược sản phẩm được xây dựng với các nội dung chủ yếu sau:
-Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm -Phát triển sản phẩm mới
-Nhãn hiệu của sản phẩm
-Phân tích sản phẩm và khả năng thích ứng với thị trường. -Những dịch vụ gắn liền với sản phẩm
Ngày nay phương châm kinh doanh c ủa các doanh nghiệp đã thay đổi không phải là bán cái doanh nghiệp có mà phải bán cái khách hàng cần. Muốn vậy bản thân các doanh nghiệp phải chủ động phân tích các sản phẩm hiện có v à khả năng thích ứng vớI thị trường của sản phẩm đó.Trước khi quyết định đưa một sản phẩm mớI vào thị trường, doanh nghiệp phải trả lời đ ược các câu hỏi như: sản phẩm của mình có chỗ đứng trên thị trường chưa, vấn đề xây dựng uy tín và thương hiệu, cách thức cạnh tranh với các loạ i sản phẩm khác, chiến lược kinh doanh cho từng chu kỳ sống của sản phẩm…Với sự tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, ước muốn của người tiêu dùng ngày càng cao, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, DN không thể mãi dựa vào những sản phẩm hiện có mà phải không ngừng đưa ra các sản phẩm mới, hoàn thiện hơn. Mỗi quy trình triển khai sản phẩm mới gồm có các giai đoạn sau:
Tìm kiếm những phát kiến về sản phẩm mới
Có thể xuất phát từ hoạt động của bộ phận nghi ên cứu, phát triển (R&D), sáng kiến từ các nhà nghiên cứu, cán bộ khoa học, nhân viên xưởng sản xuất, nhân viên kinh doanh để phát triển sản phẩm dựa trên những thành tựu, ưu thế về công nghệ, khoa học kỹ thuật. Hoặc do nghi ên cứu sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng, thị trường để phát triển sản phẩm mới đáp ứng tốt h ơn nhu cầu (mới) của khách hàng.
Sàng lọc những phát kiến
Qua giai đoạn tìm kiếm phát kiến có thể thu được nhiều đề xuất, ban lãnh đạo cần sàn lọc lấy những phát kiến hay, loại bỏ những phát kiến kém.
Phát thảo ý đồ về sản phẩm và thử nghiệm
Một phát kiến hay cần được phát thảo thành một ý đồ cụ thể về sản phẩm. Phát thảo sản phẩm cần được thăm dò với khách hàng để thu lại những ý kiến phản hồi nhằm cải tiến cho phù hợp với ý muốn của khách hàng hơn.
Phát triển chiến lược marketing của sản phẩm. Phát thảo về chiến lược marketing sơ bộ cho sản phẩm mới.
Phân tích triển vọng hiệu quả kinh doanh.
Phần nầy doanh nghiệp phân tích v à phát thảo sơ bộ về tiềm năng thị trường, chi phí đầu tư, giá bán ra, giá thành sản xuất và dự kiến lợi nhuận, qua đó để biết sản phẩm mới có đạt yêu cầu về mục tiêu kinh doanh của công ty hay không.
Phát triển sản phẩm
Bộ phận nghiên cứu phát triển (R&D) sẽ nghiên cứu từ những ý đồ phát thảo để thiết kế cho ra một sản phẩm cụ thể đạt đ ược những yêu cầu về tính năng, nhu cầu của người tiêu dùng.
Thử nghiệm thị trường
Giai đoạn nầy sản phẩm được thử nghiệm thực tế với người tiêu dùng trước khi được đưa vào sản xuất đại trà.
Tung sản phẩm mới vào thị trường
Giai đoạn thử nghiệm thị trường giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp có đủ cơ sở để kết luận có nên tung sản phẩm mới vào thị trường hay không. Nếu doanh nghiệp quyết định tung sản phẩm vào thị trường, doanh nghiệp cần xác định thời gian sản xuất, chọn thị trường để tung sản phẩm trước v.v.
