Tích cực hưởng ứng và tham gia tuần lễ học tập suốt đời Xây dựng XHHT là sự nghiệp không chỉ của riêng Hải Phòng hay riêng

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 150 - 160)

7. Kết cấu của luận án

4.5.2. Tích cực hưởng ứng và tham gia tuần lễ học tập suốt đời Xây dựng XHHT là sự nghiệp không chỉ của riêng Hải Phòng hay riêng

Việt Nam mà là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới. Mỗi năm, UNESCO đều phát động người dân hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời. Định kỳ hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã xây dựng kế hoạch triển khai Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời trong các ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện. Tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời hàng năm luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng XHHT trên địa bàn thành phố và các nội dung, chuyên đề cần thực hiện trong dịp tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời.

Tổng hợp số liệu kết quả tổ chức tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2019

STT Các hoạt động Đơn vị Số lượng Ghi chú

Số lớp/số Người cuộc thi

1 Các lớp bồi dưỡng, tập huấn tổ chức trong lớp Tuần lễ

Tổng số người tham gia, trong đó: người

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn lớp/người 182 7.162 nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức

(các cấp)

Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho lớp/người 31 825 cán bộ, công chức, viên chức (các cấp)

Bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho cán lớp/người 37 813 bộ, công chức, viên chức (các cấp)

Bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân lớp/người 124 458 lao động

Học nghề cho lao động nông thôn lớp/người 73 336 Nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ công lớp/người 105 465 chức cấp xã, người lao động trong các khu

công nghiệp, khu chế xuất

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp/người 267 7482 Phổ biến kiến thức khoa học, kiến thức pháp lớp/người 21 618 luật cho người lao động

Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên lớp/người 78 2548 Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, báo lớp/người 26 518 cáo viên TTHTCĐ

Phổ cập giáo dục (tiểu học, THCS) lớp/người 19 427

Xóa mù chữ lớp/người 53 58

2 Số tin bài về các hoạt động của Tuần lễ Tin, bài/ cuộc 298 3 Ấn phẩm thông tin (tờ rơi, áp phích, băng quyển/ tờ 12.146

rôn, khẩu hiệu)

4 Phát động phong trào và tổ chức quyên góp 224 sách giúp xây dựng tủ sách lớp học, xây

dựng thư viện trường học

Số tập thể/ cá nhân tặng sách Tập thể/cá 75 624 nhân

Số sách đã huy động tặng các trường học, thư viện Quyển 6.852

STT Các hoạt động Đơn vị Số lượng Ghi chú Số lớp/số Người

cuộc thi 5 Tổ chức các thi, các buổi tọa đàm về Số cuộc 281

khuyến đọc, khuyến học, XD XHHT

Hội sách, đường sách, phố sách Số cuộc 72 Trưng bày, triển lãm sách báo, tư liệu Số cuộc 51

Thi tìm hiểu, học tập lịch sử, văn hóa địa Số cuộc/người 18 391 phương tại các bảo tàng, di tích

Thi về sách (thi xếp sách nghệ thuật, thi vẽ Số cuộc/người 58 1.589 tranh theo sách, thi tìm hiểu kiến thức qua

sách báo, thi thiếu nhi kể chuyện theo sách, thi viết cảm nhận qua việc đọc sách)

Sinh hoạt chuyên đề HTSĐ, xây dựng XHHT Số cuộc/người 6 Tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao, Số cuộc

thăm quan, sinh hoạt chuyên đề

Hoạt động thể dục thể thao Số cuộc/người 19 524

Hoạt động văn nghệ Số cuộc/người 24 312

Thăm quan, học tập tại bảo tàng, di tích lịch sử Số cuộc/người 6 168 7 Tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ

