Xác định những phương án chính của kênh

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh nam tân (Trang 29 - 36)

Sau khi công ty đã xác định được thị trường mục tiêu của mình và vị trí mong muốn, nó phải xác định các phương án của kênh. Mỗi phương án của kênh được mô tả bằng ba yếu tố: loại hình các người kinh doanh trung gian, số ng ười trung gian, điều kiện trách nhiệm của từng th ành viên trong kênh.

a. Các loại hình trung gian

Để lựa chọn cách thức thiết lập hệ thống k ênh các nhà kinh doanh nhất thiết phải phân tích các yếu tố liên quan, xác định phương pháp bán hàng. Hiện tại có hai phương pháp bán hàng phổ biến : phương pháp bán hàng chủ động và phương pháp bán hàng thụ động. Phương pháp bán hàng chủ động - thiết lập hệ thống nhân viên bán hàng tiếp cận khách hàng một cách chủ động để bán hàng. Với phương pháp này các doanh nghiệp có thể trực tiếp xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng, thông qua các nhà phân ph ối hay kết hợp giữa trực tiếp xây dựng ở các thị trường trọng điểm, có thế mạnh với thông qua các nh à phân phối ở các thị trường khác. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp bán hàng chủ động đòi hỏi nhiều nguồn lực và chi phí cao...Với phương pháp bán hàng thụ động các doanh nghiệp thiết lập hệ thống bán buôn dựa tr ên nguyên tắc tạo ra độ dốc trong hệ thống kênh bằng việc tạo ra lợi nhuận cho các nhà buôn. Một số công ty khá cực đoan khi cho rằng họ có thể loại bỏ được vai trò của các nhà bán buôn khi đã thiết lập được một hệ thống kênh phân phối chủ động tới tận các nhà bán lẻ. Trên thực tế để thành công các doanh nghiệp cấn phải biết kết hợp cả hai phương pháp này tạo ra được sự hài hoà nhất quán & hạn chế các xung đột trong vận h ành.

Công ty phải xây dựng một mô hình tổ chức lực lượng bán hàng của mình thể hiện được chính sách marketing và phân phối của họ, đồng thời tạo điều kiện để lực lượng bán hàng thực hiện được chiến lược công ty. Việc xây dựng mô

hình tổ chức ấy đòi hỏi phải có sự thấu hiểu từng loại lực l ượng bán hàng, những chỉ tiêu của chiến lược phân phối và những phương án mô hình tổ chức khác nhau ở cấp địa phương.

Phân loại lực lượng bán hàng

Lực lượng bán hàng là cầu nối cơ bản nhất giữa Công ty và thị trường. Lực lượng bán hàng được chia làm ba loại: lực lượng của Công ty, đại lý có hợp đồng và lực lượng hỗn hợp.

Lực lượng bán hàng của Công ty

Lực lượng bán hàng của một Công ty bao gồm tất cả những nhân viên có trách nhiệm trực tiếp đến hoạt động bán hàng. Lực lượng này lại có thể được chia thành hai loại: Bên trong và bên ngoài.

 Lực lượng bán hàng bên trong (tại chỗ): Hầu hết, lực lượng bán hàng bên trong thường tập trung ở một cơ quan, ở văn phòng và liên hệ với khách hàng chủ yếu thông qua điện thoại. Từng cá nhân nhân vi ên bán hàng hiếm khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Loại lực lượng bán hàng này có thể được dùng như lực lượng chính yếu của Công ty hoặc l à lực lượng hỗ trợ cho lực lượng bán hàng hoạt động bên ngoài Công ty. Lực lượng bán hàng tại chỗ hay bên trong này không phải là một hiện tượng mới xuất hiện. Trong lịch sử cũng đã từng tồn tại lực lượng bán hàng này nhưng với trách nhiệm và hoạt động chủ yếu mang tính xúc tiến cho hoạt động bán hàng hay theo sau một hoạt động bán hàng như theo dõi những đơn đặt hàng, kiểm soát dự trữ, tồn kho, giới thiệu sản phẩm thay thế. Gần đây, trách nhiệm của khối lực lượng bán hàng bên trong này đã được mở rộng xa hơn và ngày nay nhiều Công ty phụ thuộc rất nhiều v ào những chuyên gia tiếp thị qua điện thọai của họ.

