Xử lý mâu thuẫn của kênh

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh nam tân (Trang 43 - 45)

Những mâu thuẫn nhất định của k ênh đôi khi có thể dẫn tới những thay đổi phù hợp, giúp kênh tiếp tới các bước phát triển tiếp theo thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Đồng thời nó cũng có thể gây ra rất nhiều những mâu thuẫn lộn xộn. Vấn đề không chỉ là loại bỏ mâu thuẫn mà quản lý tốt hơn những mâu thuẫn đó.

Có lẽ giải pháp quan trọng nhất là chấp nhận những mục đích tối th ượng. Các thành viên của kênh bằng cách nào đó đi đến một thoả thuận về mục tiêu cơ bản mà họ cùng theo đuổi, có thể là mục tiêu tồn tại, thị phần, chất lượng cao hay thoả mãn khách hàng. Điều này thường xảy ra khi kênh phảI đương đầu với sự đe doạ từ bên ngoài, như có một kênh cạnh tranh hiệu quả hơn hoặc nhu cầu của

người tiêu dùng thay đổi. Việc liên kết chặt chẽ với nhau có thể loại trừ đ ược sự đe doạ. Khi mâu thuẫn đã mang tính chất kinh niên hay hết sức nghiêm trọng thì các bên có thể sử dụng đến các biện pháp ngoại giao, trung gian hoà giải hay một trọng tài phân xử.

Để vận hành hệ thống kênh phân phối đòi hỏi doanh nghiệp nhất thiết phải đào tạo một đội ngũ quản lý chuyên nghiệp đơn giản với một sự thực là “một đội ngũ nhân viên tốt mà quản lý tồi thì không tốt hơn một đội ngũ nhân viên tồi mà quản lý tốt” điều đó không có nghĩa l à chúng ta chỉ cần một đội ngũ nhân viên yếu kém mà phải khẳng định rằng khi có một đội ngũ quản lý chuy ên nghiệp họ sẽ có khả năng đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên dưới quyền chở nên chuyên nghiệp. Bên cạnh đó thực tế vận hành kênh phân phối đòi hỏi phải thiết lập một loạt các công cụ quản lý hiệu quả với mục ti êu tạo ra tiêu chuẩn thống nhất & định hướng nhất quán. Trong hàng loạt các công cụ thiết lập các nh à doanh nghiệp không thể bỏ quên các công cụ chính yếu như :

- Công cụ xác lập kế hoạch - Công cụ kiểm tra giám sát - Công cụ hỗ trợ huấn luyện - Công cụ động viên khuyến khích - Công cụ đánh giá

Các công cụ này được hiểu như những bộ đồ nghề của nhà quản lý khi vận hành hệ thống, song thực trạng các nhân viên quản lý và giám sát trong hệ thống phân phối còn đang thiếu hụt, hay không có khả năng sử dụng các công cụ n ày ngay cả trong những hệ thống lớn của các tập đo àn nước ngoài cũng đang là một câu hỏi lớn. Dưới đây là 10 nguyên tắc quản lý và tránh xung đột trong kênh:

1. Chọn đối tác một cách cẩn thận, so sánh với những đối tác đ ã làm tốt nhất (đưa mục tiêu của hai bên ra bàn bạc một cách thẳng thắng)

2. Cần có chiến lược kênh

3. Giải thích về phân khúc thị trường và giải pháp khách hàng

4. Công nhận và có biện pháp khen thưởng đối với những đóng góp một cách công bằng

6. Thông tin, trao đổi sớm và rõ ràng (cũng yêu cầu đối tác như vậy) 7. Luôn luôn tìm hiểu các khả năng lựa chọn khác của đối tác

8. Thoả thuận các mục tiêu và các yếu tố ưu tiên, theo dõi chặt chẽ 9. Cùng đón mừng các thành quả đạt được

10. Nhanh chóng đặt vấn đề khi thấy có biểu hiện thiếu trách nhiệm

Vì luôn có khả năng xảy ra mâu thuẫn trong tất cả các tổ chức k ênh. Nên các thành viên kênh nên thoả thuận với nhau trước về các phương pháp giải quyết mâu thuẫn của kênh. Việc này làm cho việc xử lý các mâu thuẫn trở n ên đơn giản hơn và tránh ảnh hưởng đến hệ thống phân phối của tổ chức.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh nam tân (Trang 43 - 45)