Số huyện tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Huyện 13 Số cơ sở giáo dục tổ chức Lễ khai mạc Tuần Trường/trung 551

lễ tâm

8 Tổ chức hội thảo/sinh hoạt chuyên đề cuộc 32 211 9 Khen thưởng về tổ chức Tuần lễ

Tập thể Đơn vị

Cá nhân Người

10 Kinh phí

Ngân sách nhà nước đồng

Kinh phí hỗ trợ, huy động từ các nguồn hợp đồng pháp khác (nếu có)

11 Các nội dung khác (nếu có)

Nguồn: Báo cáo V/v tổ chức thực hiện Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2019 của UBND thành phố Hải Phòng Như vậy, để việc hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời hiệu quả, cần tiếp tục làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về Tuần lễ học tập suốt đời, nhiệm vụ

xây dựng XHHT trên các phương tiện thông tin đại chúng cho mọi người dân được biết. Ngoài ra, chính quyền cần có kế hoạch và biện pháp tuyên truyền đến các khu dân cư, các hộ gia đình, trong các cơ quan công sở nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng xã hội về vai trò của việc xây dựng XHHT vì sự phát triển bền vững của đất nước, hạnh phúc của mỗi cá nhân; có cơ chế tạo động lực, khuyến khích trong việc xây dựng XHHT trên địa bàn thành phố theo Chủ đề Tuần lễ được phát động. Một số chủ đề được Ban chỉ đạo Đề án xây dựng XHHT Hải Phòng gợi ý như:

- Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân.

- Trong cách học, phải “lấy tự học làm cốt”.

- Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở.

- Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn.

- Học để tiếp thu tri thức mới, hoàn thiện bản thân, vì một tương lai tốt đẹp hơn.

- Đọc sách để mở mang kiến thức, hướng tới phục vụ cho công việc và cộng đồng.

- Học chưa bao giờ là muộn. Hãy học khi còn có thể.

- Học để tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống.

Hãy học khi mình có thể.

- Không ngừng học hỏi để tiếp thu tri thức của nhân loại, hoàn thiện bản thân, phụng sự cho quê hương, đất nước.

Những chủ đề này là thiết thực, ngắn gọn, phù hợp với mục đích tuyên truyền, khơi dậy tinh thần ham học của các tầng lớp nhân dân trong chủ động lĩnh hội tri thức, đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

4.6. TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ, HỌC HỎI KINH NGHIỆM XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP CỦA CÁC NƯỚC, TIẾN TỚI THAM GIA MẠNG LƯỚI THÀNH PHỐ HỌC TẬP TOÀN CẦU

Việc xây dựng XHHT không chỉ gần đây mới đề cập đến, và cũng không chỉ Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Như đã nói, trên thế giới, từ

năm 1972, Ủy ban Quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đã đưa ra ý tưởng về XHHT. Báo cáo của Ủy ban với tiêu đề Học để tồn tại (Learning to be) đã có tác dụng lớn trong việc khắc phục dòng tư duy giáo dục cổ điển lúc bấy giờ và nhiều quốc gia thống nhất quan điểm sau:

- Những tiến bộ nhanh của khoa học, công nghệ cũng như những thay đổi có gia tốc lớn của xã hội không cho phép bất cứ ai dừng lại việc học tập ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống của mình.

- Giáo dục của mỗi quốc gia phải có thể chế buộc mọi người phải học tập, trước hết là người lớn.

Ủy ban khuyến khích các quốc gia xây dựng nền giáo dục thế kỷ XXI hướng vào XHHT. Từ đó, một số quốc gia đã tổ chức lực lượng khoa học để khởi thảo những chính sách giáo dục, bao gồm cả việc xây dựng khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng nền giáo dục mới theo tư tưởng giáo dục suốt đời và học tập suốt đời.

Năm 1976, UNESCO biên soạn nhiều tài liệu để giải thích và cụ thể hóa tư tưởng xây dựng XHHT.

Năm 1977, Hội đồng Canada thuộc UNESCO đã tổ chức thảo luận về XHHT, sau đó xuất bản tài liệu “Học tập, cùng nhau, suốt đời”.

Năm 2002, Australia đưa ra chủ trương “Hướng tới nhận thức XHHT”.