 Lực lượng bán hàng hoạt động bên ngoài Công ty (văn phòng):

Lực lượng bán hàng bên ngoài công ty thông thư ờng được trải ra theo vùng địa lý. Để lực lượng bán hàng bên ngoài công ty này hoạt động được hiệu quả, điều kiện cần có là trong vùng lãnh thổ ấy phải có một số lượng khách hàng đủ lớn. Người đại diện bán hàng này sẽ có trách nhiệm bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ thông qua giao dịch trực tiếp với khách h àng, thông thường tại địa bàn kinh doanh của khách hàng. Ngoại trừ hoạt động bán lẻ, đa số lực lượng bán

hàng hoạt động ở bên ngoài. Lực lượng bán hàng bên ngoài được sử dụng rất rộng rãi trong những doanh nghiệp nhỏ và lớn từ những công ty sản xuất ti êu dùng và hàng công nghiệp, công ty dịch vụ như hãng hàng không, khách sạn đến Công ty bán buôn. Một trong những trọng tâm chủ yếu nh ưng không phải duy nhất của chương này là làm sao xây dựng và quản lý được lực lượng bán hàng hoạt động bên ngoài của Công ty.

Lực lượng bán hàng hoạt động bên ngoài ấy hàng ngày trình bày sản phẩm của Công ty cho khách hàng và khách hàng tiềm năng. Với sự đào tạo và quản lý đúng đắn, công ty có thể tin tưởng vào số nhân viên bán hàng của họ về khả năng giới thiệu và bán sản phẩm đang tiêu thụ hoặc sản phẩm mới theo đúng yêu cầu của Công ty. Ngoài ra, vì là nhân viên của Công ty, họ có thể được hướng dẫn để thực hiện những nghiệp vụ không phải l à bán hàng như thu thập thông tin, cung ứng dịch vụ khách hàng, đào tạo nhân viên bán hàng và giải quyết những vướng mắc của khách hàng. Lực lượng bán hàng còn là khối óc về tri thức quản lý. Những đại diện bán hàng với những thành tích xuất sắc có thể được bồi dưỡng, phát triển thêm và thăng tiến lên những địa vị như giám đốc quản lý bán hàng, giám đốc sản xuất hay những địa vị quan trọng khác trong công ty.

Nuôi dưỡng một số lực lượng bán hàng bên ngoài công ty có thể tốn nhiều chi phí, thậm chí một quy mô lực lượng bán hàng tương đối nhỏ cũng đòi hỏi một khoản định phí đáng kể. Ngoài ra, trong công ty còn phải có một lực lượng lớn khác, chủ yếu chỉ hưởng lương, để làm công tác dự báo và hỗ trợ cho lực lượng bán hàng bên ngoài. Khi lực lượng bán hàng gia tăng về quy mô, số lượng nhân viên quản lý và hỗ trợ họ cũng gia tăng theo, kéo theo sự gia tăng thêm về định phí mà không liên quan trực tiếp đến hoạt động bán hàng.

Đại lý theo hợp đồng

Loại đại lý theo hợp đồng phổ biến nhất l à Đại diện nhà sản xuất. Họ là những cá nhân, hiệp hội, hội buôn hoạt động độc lập, đại diện cho hai hay nhiều nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ, trong một v ùng lãnh thổ quy định, hưởng hoa hồng đại lý (commission) và kinh doanh với nhau. Những đại lý độc lập này thường còn được gọi là đại lý hoa hồng, đại lý tiêu thụ hay đại lý bán hàng, hay

môi giới. Một đại lý của nhà sản xuất có thể là một bộ phận trong kênh phân phối của công ty một cách lâu dài hay tạm thời. Cho dù số đại lý của từng công ty có khác nhau, những đại lý đều mang những đặc điểm chung nh ư sau:

 Công ty không thể trang trải được khoản định phí của lực lượng bán hàng trực tiếp mà phải thuê những đại lý.

 Những đại lý này cung cấp một lực lượng bán hàng thường xuyên, cũng như sự Hoa hồng, chi phí và doanh số đều liên hệ trực tiếp với nhau. Chính vì vậy, những phân chia khu vực địa lý rất ổn định, đảm bảo phục vụ số khách hàng trong vùng một cách nhanh chóng. Nếu tự thân công ty xâm nhập v ào những thị trường như vậy, họ sẽ phải mất nhiều năm, đặc biệt l à đối với sản phẩm mới.

