Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội học tập

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 22 - 28)

7. Kết cấu của luận án

1.1.2. Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội học tập

Trước hết phải khẳng định, thời điểm Hồ Chí Minh sinh sống và hoạt động chưa có khái niệm XHHT. Khái niệm này xuất hiện đầu tiên trên thế giới vào khoảng đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, và chính thức được Đảng ta sử dụng trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Do đó, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về XHHT là dựa trên cơ sở những luận điểm của Người về giáo dục. Tư tưởng Hồ Chí Minh về XHHT không tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.

Hồ Chí Minh là một nhà lý luận giáo dục và thực hành giáo dục vĩ đại.

Người có rất nhiều bài viết, bài nói, tác phẩm để phát triển giáo dục nước nhà với mong mỏi đưa dân tộc ta sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Sinh thời, Người chưa một lần đề cập đến XHHT nhưng thông qua những bài nói, bài viết, tác phẩm và hoạt động thực tiễn của Người đã toát lên những giá trị lớn lao của một XHHT Việt Nam trong đó. Một trong những trăn trở rất lớn của Người lúc sinh thành là làm sao cho dân ta “ai cũng được học hành”. Cõu núi đú chớnh là cốt lừi của XHHT mà Người khụng ngừng kiến tạo và chỉ đạo thực hiện ở Việt Nam.

Tổng quan các công trình đề cập đến vấn đề này, như sau:

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng XHHT trong tổng thể tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung, có cuốn sách: Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp chống nạn thất học, nâng cao dân trí, do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành [141]. Với hai phần, đặc biệt là phần thứ nhất tác giả phác thảo hành trình xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí cho nhân dân trong từng thời kỳ cách mạng. Xuyên suốt cuốn sách là chặng đường diệt giặc dốt gian nan nhưng cũng đầy tự hào của nhân dân ta, mà nổi bật trên hết là vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng, chỉ đạo và trực tiếp đồng hành trong suốt chặng đường đó của dân tộc.

Nghiên cứu tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, từ đó gián tiếp đề cập tới tư tưởng Hồ Chí Minh về XHHT, về học tập suốt đời được nhiều tác giả lựa chọn. Tác giả Nguyễn Lân có cuốn Hồ Chủ tịch - nhà giáo dục vĩ đại [74].

Như là một lời khẳng định từ tên gọi của cuốn sách, tác giả đi vào nghiên cứu di sản Hồ Chí Minh với tư cách như là một nhà giáo dục vĩ đại trên cả phương diện tư tưởng và hoạt động thực tiễn. Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện [33] của tác giả Thành Duy nghiên cứu về tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh - một trong những biện pháp để xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.

Cùng đề cập đến tư tưởng giáo dục nói chung, tư tưởng về XHHT nói riêng là cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục [54]. Sách tập hợp những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về giáo dục, những bài nghiên cứu về tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh của nhiều nhà khoa học quan tâm đến vấn đề này. Sách do Đào Thanh Hải, Minh Tiến sưu tầm, tuyển chọn.

Một cuốn sách khác gồm 5 phần, tập hợp những thư điện của Hồ Chí Minh gửi ngành giáo dục; những bài nói, bài viết của Người về giáo dục; biên niên hoạt động của Người về giáo dục, đó là cuốn Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục [18]. Cuốn sách của Đặng Quốc Bảo lại tập trung nghiên cứu về tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh và nhà giáo Hồ Chí Minh, được tác giả coi là kim chỉ nam cho việc thực hiện đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay, đó là cuốn tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008 [12].

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện là công trình của tác giả Nguyễn Hữu Công [23]. Cuốn sách dành một nội dung đề cập về quan điểm giáo dục, đào tạo toàn diện của Hồ Chí Minh, với ý nghĩa là một trong những con đường hình thành và phát triển con người toàn diện Việt Nam.

Quan điểm này tiếp tục được đề cập trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo [7]. Qua 31 bài viết của các giảng viên, các nhà nghiên cứu đến từ nhiều trường đại học trong cả nước, cụng trỡnh đó làm rừ hơn những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo như vị trí, vai trò, nội dung, phương châm, phương pháp giáo dục, những cống hiến về giáo dục và đào tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhấn mạnh về vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục và xây dựng XHHT ở Việt Nam, tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng Hồ Chí Minh chính là người khai sáng cho tư duy và chiến lược hành động xây dựng XHHT ở Việt Nam ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng. Nội dung này được đề cập đến trong cuốn Phát triển sự nghiệp giáo dục dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh [13].