Nhìn chung, cho tới những năm đầu thế kỷ XXI, các nhà nghiên cứu chỉ đề cập tới ý tưởng hướng tới một XHHT. Họ cho rằng lúc này, XHHT chưa thể trở thành một thực thể giáo dục, mà còn đang là một quan niệm “mở”, cần vận dụng uyển chuyển để đổi mới hoặc cải cách nền giáo dục hiện có, trước hết là giáo dục người lớn. Ý tưởng này đã tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi bộ mặt giỏo dục thế giới ở cỏc trỡnh độ đào tạo, mà rừ nột nhất là trỡnh độ đào tạo đại học. Đó là xu thế giáo dục đại học cho số đông với sự thực hiện đa dạng hóa về phương diện tổ chức và phân tầng trình độ giáo dục đại học, mở rộng giáo dục đại học từ xa, giáo dục đại học xuyên biên giới, giáo dục đại học vừa học vừa làm. Từ đó bùng nổ số lượng sinh viên và những cơ sở giáo dục đại học.

Từ chủ trương của Ủy ban Quốc tế giáo dục thế kỷ XXI, nhiều quốc gia đã có những việc làm cụ thể trong việc hướng nền giáo dục của mình vào mô hình XHHT thông qua quá trình đổi mới hoặc cải cách nền giáo dục hiện tại đang mất dần tính thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thế giới, nhất là với sự xuất hiện kinh tế tri thức. Cụ thể, các quốc gia tiến hành xây dựng XHHT trên một khu vực địa lý hoặc một địa phương nào đó, và địa bàn thí điểm là đô thị, là thành phố chứ không phải là vùng nông thôn.

Tại sao lại lựa chọn địa bàn xây dựng là thành phố? Các nhà nghiên cứu cho rằng, lý do chủ yếu chọn thành phố làm địa bàn xây dựng XHHT là do trong điều kiện thí điểm, chọn thành phố vì nó có nhiều điều kiện thuận lợi hơn vùng nông thôn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Tại thành phố, việc thực hiện các chương trình giáo dục, y tế, văn hóa, dịch vụ... thường hiệu quả hơn so với các vùng khác. Thành phố cũng là nơi huy động sự tham gia của xã hội, tranh thủ các nguồn lực vào sự nghiệp XHHT dễ hơn với địa bàn nông thôn. Tuy chính quyền quốc gia có vai trò chủ đạo về tầm nhìn và thiết lập lịch trình, nhưng trong thành phố và trong từng cộng đồng, việc tổ chức và hành động thuộc nhiều chương trình, dự án diễn ra thuận lợi hơn. Vì thế, xây dựng một quốc gia học tập phải thông qua xây dựng từng cộng đồng học tập và trong các cộng đồng thì thành phố là nơi tiến hành phù hợp hơn cả. Hải Phòng là đô thị lớn thứ ba cả nước, và Hải Phòng cơ bản có đủ điều kiện để xây dựng TPHT.

Kinh nghiệm cho thấy rất nhiều quốc gia đã chú ý đến xây dựng TPHT bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX. Ban đầu, có 7 thành phố tham gia Chương trình, là 7 thành phố của các nước thành viên của OECD gồm Edmonton (Canada), Gothenburg (Thụy Điển), Vienne (Áo), Adelaide (Australia), Pittsburgh (Mỹ), Kakegawa (Nhật Bản) và Edinburgh (Bỉ). Năm 1990, Hội đồng thành phố Barcelona tổ chức Hội nghị quốc tế đầu tiên về thành phố giáo dục, thu hút hơn 140 thành phố tham dự. Hội nghị đã thông qua Hiến chương các thành phố giáo dục. Đến năm 1992, tại Hội nghị quốc tế lần thứ hai

ở Gothenburg đã nêu sáng kiến xây dựng TPHT, và từ đó, các nước OECD bắt đầu dùng thuật ngữ TPHT thay tên gọi thành phố giáo dục. Năm 1996, khi

UNESCO xuất bản báo cáo “Học tập: một kho báu tiềm ẩn” thì OECD cho in báo cáo “Học tập suốt đời cho mọi người”. Từ năm 2000, Liên minh châu Âu triển khai chương trình “Hướng tới một XHHT của châu Âu”, xây dựng bộ công cụ toàn diện để xác định các chỉ số về TPHT.