 Thông thường họ kinh doanh rất nhiều sản phẩm t ương đối giống nhau, nhưng không mang tính cạnh tranh. Điều này đặc biệt quan trọng khi Công ty chỉ kinh doanh một ngành hàng hạn hẹp, đang nỗ lực xâm nhập v ào vùng thị trường có một số lượng lớn khách hàng mà mỗi người lại chỉ tiêu thụ một số lượng ít ỏi sản phẩm của công ty đến nỗi công ty k hông thể chịu nổi phí thuê một lực lượng bán hàng của họ.

Rất nhiều công ty cung cấp hàng hóa thấy thật khó lòng chấp nhận được quan điểm những đại lý là những tổ chức kinh doanh độc lập, có mục ti êu và chiến lược riêng của họ, mà không chịu sự điều khiển trực tiếp của công ty. Rất nhiều công ty đòi hỏi đại lý phải luôn luôn "một lòng" với họ (chỉ bán hàng cho họ) như số nhân viên bán hàng của họ, nhưng họ không thể tìm được dạng đại lý này. Đối với những đại lý có nhiều hãng cung cấp và với lòng trung thành đã bị chia xẻ này, họ sẽ không và không thể tập trung quan tâm thỏa mãn những yêu cầu của một nhà cung cấp nào đó.

Ngoài ra, những hoạt động không mang tính bán h àng sẽ ít được ưu tiên hơn, do những hoạt động ấy không đem lại mức gia tăng doanh số v à do đó không gia tăng khoản hoa hồng đại lý của họ một cách trực tiếp nh ư hoạt động bán hàng. Cuối cùng, việc quản lý một mạng lưới đại lý độc lập trên toàn quốc vừa không dễ dàng vừa không phải là không đắt. Đại diện nhà sản xuất được sử dụng nhiều nhất để tiêu thụ những sản phẩm công nghiệp. Một số doanh nghiệp sản xuất được sử dụng nhiều nhất để tiêu thụ những sản phẩm công nghiệp. Một

số doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như những hãng nữ trang nhỏ thường dùng đại lý để cung cấp đến những mạng l ưới bán lẻ. Hoặc như công ty Cosning Glass Works, ngoài lực lượng bán hàng của công ty, họ còn dùng 31 môi giới thực phẩm làm đại lý cho họ để đưa sản phẩm của họ đến những hệ thống cửa hàng tạp phẩm ở những thị trường trung tâm.

Lực lượng bán hàng hỗn hợp

Công ty có thể sử dụng nhiều loại lực lượng bán hàng để chiếm lĩnh thị trường. Công ty có thể sử dụng hỗn hợp lực l ượng bán hàng của công ty và mạng lưới đại lý để xâm nhập nhiều loại thị tr ường khác nhau.

Một nhà tiếp thị cho sản phẩm đồ dùng làm bếp loại để chế biến đặc sản đã dùng một số luợng nhỏ nhân viên bán hàng của hãng để tiếp xúc bán hàng cho những trung tâm của những cửa h àng bán lẻ dụng cụ gia đình, đối với những dạng thị trường còn lại họ giao cho những đại lý độc lập.

Một nhà sản xuất lớn về thiết bị ngành năng lượng sử dụng lực lượng bán hàng của những Công ty khác nhau để tiếp xúc, bán hàng cho những đại lý và những nhà máy công nghiệp quen thuộc, cùng với một số đại lý được phân công trên những thị trường đặc biệt. Chính vì vậy, chẳng có gì là lạ khi một Công ty duy trì cùng lúc những loại lực lượng bán hàng phụ thuộc vào đặc tính của loại khách hàng và những mối quan hệ cần thiết mà công ty phải duy trì. Sự đa dạng và sự phối hợp những chủng loại lực l ượng bán hàng sẽ do những yêu cầu của khách hàng quyết định, đồng thời cũng bị giới hạn bởi sự quan tâm v à khả năng đáp ứng những nhu cầu ấy từ phía công ty.

b. Số lượng người trung gian

Công ty phải quyết định số người trung gian cần phải sử dụng ở mỗi cấp của kênh. Tất cả có ba chiến lược:

 Độc quyền phân phối: Độc quyền phân phối đòi hỏi phải hạn chế nghiêm ngặt số người trung gian kinh doanh hàng hoá và dịch vụ của công ty. Nó được áp dụng trong trường hợp người sản xuất muốn duy trì quyền kiểm soát chặt chẽ đối với mức độ đảm bảo dịch vụ v à khối lượng dịch vụ do những người bán lại thực hiện. Thường nó đòi hỏi độc quyền kinh doanh, nghĩa l à người bán lại không được kinh doanh các nhãn hiệu cạnh tranh. Nó cũng đòi hỏi một sự hợp

tác chặt chẽ giữa người bán và người bán lại. Bằng cách giao độc quyền ph ân phối người sản xuất hy vọng sẽ có được một phương thức bán hàng năng động và thành thạo hơn. Độc quyền phân phối có xu hướng đề cao hình ảnh người sản xuất và cho phép tính phụ giá cao hơn.