Gián tiếp đề cập đến việc xây dựng XHHT là cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay của tác giả Hoàng Anh [1]. Cuốn sách trình bày nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục theo từng thời kỳ gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người cũng như của đất nước. Đồng thời, sách phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và nêu bật tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay. Mặc dù không trực tiếp đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về XHHT nhưng cuốn sách cũng gợi mở nhiều ý tưởng cho tác giả khi xây dựng luận án.

Góp phần tìm hiểu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, coi đó là những giá trị nền tảng để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, đáng chú ý là cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay [119], nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. Sách khẳng định trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng, là kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Việt Nam. Từ đó, công trình đi sâu phân tích thực trạng, đề xuất phương hướng, nội dung, giải pháp vận dụng tư tưởng của Người vào đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó là không ít các sách thuộc nhóm sách biên niên hoặc sưu tầm, tuyển chọn các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo, các bài viết của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các học giả, các chuyên gia nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Có thể kể đến: Bách khoa thư Hồ Chí Minh Sơ giản [76], giới thiệu một số bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về giáo dục; tập hợp các bài viết, các đoạn trích của các nhà nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và quá trình vận dụng tư tưởng của Người vào thực tiễn giáo dục; vận dụng tư tưởng của Người thông qua một số môn học. Một số cuốn sách như Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo do Lê Văn Tích và Nguyễn Thị Kim Dung biên soạn [133]; Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề học tập do Vũ Kim Yến, Nguyễn Văn Dương biên soạn [164] cơ bản đều đi vào trình bày những quan điểm về giáo dục - đào tạo, các bài viết về tư tưởng giáo dục, sự nghiệp giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu biên niên hoạt động của Người với ngành giáo dục - đào tạo.

Một cuốn sách ra đời với mục đích phục vụ công tác học tập, nghiên cứu, thông tin tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh, phổ biến những quan điểm cơ bản của Người về giáo dục - đào tạo, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục - đào tạo nước ta ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu của tình hình cách mạng mới, đồng thời thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: phải làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái. Đó là cuốn Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục đào tạo [34]. Trong 4 phần, thì phần 1 (Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo) và phần 2 (Công tác giáo dục, đào tạo trong sự nghiệp đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh), đã cung cấp nhiều tư liệu, bài viết của nhiều tác giả về tư tưởng giáo dục của Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc đổi mới giáo dục - đào tạo Việt Nam trong giai đoạn mới.

Ngoài ra, liên quan đến tư tưởng và hoạt động giáo dục của Hồ Chí Minh còn thu hút rất nhiều tác giả, thể hiện qua một số luận văn như: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở Ninh Bình hiện nay, luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học của Hoàng Diệu Thúy, Hà Nội, 2007; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào việc đổi mới giáo dục cao đẳngNghệ An trong giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học của Lê Thị Thanh Hoa, Hà Nội, 2008; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược

“trồng người” vào đào tạo, rèn luyện sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học của Lê Thị Thúy Bình, Hà Nội, 2011.

Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn khi xây dựng XHHT được thể hiện trong một số Hội thảo, có thể kể đến như: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục”, năm 2003 do Bảo tàng Hồ Chí Minh và Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; “Chủ tịch Hồ Chí Minh - một tầm nhìn chiến lược về giáo dục và sư phạm” năm 2010, do Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; “Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục qua những bức thư của Người gửi cho ngành giáo dục”, năm 2013 do Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức... Tiếp tục làm sáng tỏ hơn những tư tưởng vượt trước của Hồ Chí Minh về XHHT, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu xây dựng XHHT tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội thảo với chủ

đề “Hồ Chớ Minh, Phạm Văn Đồng, Vừ Nguyờn Giỏp - Những tư tưởng lớn về xây dựng xã hội học tập” [148]. Hội thảo được nhiều nhà nghiên cứu tham gia viết báo cáo chuyên đề, báo cáo tham luận. 15 bản tham luận; báo cáo được in trong Kỷ yếu đều đề cập đến những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và học tập suốt đời. Các tác giả đều đánh giá: Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Vừ Nguyờn Giỏp là những đại thụ trong nền giỏo dục nước nhà, và đã để lại dấu ấn đậm nét đến sự nghiệp giáo dục ở Sơn La, một vùng đất miền núi giàu đẹp nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa mạnh mẽ và bền vững.