Như vậy, có thể hiểu TPHT là một cộng đồng học tập (một thành phố, thị xã hoặc một vùng) mà ở đó huy động được mọi nguồn lực trong mọi thành phần của nó nhằm phát triển, làm giàu thêm tiềm năng con người để nuôi dưỡng sự phát triển cá nhân, duy trì sự gắn kết xã hội và tạo ra sự thịnh vượng của cộng đồng đó.

Theo Chuyên gia cao cấp của Viện Học tập suốt đời UNESCO, để xây dựng TPHT cần có một số yêu cầu sau:

1. Có sự quyết tâm và cam kết chính trị của Nhà nước, của chính quyền.

2. Có sự liên kết, phối hợp giữa các ngành và các bộ phận liên quan.

3. Nắm chắc được nhu cầu học tập của người dân.

4. Các cơ hội học tập phải đa dạng.

5. Tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học đều là những tổ chức học tập.

6. Không có sự phân biệt, đối xử.

7. Kinh tế phát triển, có nhiều việc làm.

8. Các trường đại học tham gia tích cực.

9. Có sự tôn vinh và khen thưởng.

Ở nhiều quốc gia, TPHT được hiểu là các vùng học tập, có thể là các khu công nghiệp học tập, khu chế xuất học tập, vùng biển đảo học tập, cảng học tập với quy mô dân số từ 5000 người trở lên.

Tính đến năm 2005, đã có hơn 300 thành phố ở châu Âu, Canada, Australia thực hiện việc xây dựng TPHT. Từ Hội nghị bàn về TPHT đầu tiên ở Barcelona đến năm 2010 đã có 11 Hội nghị quốc tế về các thành phố giáo dục. Đến nay, ước tính đã có trên 1000 TPHT được xây dựng trên toàn thế giới, và sẽ tiếp tục gia tăng. Con số này cho thấy việc xây dựng TPHT đã trở thành một xu thế ngày càng phát triển trên phạm vi toàn thế giới.

Trước xu thế này và với tư cách là một Viện thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng XHHT trên phạm vi toàn thế giới, Viện Học tập suốt đời của UNESCO đã khởi xướng thành lập mạng lưới TPHT toàn cầu để tạo diễn đàn trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm xây dựng TPHT giữa các quốc gia. Các quốc gia và các tổ chức quốc tế cũng đã cố gắng xác định những đặc điểm chủ yếu của một TPHT để có thể giám sát, đánh giá hoặc để cho các thành phố dựa vào đó mà phấn đấu. Trong khuôn khổ Chương trình Hướng tới một xã hội học tập của châu Âu (TELS, 2011), 14 đặc điểm cơ bản của một TPHT đã được xác lập. Dự án LILIPUT về xây dựng các TPHT của Liên minh châu Âu cũng đã sơ đồ hóa 12 đặc điểm của một TPHT. OECD (2001) đã nêu lên 10 nguyên tắc về chính sách cho việc thành lập thành phố/vùng học tập.

Hiện tại, trong trào lưu xây dựng TPHT còn nhiều cách tiếp cận, đánh giá khác nhau tùy theo quan niệm, thực tế và quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy TPHT rất đa dạng và việc xây dựng TPHT là một quá trình liên tục. Để khắc phục rào cản về mặt địa lý, kinh tế, thời gian, các quốc gia đã và đang có nhiều chính sách cũng như giải pháp như:

- Đẩy mạnh học tập trực tuyến (E-Learning), học tập qua mạng (Online Learning), học tập di động (M-Learning, Mobile Learning).