1.4.2. Chính sách giá
Trong kinh doanh, giá cả là lĩnh vực thể hiện sự tranh giành lợi ích kinh tế và vị trí độc quyền của các thế lực. Trong marketing -mix, giá cả là biến số duy nhất mang lạI thu nhập, tất cả các biến số khác chỉ sinh ra đầu t ư và chi phí. Biến số giá cả cũng gây ra những tác động tức th ì hơn cả những biến số khác của marketing-mix. Việc xác lập một chiến lược giá đúng đắn sẽ đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có lãi và chiếm lĩnh thị trường.
Việc định giá sản phẩm có thể dựa tr ên các định hướng sau: -Định hướng vào doanh nghiệp.
-Định hướng vào thị trường
Việc xây dựng chính sách giá cả định hướng vào doanh nghiệp thường dựa trên các yếu tố: mục tiêu marketing của doanh nghiệp, những đặc tính của sản phẩm. Đinh giá theo thị trường phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: mức độ cạnh tranh trên thị trường, quan hệ cung cầu.
1.4.3. Chính sách chiêu thị
Các hoạt động trong Marketing-mix như lập kế hoạch sản xuất sản phẩm, chiến lược giá, phân phối chủ yếu hình thành bên trong doanh nghi ệp hoặc giữa doanh nghiệp với các phần tử trung gian Marketing. Trong khi đó hoạt động chiêu thị là doanh nghiệp truyền thông trực tiếp với các khách h àng tiềm năng..
Nhân tố thứ tư này trong marketing-mix đóng vai trò như là một chính sách định hướng vào việc giới thiệu, cung cấp thông tin về một loại sản phẩm, nó là các nỗ lực của doanh nghiệp nhằm thiết lập k ênh thông tin và thuyết phục khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ của họ.
Chính sách chiêu thị đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân phối sản phẩm, hàng hoá từ tay người sản xuất tới tay người tiêu dùng. Nó giúp nhà sản xuất nắm bắt kịp thời những thông tin về thị tr ường, ý muốn của khách hàng để thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng, giảm các chi phí không cần thiết v à tránh các rủi ro trong kinh doanh. Để đạt các mục ti êu ấy chính sách chiêu thị sử dụng các công cụ chủ yếu sau:
Quảng cáo:
Trong các loại hình truyền thông marketing như khuyến mại (sales promotion), quan hệ công chúng (public relations), bán h àng cá nhân (personal selling), tiếp thị trực tiếp (direct marketi ng), tổ chức sự kiện (events), truyền thông tại điểm bán hàng (POS), truyền thông điện tử(e-communication) ... quảng cáo là một hình thức truyền thông marketing hữu hiệu nhất.
Quảng cáo là hình thức sử dụng các phương tiện thông tin để truyền đạt thông tin đến khách hàng. Mục tiêu của quảng cáo là ảnh hưởng tới các tập tính của quần chúng đặc biệt là khách hàng.
Trong thời đại ngày nay các hình thức quảng cáo ngày càng phong phú và đa dạng. Nhóm một số phương tiện quảng cáo chính:
Nhóm phương tiện in ấn như báo chí, tạp chí, ấn phẩm thương mại… Nhóm phương tiện điện tử như: truyền thanh, truyền hình, phim… Nhóm phương tiện ngoài trời: pano, áp phích, bảng hiệu…
Phương tiện quảng cáo trực tiếp: thư trực tiếp, điện thoại… Bán hàng cá nhân:
Là hình thức sử dụng nhân viên bán hàng để thông tin thuyết phục khách hàng tiềm năng mua những sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu marketing. Quản trị lực lượng bán hàng càng tốt thị khả năng thành công của doanh nghiệp càng lớn. Nhiệm vụ chủ yếu của người bán là:
-Giải thích về lợi ích của sản phẩm
-Hướng dẫn và giải thích những hoạt động riêng của sản phẩm -Dịch vụ sau bán để làm hài lòng khách.
-Thu thập những thông tin về thị trường và đối thủ nhằm cải tiến chiến lược marketing.
Khuyến mại:
Là hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp nhằm kích thích khách h àng mua hàng và làm tăng doanh số bán hàng trong ngắn hạn bằng cách dành những lợi ích nhất định cho khách hàng.