 Phân phối chọn lọc : Phân phối chọn lọc đ òi hỏi phải sử dụng nhiều nhưng không phải là tất cả những người trung gian sẵn sàng nhận sản phẩm cụ thể đó. Nó được cả những công ty đã ổn định lẫn những công ty mới, đang t ìm kiếm người phân phối với hứa hẹn phân phối chọn lọc sử dụng. Công ty không phải phân tán sức lực của mình ra cho quá nhiều cửa hàng, kể cả những cửa hàng nhỏ bé. Nó có thể xây dựng một quan hệ l àm việc tốt với những người trung gian đã được tuyển chọn và trông đợi một kết quả bán hàng trên mức trung bình. Phương thức phân phối chọn lọc cho phép ng ười sản xuất bao quát đựơc thị trường một cách thích đáng mà vẫn kiểm soát được nhiều hơn và chi phí ít hơn so với phương thức phân phối ồ ạt.

 Phân phối ồ ạt: chiến lược phân phối ồ ạt có đặc điểm l à cố gắng đưa hàng hoá và dịch vụ vào càng nhiều cửa hàng càng tốt. Khi người tiêu dùng đòi hỏi địa điểm phải hết sức thuận tiện, th ì điều quan trọng là phải phân phối với cường độ lớn hơn. Chiến lược này thường áp dụng cho những hàng hoá thông dụng như thuốc lá, xăng dầu, xà bông, thực phẩm…

c. Điều kiện trách nhiệm các thành viên trong kênh

Người sản xuất phải xác định những điều kiện v à trách nhiệm của những thành viên tham gia kênh. Những yếu tố chính trong “mối quan hệ mua bán” l à chính sách gía cả, điều kiện bán hàng, địa bàn chuyển giao quyền, và những dịch vụ mà mỗi bên phải thực hiện.

Chính sách giá cả đòi hỏi người sản xuất phải xây dựng một biểu giá v à bảng chiết khấu. Những người trung gian phải thấy biểu giá đó l à công bằng và đầy đủ. Điều kiện về bán hàng đề cập đến những điều kiện thanh toán v à bảo hành của người sản xuất. Địa bàn giao quyền cho những người phân phối cũng là một yếu tố nữa trong mối quan hệ mua bán. Ng ười phân phối muốn biết rõ những nơi nào người sản xuất sẽ giao quyền cho những nh à phân phối khác. Họ cũng muốn nhận toàn quyền tiêu thụ trên địa bàn của mình. Những dịch vụ hỗ trợ và

trách nhiệm phải được xác định cẩn thận, nhất là đối với những kênh có đại lý đặc quyền và đại lý độc quyền.

Các đại lý là các trung gian thay mặt cho doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ để thu hoa hồng. Các doanh nghiệp thường dùng các đại lý vì họ cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các đại lý để tiếp cận đ ược các thị trường cụ thể hoặc một vùng địa lý nhất định.

Lựa chọn đại lý

Để chọn một đại lý phù hợp, trước hết cần xác định rõ mục tiêu doanh nghiệp muốn đại lý đó đạt được và cách thức bạn muốn họ đạt được điều đó. Cần cho họ biết rõ những yếu tố như số cuộc gọi bình quân để bán được hàng, các đối thủ cạnh tranh cũng như các điều kiện bất thường cụ thể của khu vực.

Bạn phải quyết định lựa chọn giữa một đại lý hoạt động ổn định và một đại lý mới muốn sử dụng doanh nghiệp bạn để nâng cao vị thế, liệu đại lý có khả năng điều hành kinh doanh với quy mô của bạn hoặc họ có thể đáp ứng được các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp không. Bạn nên chọn các đại lý phù hợp với doanh nghiệp bạn.

Bạn nên phỏng vấn các ứng cử viên càng nhiều càng tốt. Đó là cách bảo đảm rằng họ thực sự cam kết làm việc thay mặt cho doanh nghiệp bạn.

Quản lý các đại lý

Bạn cần phải dành thời gian để quản lý mối quan hệ với các đại lý để tận

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh nam tân (Trang 29 - 36)