Phương pháp xây dựng xã hội học tập 1. Giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 62 - 72)

7. Kết cấu của luận án

2.2.5. Phương pháp xây dựng xã hội học tập 1. Giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời

Nếu như tự học là yếu tố cốt lừi trong XHHT thỡ yếu tố đú phải được duy trì thường xuyên, đều đặn, hàng ngày, việc học phải là học tập suốt đời.

Một xã hội là XHHT chỉ khi nào mỗi thành viên trong đó đều coi GDTX, học tập suốt đời là một nhiệm vụ cách mạng. Bởi như Hồ Chí Minh cảnh báo, xã hội ngày càng phát triển, công việc ngày càng nhiều, máy móc ngày càng tinh xảo, để không lạc hậu, không bị đào thải, phải không ngừng học tập. Người khẳng định: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm” [96, tr.61].

Để đáp ứng nhu cầu của tình hình mới khi thế giới luôn vận động và ngày càng đổi mới, tri thức nhân loại ngày càng phong phú, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển... mỗi người phải không ngừng cố gắng nâng cao cả năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của bản thân. Nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy cơ khí Hà Nội (2/2/1960), Hồ Chí Minh đã căn dặn: Bây giờ làm việc bằng máy móc tinh xảo nên việc học tập văn hóa, nâng cao trình độ kỹ thuật là cần thiết, không có trình độ văn hóa và kỹ thuật thì không thể điều khiển được máy móc hiện đại.

Tu dưỡng đạo đức cũng phải thường xuyên và suốt đời bởi theo Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng không tự nhiên mà có, mà do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà ngày càng phát triển và củng cố. Phẩm chất đạo đức cá nhân cần không ngừng rèn luyện như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Thực tế đó được Hồ Chớ Minh chỉ rừ: mỗi con người, mỗi đảng ngày hôm qua là vĩ đại, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến, ca ngợi nếu lòng dạ không còn trong sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Do đó, tu dưỡng đạo đức phải là hoạt động thường xuyên, suốt đời.

Học tập, tu dưỡng là công việc suốt đời, không bao giờ cùng là trách nhiệm của mỗi người, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội.

Chỉ có không ngừng học tập, nâng cao trình độ mỗi cá nhân mới không ngừng tiến bộ và từng bước vươn tới chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ của nhân loại.

Hơn ai hết, Hồ Chí Minh chính là tấm gương mẫu mực về tự học và học suốt đời. Người không có nhiều điều kiện học tập "chính quy" trên ghế nhà trường. Đối với Người, việc ngồi học trên ghế nhà trường chỉ là bắt buộc, là điều kiện để hoạt động cách mạng. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh, tự học vẫn là chính.

Nói chuyện với đồng chí Vũ Kỳ (là người được Thường vụ Trung ương Đảng chọn làm thư ký cho Bác), Người vui miệng hỏi: "Chú có biết Bác học chính thức trên ghế nhà trường hết lớp mấy không?". Rồi tự trả lời luôn: "Bác học chính thức trên ghế nhà trường chỉ hết lớp nhì của bậc tiểu học". Nói chuyện tại Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế tại Việt Nam, Người tâm sự: "Về văn hóa:

Tôi chỉ học hết lớp tiểu học... Về hiểu biết phổ thông: Năm 17 tuổi, tôi mới thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 29 tuổi mới nghe rađiô lần đầu tiên" [59, tr.187].

Ngày 17/8/1962, nói chuyện với giáo viên, học sinh trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình, Hồ Chí Minh kể lại: "Trước đây lúc tuổi thanh niên, Bác hoạt động ở Pháp, cũng vừa lao động, vừa học tập, nhưng lúc đó lao động là lao động nô lệ cho đế quốc. Bác phải làm thế để tự kiếm sống, nhưng vẫn dành thì giờ để học tập, ngày lao động, đêm học tập, chứ Bác không được đến trường học đâu" [59, tr.437]. Chẳng thế mà trong bản khai lý lịch tại Đại hội VII Quốc tế cộng sản, Người ghi ở mục Trình độ học vấn là Tự học.