Mục đích của khuyến mãi nhằm:
-Thúc đẩy, tài trợ và khuyến khích nỗ lực bán hàng của lực lượng bán hàng. -Nhằm động viên những người trung gian hỗ trợ một cách nhiệt t ình và tích cực trong việc tiếp thị các sản phẩm của công ty.
-Khuyến khích người tiêu dùng thử hoặc tiếp tục sử dụng những sản phẩm cụ thể của công ty.
Tuyên truyền:
Là việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để truyền tin về doanh nghiệp hoặc sản phẩm.
Quan hệ công chúng:
Là việc điều hành những chương trình hành động nhằm tranh thủ sự hiểu biết và chấp nhận của công chúng giành cho sản phẩm bằng cách sử dụng hàng loạt kỹ thuật truyền thông để giao tiếp với nhiều đối t ượng khác nhau.
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
NAM TÂN 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Nam Tân được thành lập và cấp giấp phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 044647 ngày 07/11/1998 của sở kế hoạch đầu tư Nam Định. Với ngành nghề đăng ký kinh doanh ban đầu là sản xuất kinh doanh nhựa dân dụng, vải Mex, nilon, ép plastic, băng keo.
Do yêu cầu đa dạng hóa sản xuất mở rộng mặt h àng sản xuất kinh doanh công ty đã thay đổi kinh doanh lần thứ nhất ngày 17/07/2000, lần thứ hai ngày 12/01/2001, lần thứ ba ngày 18/12/2002 với ngành nghề kinh doanh: sản xuất kinh doanh đề can, giấy dán, gỗ và sản phẩm từ gỗ, lâm sản,và sản phẩm từ lâm sản, kinh doanh máy móc thiết bị thuộc ng ành xây dựng dân dụng, giao thông. Vốn điều lệ khi thành lập là : 800.000.000đ
Trụ sở chính: số 3/94 đường Giải Phóng, phường Trường Thi, thành phố Nam Định Điện thoại : 0350.3849239
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: số 77 đường Nguyễn Thái Bình, phường 4, Quận Tân Bình
Văn phòng đại diện ở Hà Nội: 241 phố Huế
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng: Sản xuất kinh doanh sản phẩm đề can, bạt l àm quảng cáo bạt mái hiên, giấy dán…
Nhiệm vụ:
-Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất ngắn trung v à dài hạn hàng năm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh tạ i công ty.
-Tạo nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và ổn định. -Làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động, tuân thủ đúng các quy định chính sách của pháp luật Việt Nam.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Giám đốc:
Là người điều hành cao nhất, quyết định mọi công việc chính của công ty, và chịu trách nhiệm toàn diện hoạt động của công ty.
Trực tiếp phụ trách phòng kế toán tổ chức hành chính chi nhánh tại thành phố HCM và VPĐD ở Hà Nội.
Phó giám đốc:
-Là người giúp cho giám đốc thực hiện các công tác m à giám đốc giao phó -Trực tiếp phụ trách phòng kế hoạch kỹ thuật chịu trách nhiệm về kỹ thuật v à chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
-Điều hành trực tiếp xưởng sản xuất bạt, đề can, giấy chống dính.
-Lập kế hoạch sửa chữa thường xuyên duy tu bảo dưỡng và thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty.
Các phòng ban và xưởng sản xuất:
- Phòng tài chính kế toán- Tổ chức- Hành chính:
+ Giúp cho công ty quản lý mọi hoạt động tài chính của công ty, tham mưu cho giám đốc thực hiện đúng nguyên tắc thu chi tài chính.
+ Giúp cho công ty khâu quản lý hành chính, kể cả công tác bảo vệ và lái xe phục vụ hoạt động công ty theo kế hoạch sản xuất đề ra.