- Khuyến khích học tập tại nơi làm việc (Learning at Workplace).

- Cấp phiếu giảm giá cho người học (Vouchers).

- Miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp có tổ chức lớp học bồi dưỡng nâng cao nghề nghiệp, học tập suốt đời cho người lao động.

- Công nhận kết quả học tập không chính quy.

- Xây dựng, khuyến khích văn hóa học tập suốt đời.

Hiện tại, UNESCO có đưa ra 42 tiêu chí đánh giá xếp hạng TPHT.

Quốc gia nào hưởng ứng, tự nguyện thực hiện 42 tiêu chí thì được UNESCO đưa thành phố đó vào mạng lưới TPHT toàn cầu. 42 tiêu chí này cũng không phải cứng nhắc ở tất cả các quốc gia. Ở Việt Nam, từ 42 tiêu chí chúng ta cụ thể thành 36 tiêu chí và vẫn được UNESCO công nhận, đưa vào mạng lưới TPHT toàn cầu.

Hải Phòng là một thành phố lớn, thành phố trực thuộc trung ương, có cư dân đô thị lâu đời do đó Hải Phòng có đủ điều kiện để xây dựng TPHT. Trong quá trình Hải Phòng xây dựng TPHT, cần thiết phải xem xét và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia và thành phố trên. Kinh nghiệm được rút ra từ đây là:

Xây dựng TPHT đòi hỏi một sự nỗ lực trí tuệ để nâng cao hiệu quả quản lý và tính thực tiễn của vấn đề, song lại rất cần sự quan tâm đến phương diện học thuật trên cơ sở nghiên cứu sâu về cách thức tổ chức, triển khai cùng với việc hoạch định chính sách. Mặt khác, cũng cần xây dựng hệ thống tài liệu toàn diện trong các lĩnh vực khoa học về vấn đề học tập suốt đời. Cần có sự thống nhất về định hướng chiến lược xây dựng TPHT giữa các quốc gia, đồng thời có sự linh hoạt, sáng tạo khi vận dụng để giữ được nét đặc trưng riêng của từng thành phố.

Việc tham gia mạng lưới các TPHT toàn cầu của UNESCO sẽ giúp thành phố thuận lợi hơn trong việc trao đổi ý tưởng, tri thức và kinh nghiệm với các thành phố thành viên khác trên toàn thế giới, được tiếp cận với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, giáo dục của UNESCO cũng như có cơ hội cập nhật kiến thức và thực tiễn tại các hội thảo, hội nghị học tập toàn cầu. Khi thành phố đạt danh hiệu “Thành phố học tập toàn cầu UNESCO”, danh hiệu này sẽ nâng cao uy tín và sự công nhận của cộng đồng quốc tế cũng như gia tăng khả năng thu hút đầu tư, nguồn nhân lực, sự thịnh vượng và phát triển bền vững của chính thành phố đó.

Nhận thấy những lợi ích nhiều mặt của việc tham gia và những điều kiện hiện tại của thành phố cơ bản đáp ứng được Bộ tiêu chí xây dựng TPHT, ngày 18/01/2019, Ủy ban nhân dân thành phố có văn bản số 386/UBND-VX về việc hướng dẫn đăng ký tham gia vào mạng lưới TPHT toàn cầu UNESCO. Bằng việc đăng ký này, Hải Phòng sẽ áp dụng bộ tài liệu hướng dẫn của UNESCO gồm Tuyên bố Bắc Kinh về xây dựng TPHT, Tuyên bố Mêxicô về các TPHT bền vững và những đặc điểm chính của TPHT, Tuyên bố Cork về những yêu cầu của TPHT. Thực tiễn xây dựng TPHT là một quá trình. Đăng ký tham gia vào mạng lưới TPHT toàn cầu UNESCO mới chỉ là bước khởi đầu của quá trình đó. Do vậy khi đăng ký, Hải Phòng, cần có một sự cam kết chính trị, ngoài quyết

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 150 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w