Tuy nhiên, chính nhờ tự học và học suốt đời đã giúp Hồ Chí Minh có một tầm hiểu biết rộng lớn Đông Tây kim cổ, có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, có trí tuệ thiên tài không ai sánh kịp. Đồng chí Gớt Hôn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Mỹ viết: "Đồng chí Hồ Chí Minh là một lãnh tụ trong lĩnh vực lý luận và tư tưởng. Người là một lãnh tụ chính trị. Nhưng Người cũng là một lãnh tụ xuất sắc về quân sự. Đây không phải là những lĩnh vực cách biệt trong tài trí cao rộng của Người". Báo Diễn đàn nhân dân, cơ quan Trung ương của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan viết: "Mặc dù tuổi cao, Người không những giữ được hình dáng trẻ trung mà còn giữ được sự trong sáng của con người trai trẻ và trí tuệ minh mẫn". Báo chí Bungari ca ngợi Người có "tầm hiểu biết uyên bác về Châu Á". Đồng chí Giôn Gôlan nói: "Đây quả là một con người vĩ đại nhưng không bao giờ tỏ ra mình là một con người vĩ đại" [59, tr.26].

Bạn bè thế giới đều nhận định: Hiếm có một chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Nguyễn Ái Quốc về trình độ học vấn và sự thông minh trong cuộc đời. Nhà văn Liên Xô Manđenxtam trầm trồ khi thấy từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa Âu châu mà có lẽ là "nền văn hóa tương lai". Nếu không có quá trình tự học, tự tích lũy, trải nghiệm và vươn lên không ngừng thì thật khó ai có được điều đó.

Ngày nay, vấn đề GDTX, học tập suốt đời trở thành một trong những chiến lược giáo dục của toàn nhân loại hướng vào việc “tiến bộ thêm mãi” của nền văn minh, hướng vào “tiến lên bước cao hơn” của sự phát triển khoa học, kỹ thuật, kinh tế và tiến bộ xã hội.

2.2.5.2. “Lấy tự học làm cốt”

Sự nghiệp xõy dựng XHHT khụng thể thiếu yếu tố cốt lừi là học tập và tự học. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, thì tư tưởng về tự học, đặc biệt là tấm gương sáng của Người về tự học và học suốt đời là bài học vô giá đối với mỗi thế hệ chúng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm giàu vốn tri thức của mình bằng vốn tri thức tiên tiến nhất của thời đại, Người trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất thông qua con đường tự học. Hồ Chí Minh là một tấm gương, đồng thời là nhà lý luận lớn về tự học. Trong suốt cuộc đời, Người chỉ một lần định nghĩa về tự học trong một câu nói ngắn gọn, súc tích nhưng đầy tư tưởng. Điều đặc biệt là mặc dù câu nói đó ra đời cách đây đã lâu nhưng lại rất phù hợp với quan điểm về tự học của giáo dục học hiện đại.

Theo Hồ Chí Minh, tự học là "tự động học tập" [96, tr.360]. Có nghĩa là việc học tập là do chính bản thân người học quyết định, người học tự giác, tự chủ không cần sự nhắc nhở, giao nhiệm vụ của người khác. Tự mình nhận thấy nhu cầu của bản thân để rồi từ đó tiến hành việc tự học. Hồ Chí Minh giải thích: "Tự động là không phải tựa vào ai, là tự mình biết biến báo xoay xở, tự mình biết thực hành công tác theo nhiều hình thức mới mẻ, phong phú" [94, tr.44]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, tự học là tự mình quản lý việc học tập, lĩnh hội tri thức của bản thân. Người học tự vạch ra kế hoạch học tập cho chính mình, kiên trì và

nhẫn nại thực hiện kế hoạch đó một cách bài bản, sau đó người học tự kiểm tra đánh giá kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm tự học có nhiều điểm tương đồng với quan niệm của giáo dục học hiện đại. Từ khái niệm tự học của Người, chúng ta thấy bao hàm cả ba hình thức tự học mà giáo dục học hiện đại đã đề ra. Đó là tự học có hướng dẫn trực tiếp của thầy; tự học theo yêu cầu của thầy, của nội dung, chương trình đào tạo; và tự học để khám phá tri thức theo nhu cầu của cá nhân.

Theo Hồ Chí Minh, mọi người đều phải tự học; tự học không chỉ là nhiệm vụ của giáo dục không chính quy, mà còn là một bộ phận không thể tách rời của giáo dục chính quy. Chỉ khi học sinh có ý thức tự học thì khi đó xây dựng XHHT mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Năm 1947, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người khẳng định: “Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” [95, tr.312]. Tiếp đến, khi nói về công tác huấn luyện và học tập năm 1950, Người lại nhấn mạnh: “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học”. “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng” [101, tr.98]. Như vậy, Hồ Chớ Minh cho rằng, cốt lừi của XHHT là tự học.

Tự học là sự nỗ lực của bản thân người học, sự làm việc của bản thân người học một cách có kế hoạch trên tinh thần tự nguyện, tự giác cao. Học là quá trình biến những tri thức khoa học được tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình thì tự học chính là yếu tố cơ bản nhất, làm cho quá trình tích lũy ấy diễn ra nhanh nhất và hiệu quả nhất. Trong một XHHT thì tự học càng đóng vai trò then chốt để mỗi người vươn lên làm chủ tri thức của mình.

Do đó, Hồ Chí Minh luôn phê phán việc học tập thụ động, lười học, ỷ lại.

Người căn dặn: “không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa. Phải biết tự động học tập” [96, tr.360], phải tự tìm tòi tài liệu học tập, lấy sách làm thầy.

Bên cạnh đó, Người nhắc nhở, để tự học thành công phải có kế hoạch, phải sắp xếp thời gian học tập khoa học, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch, khụng lựi bước trước mọi khú khăn, trở ngại. Người chỉ rừ: “Sắp xếp thời gian và bài học…, phải cho khéo, phải có mạch lạc với nhau, mà không xung đột với nhau” [95, tr.312].

Trong quá trình học tập, Hồ Chí Minh nhắc nhở người học phải đặt các câu hỏi “vì sao”, phải suy nghĩ kỹ xem vấn đề có hợp thực tế không? Quá trình ấy giúp người học rèn luyện tư duy, nâng cao năng lực tìm tòi, giải đáp các câu hỏi đặt ra, nắm vững những nội dung cần thiết, cần áp dụng. Học phải đi đôi với hỏi thì mới hiểu sâu và sẽ thấy được những điều chưa hiểu, cần phải tiếp tục học.

Là một nhà giáo dục lớn, Hồ Chí Minh cho rằng, trong quá trình học không nên chỉ tiếp thu một chiều, người học cần lật đi, lật lại vấn đề tức là phải đề ra được câu hỏi, biết cách hỏi và tìm được cách trả lời thì mới hiểu sâu, rộng vấn đề, từ đó mới có khả năng hành động và giải quyết vấn đề đó được thấu đáo.

Từ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình tự học, theo Hồ Chí Minh, người học cần tận dụng mọi hoàn cảnh, phương tiện, mọi hình thức để tự học.

Người không những triệt để tận dụng những tổ chức, những hoạt động sẵn có trong xã hội như thư viện, câu lạc bộ, sách báo, các buổi nói chuyện, các hội thảo, các viện bảo tàng… mà còn tự mình tạo ra những hình thức học tập mới, sinh động và bổ ích như: tranh thủ sự hướng dẫn, giúp đỡ của người khác, học trong khi giao tiếp, trong công tác vận động quần chúng… Người đã tranh thủ tận dụng mọi hoàn cảnh để học tập. Thời gian làm việc trên tàu Latútsơ Tơrêvin, Người học tiếng với các nhân viên trên tàu; đến Pháp, Người học tiếng với người giúp việc trong gia đình. Học đến đâu cần ra sức vận dụng vào thực tiễn đến đó.

Hồ Chí Minh chú trọng thực hành trong tự học, khi học ngoại ngữ, học được chữ nào, Người tìm cách ghép câu để dùng ngay. Ban đêm, khi chưa ngủ, Người lấy tay viết những chữ khó xuống chăn cho đến khi nào nhớ được mới thôi. Đi du lịch, dự tọa đàm, giao tiếp với người nước ngoài, viết báo… đó là cách Người tự trau dồi và làm phong phú thêm vốn từ của mình.

Những điều Hồ Chí Minh nói và làm về tự học hàm chứa giá trị to lớn và sức sống bất diệt. Ngày nay, trong thời đại khoa học công nghệ, trong một thế giới toàn cầu hóa, trong một XHHT, tri thức của loài người không ngừng thay đổi, tăng lên rất nhanh và cũng mau chóng lỗi thời. Vì vậy, hơn lúc nào hết, tự học càng trở thành một yêu cầu cấp bách và bắt buộc cho tất cả mọi người.

2.2.5.3. Học tập linh hoạt mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện, hình thức

Anhxtanh - nhà khoa học lớn của thế kỷ XX đã từng khẳng định: Ai không còn tò mò người đó sẽ chết, V.I.Lênin sau này cũng nói: "Học, học nữa, học mãi".

Trên tinh thần tự học, học tập suốt đời và nhận thức được tầm quan trọng của tri thức với sự phát triển của mỗi con người, với dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn chúng ta trong mọi hoạt động cách mạng đều có thể và đều phải học tập, "còn sống thì còn phải học". Và chính Người là một tấm gương lớn về tinh thần học tập thường xuyên mọi lúc mọi nơi trong suốt quá trình sống và hoạt động cách mạng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù sống trong lao tù, nơi con người chỉ mong được tồn tại thì Người vẫn bằng nghị lực của mình tự học tập để vun đắp ý chí cách mạng, tri thức, cứu nước cứu dân.

Theo Hồ Chí Minh tự học là một dòng chảy liên tục, phát triển không ngừng, người học không được để cho nó gián đoạn, không ngắt quãng, dù công việc cuộc sống có bộn bề đến đâu. Sau này dù bận trăm công nghìn việc ở cương vị đứng đầu nhà nước ta, Người vẫn thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, bổ sung tri thức cho bản thân, là một tấm gương sáng của tiếp thu và sáng tạo tri thức.

Trả lời cho câu hỏi: Học ở đâu?, Người đã nói: "học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân..." [96, tr.361], tức là ở bất kỳ nơi đâu mọi người cũng có thể tự học. Không phải chỉ học ở trường lớp mà con người phải học trong lao động, trong công tác thực tiễn, không chỉ học ở thầy giáo mà còn học ở những người khác với thái độ kiên trì, bền bỉ tiếp thu mọi nguồn tri thức có thể để hoạt động một cách hiệu quả.

Tri thức có ở rất nhiều nguồn khác nhau nhưng theo Hồ Chí Minh, trước hết người học phải biết "học ở sách vở". Khi còn mang tên Nguyễn Ái Quốc sống trên đất Pháp, Hồ Chí Minh đã coi thư viện là một trường học lớn của mình. Nhờ nghị sĩ quốc hội Pháp P.V.Couturier, Người đã có một thẻ thư viện để có thể đọc thường xuyên ở thư viện Pháp trên đường Richeulieu. Người không chỉ đọc những sách viết về triết học, chính trị mà chú ý đến cả văn học

của nhiều nước, nhiều thời đại. Hồ Chí Minh không khi nào bỏ phí một chút thời gian, một cơ hội để đọc sách. Sau này, khi làm Chủ tịch nước, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người luôn dành khoảng thời gian ngất định để đọc sách báo, xem tin tức hàng ngày. Đại tướng Hoàng Văn Thái kể rằng, năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông thường thấy trên chiếc bàn con bên giường của Người có rất nhiều sách báo Người đang xem. Lo lắng đến sức khỏe của Người nên ông đề nghị: "Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức". Bác trả lời, giọng như tâm sự mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: "Chú bảo Bác không đọc sách báo ư? Dù già yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là để nắm vững tình hình chứ!". Những cuốn sách Hồ Chí Minh đọc ở thời gian cuối đời là các cuốn: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông, Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, The truth about Vietnam (Sự thật về vấn đề Việt Nam, Nxb Green Leaf Classic, 1966).

Cuộc sống luôn là một kho tàng tri thức vô tận. Hồ Chí Minh đã dạy:

"Ngoài cách học ở trường, ở lớp, học trên sách, báo, v.v., có một cách học rất tốt ai cũng có thể tham gia hằng ngày. Đó là cách học tập ngay trong sản xuất, học tập những người, những tổ, những đơn vị tiên tiến" [102, tr.528] (mà ngày nay UNESCO gọi là học tại nơi làm việc). Và chính Người đã luôn coi cuộc sống là trường học lớn của mình. Từ khi còn là một thiếu niên, Nguyễn Tất Thành đã chú ý quan sát những sự việc ở ngoài đời và trong đầu luôn có nhiều câu hỏi, nhiều thắc mắc muốn được hiểu tường tận đến ngọn nguồn. Sau này, trên hành trình tìm đường cứu nước, từ Sài Gòn qua Pháp, qua châu Phi rồi sang Mỹ, sang Anh…, Nguyễn Tất Thành đã học được rất nhiều điều trong cuộc sống và rút ra được những kết luận quan trọng đầu tiên về bạn và thù, về cuộc sống của nhân dân ở các nước thuộc địa, về bản chất của các nước đế quốc… Nói chuyện với sinh viên trường Đại học thành phố Băng Đung trong lần Người đến thăm Inđônêxia ngày 27/02/1959 trên tư cách nguyên thủ quốc gia, Người ôn tồn chia sẻ: "Tôi sẽ nói vài lời với các bạn. Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học.

Tôi đã đi du lịch và để làm việc, đó là trường đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội. Nó đã dạy cho tôi cách yêu, cách ghét, yêu nước,

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w