Đề cập đến cách thức giáo dục và học tập trong quan điểm Hồ Chí Minh, đỏng chỳ ý nhất là Luận ỏn Tiến sĩ giỏo dục học của Vừ Văn Nam với đề tài: “Tư tưởng tự học của Hồ Chí Minh và biện pháp nâng cao việc tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm” [106]. Khác với các công trình khác, luận án lại nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của một nhà giáo dục học. Nội dung chủ yếu đề cập đến là tự học - một thành tố của giáo dục nói chung và học tập suốt đời nói riêng. Trên cơ sở giáo dục học, tác giả đã khái quát tư tưởng, tấm gương tự học của các vĩ nhân trong lịch sử Việt Nam và thế giới; Khẳng định vai trò của tự học đối với thành công của các vĩ nhân đó;

Tìm hiểu thực trạng nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh trong sinh viên Đại học Sư phạm. Tác giả cũng đã phân tích và bước đầu hình thành hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung và đi sâu vào phân tích hệ thống hóa tư tưởng tự học của Người, vận dụng tư tưởng đó vào việc nâng cao việc tự học cho sinh viên Đại học sư phạm. Như vậy, riêng về luận án tiến sĩ nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về XHHT và vận dụng vào một địa phương cụ thể dường như chưa có công trình nào đi sâu về vấn đề này.

Liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về XHHT chủ yếu là những bài viết, trao đổi của các tác giả trên các tạp chí. Tiêu biểu là bài viết của một số tác giả:

Lê Hoàng Yến với bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội học tập”, tạp chí Đông Nam Á, số 6/2005 [163], trình bày khái quát những định hướng của Hồ Chí Minh trong việc xóa bỏ nạn dốt, hướng tới “ai cũng được học hành”.

Nguyễn Kỳ: “Học, làm, sống - ba trong một và xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, tạp chí Phát triển giáo dục, số 6/2005 [70], chỉ ra ba động cơ và cách thức xây dựng XHHT theo quan điểm Hồ Chí Minh.

Đặng Quốc Bảo, Đinh Thị Minh Tuyết: “Bác Hồ - người khai sáng cho tư duy và chiến lược hành động xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam”, tạp chí Khoa học giáo dục, số 68/2010 [14], cho thấy những chỉ dẫn chiến lược của Hồ Chí Minh trong cả tư duy và hành động để xây dựng XHHT.

Thái Xuân Đào: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội học tập”, tạp chí Giáo dục, số 87/2004 [41], trình bày quan niệm khái quát về xã hội học tập dưới cách nhìn của Hồ Chí Minh.

Nguyễn Quang Uẩn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề học tập”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 5/2010 [150], cho người đọc thấy tư tưởng có tính chất định hướng của Hồ Chí Minh về vấn đề học tập.

Như vậy, xây dựng XHHT theo quan điểm Hồ Chí Minh là một nội dung mới, nằm trong tổng thể và là một bộ phận hết sức quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Hướng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã cho ra đời nhiều công trình, trong đó có nhiều công trình, bài viết rất chất lượng. Riêng hướng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng XHHT thì gần như còn bỏ ngỏ và có rất ít các công trình tầm cỡ. Cũng vì thế mà vấn đề này thường chỉ chiếm phần dung lượng nhỏ trong các chuyên khảo nghiên cứu tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, hoặc chỉ là những bài nghiên cứu, trao đổi đăng trên các tạp chí. Điều này làm cho tác giả trong quá trình hoàn thành luận án vừa phải nghiên cứu tổng thể tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, vừa phải nghiên cứu, chắt lọc những nội dung cần thiết liên quan đến đề tài. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về XHHT và định hướng đối với hiện thực xây dựng XHHT ở nước ta hiện nay cần được lưu tâm hơn nữa.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về giáo dục Hải Phòng và xây

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w