+ Giúp cho giám đốc về quản lý nhân sự tuyển dụng sa thải cũng nh ư điều động sản xuất, bổ nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, có kế hoạch đ ào tạo ngắn hạn, dài hạn phục vụ cho yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài của công ty.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật:
+ Giúp cho công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, theo từng mặt hàng, có phân ra theo quý tháng. Cơ sở dữ liệu xây dựng kế hoạch từ nhu cầu thị trường hàng năm đã sản xuất, đồng thời dự báo kế hoạch năm thực hiện .
+ Chịu trách nhiệm kỹ thuật sản xuất các sản phẩm h àng hoá và chất lượng sản phẩm. Kiểm tra chất lượng sản phẩm khâu KCS.
+ Chịu trách nhiệm về kỹ thuật máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
+ Nhân lực : Bố trí 5 người trong đó có 1 kỹ sư chuyên ngành, một trung cấp cơ khí và 3 cán bộ kỹ thuật KCS.
Phân xưởng sản xuất bạt dùng làm quảng cáo và mái hiên: -Mỗi ca sản xuất gồm 15 công nhân
-Nhiệm vụ xưởng là sản xuất bạt quảng cáo, mái hiên
-Trong mỗi ca sản xuất có một thủ kho xuất nguyên vật liệu và nhập kho thành phẩm sau khi sản phẩm đã được kiểm tra KCS.
Phân xưởng sản xuất giấy chống dính:
-Mỗi ca sản xuất gồm 20 công nhân, mỗi ng ày sản xuất hai ca
-Nhiệm vụ xưởng sản xuất giấy chống dính l à sản xuất hai loại giấy chống dính theo kế hoạch sản lượng mà công ty đã xây dựng
-Đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sản xuất, chú ý an toàn trong khâu phòng chống cháy nổ.
Phân xưởng sản xuất đề-can các loại:
-Mỗi ca sản xuất gồm 20 công nhân, mỗi ng ày hai ca
-Nhiệm vụ của xưởng sản xuất đề-can là sản xuất 4 loại đề-can theo kế hoạch công ty đã xây dựng
-Trong mỗi ca sản xuất có một thủ kho xuất nguy ên vật liệu và nhập kho thành phẩm sau khi sản phẩm đã được kiểm tra KCS.
Chi nhánh tại thành phố HCM:
-Chi nhánh được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 12-01-2001
-Nhiệm vụ là tiếp cận thị trường khu vực miền nam, đại lý phân phối cho các tỉnh phía nam về tiêu thụ sản phẩm
-Thực hiện hoạch toán theo phương thức báo sổ -Nhân lực: Có 4 người thực hiện các công việc trên Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
-Để tiện việc giao lưu hàng hoá các tỉnh phía bắc, công ty mở văn ph òng đại diện tại HN.
-Nhiệm vụ văn phòng là đại diện thay mặt công ty thực hiện các hợp đồng được công ty uỷ thác về bán sản phẩm, mua vật t ư phục vụ sản xuất.
Sơ đồ 5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất2.1.4.1. Cơ cấu sản xuất của công ty 2.1.4.1. Cơ cấu sản xuất của công ty
Cơ cấu sản xuất thể hiện hình thức tổ chức của quá trình sản xuất, tính chất phân công lao động giữa các bộ phận sản xuất, đặc điểm của sự kết hợp lao động với tư liệu lao động và đối tượng lao động trong suốt quá trình sản xuất.
Giám đốc P. Giám đốc kỹ thuật P. kế hoạch- kỹ thuật P. kế toán- TCHC Xưởng sản xuất giấy chống dính Xưởng sản xuất đề can Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh VPĐD tại Hà Nội Tổ sản xuất số 1 Xưởng sản xuất bạt Tổ sản xuất số 2
Sơ đồ 6: Sơ đồ cơ cấu sản xuất của công ty:
2.1.4.2. Chức năng từng bộ phận trong cơ cấu sản xuất
-Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm bao gồm các phân xưởng. Trong công ty đây là các phân xưởng : sản xuất giấy chống dính, đề-can, bạt. Đây là bộ phận quan trọng chuyển hoá đối t ượng lao động thành vật phẩm tiêu dùng, là bộ phận sản xuất ra mọi hoạt động của công ty
-Bộ phận phục vụ sản xuất:là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc