Công tác khuyến học, khuyến tài

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 116 - 121)

7. Kết cấu của luận án

3.2.3. Công tác khuyến học, khuyến tài

Nhằm phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc và đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, chấn hưng giáo dục, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước xác định phát triển giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 29/1/1996 của Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Hội Khuyến học Việt Nam. Ngày 10/8/1999, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 50/CT-TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Khuyến học Việt Nam và Chỉ thị 29/1999/CT-TTg, ngày 15/10/1999, của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò của Hội Khuyến học Việt Nam trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Hội Khuyến học Việt Nam đã tập trung chỉ đạo hoạt động của Hội theo tinh thần “Hướng tới xây dựng một XHHT” và thực hiện Đề án “Hội Khuyến học Việt Nam góp phần xây dựng XHHT từ cơ sở”.

Năm 1997, Hội Khuyến học Hải Phòng được thành lập. Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Khuyến học Hải Phòng đã gắn phong trào “Xây dựng cả nước trở thành XHHT” với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đẩy mạnh các hoạt động KH, KT nhằm vận động, thu hút mọi lực lượng xã hội tham gia xây dựng XHHT, chăm lo cho sự nghiệp trồng người của thành phố. Thông qua các mô hình gia đình học tập, DHHH, tổ dân phố, làng xóm khuyến học, xã, phường, thị trấn khuyến học để nâng cao ý thức thường xuyên tự học, tự nâng cao trình độ của mỗi người dân, phát huy ý thức trách nhiệm của mỗi gia đình, dòng họ, phường xã, thôn xóm, đơn vị; chăm lo, động viên con, cháu chăm ngoan, học giỏi. Phong trào KH, KT, xây dựng XHHT đã lan rộng vào trong các trường học, vận động xây dựng Quỹ Khuyến học để tặng thưởng, khuyến khích, động viên thầy cô giáo dạy tốt, học sinh học tốt, học sinh nghèo khắc phục khó khăn vươn lên học khá, giỏi. Chủ trương thành lập Hội Khuyến học và hoạt động KH, KT hợp ý Đảng, lòng dân nên tổ chức hội phát triển nhanh, mạnh, sâu, rộng, góp phần tích cực ổn định quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trên toàn Thành phố.

Để tranh thủ tối đa sức mạnh tổng hợp của xã hội, tham gia đóng góp các nguồn lực để thực hiện mục tiêu đề ra, Hội đã đặt đúng vị trí công tác tuyên truyền, phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của Thành uỷ, UBND thành phố lãnh đạo thực hiện công tác KH, KT, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo đến Hội khuyến học các cấp. Hội Khuyến học đã đổi mới các hình thức tuyên truyền, phối hợp thường xuyên với các cơ quan, thông tin đại chúng như: Đài phát thanh truyền hình Hải Phòng, báo Hải Phòng, báo An ninh Hải Phòng, hệ thống Đài phát thanh, truyền thanh các quận, huyện phản ánh kịp thời các hoạt động KH, KT, trao học bổng, biểu dương những gương tiêu biểu có thành tích trong công tác KH, KT; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, xây dựng kế hoạch cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt nhân dịp các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm truyền thống của đất nước, thành phố, của ngành giáo dục, đào tạo và Hội khuyến học các cấp. Công tác tuyên truyền đã góp phần quan trọng đưa hoạt động KH, KT chuyển biến tích cực và đi vào cuộc sống trở thành phong trào sâu rộng ở thành phố trong nhiều năm qua.

Từ Chỉ thị 10-CT/TƯ ngày 05/7/2007 về Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, Hội khuyến học các cấp đã củng cố, kiện toàn tổ chức Hội, phát triển hội viên. Đến nay, 15/15 quận, huyện và hầu hết các xã, phường, thị trấn đã thành lập Hội Khuyến học, các tổ dân phố, thôn, làng, trường học đó thành lập được 4.192 chi hội khuyến học, nhiều dòng họ, cơ quan, đơn vị vũ trang, doanh nghiệp, trường học, hội đồng hương… đã thành lập được 1.768 Ban khuyến học, một số địa phương đã thực hiện thí điểm mô hình liên chi Hội khuyến học ở các tổ dân phố để làm công tác KH, KT. Số hội viên đã phát triển được 247.132 người, tỷ lệ hội viên Hội khuyến học ở nhiều quận, huyện cao hơn mức quy định của Trung ương Hội khuyến học Việt Nam đề ra như: Quận Hồng Bàng đạt 28%, quận Ngô Quyền đạt 22,6%, quận Kiến An đạt 21,8% so với dân số của địa phương.

Hội Khuyến học thành phố và Hội Khuyến học các quận, huyện, xã, phường, thị trấn thường xuyên phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục - đào tạo,

Công đoàn ngành Giáo dục, Hội cựu giáo chức, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội ở địa phương hưởng ứng các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh, biểu dương phong trào thi đua KH, KT, các GĐHH, DHHH, CĐKH tiêu biểu góp phần vào thành tích giáo dục của thành phố. Năm 2018, Hội Khuyến học thành phố đã tổ chức Đại hội biểu dương GĐHH, DHHH, CĐKH lần thứ IV, bình chọn được 76.648 gia đình đạt danh hiệu GĐHH, 833 dòng họ đạt danh hiệu DHHH và 404 cộng đồng, đơn vị đạt danh hiệu CĐKH. Đặc biệt, thành phố Hải Phòng trở thành đơn vị giáo dục liên tục trong tốp dẫn đầu toàn quốc trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và là đơn vị duy nhất trong cả nước 22 năm liền có các học sinh đoạt huy chương Vàng, Bạc, Đồng trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc tế, khu vực ở các môn văn hoá cơ bản như: Toán, Lý, Hoá và Ngoại ngữ...

Hải Phòng đã và đang tiếp tục là trung tâm đào tạo nhân tài tin cậy cho cả nước. Định kỳ hàng năm, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức lễ biểu dương cho các em học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, đạt giải quốc gia, quốc tế, các em đỗ thủ khoa vào các trường Đại học và các thầy cô dạy giỏi tại đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Vĩnh Bảo.

Có thể xem hoạt động của Hội Khuyến học Hải Phòng là điểm sáng trong quá trình xây dựng XHHT ở Hải Phòng hiện nay. Tổ chức hội đã được thành lập, củng cố, kiện toàn ở khắp các quận huyện, đã hoàn thiện quy chế hoạt động, điều lệ Hội ở tất cả các quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Hầu hết các tổ dân phố, thôn, làng, cơ quan, đơn vị, trường học, dòng họ đã thành lập Ban KH, KT. Một số địa phương đã xuất hiện nhân tố mới, mô hình liên chi hội KH, KT phù hợp tính chất quản lý và hoạt động của chính quyền đô thị. Đặc biệt truyền thống hiếu học của nhân dân Hải Phòng tiếp tục được khơi dậy, phát huy có hiệu quả, góp phần to lớn nhằm xây dựng XHHT, TPHT trong thời gian tới.

Có được những thành tựu to lớn nêu trên, xuất phát từ nhiều lý do.

Một là, có chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục - đào tạo và công tác KH, KT, xây dựng XHHT định hướng cho quá trình xây dựng

XHHT. Từ chủ trương, Nghị quyết chung, Thành phố đã cụ thể hóa bằng nhiều chỉ thị, Công văn, Nghị quyết đến các Sở, ban, ngành để triển khai quá trình xây dựng XHHT.

Cuộc vận động xây dựng mô hình GĐHH, DHHH, CĐKH được tổng kết, đánh giá tại Hội nghị các quận, huyện và toàn Thành phố. Đến nay, Hội Khuyến học thành phố đã hoàn thành việc thực hiện thí điểm mô hình: Gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập để thúc đẩy phong trào học tập suốt đời, xây dựng XHHT. Kế hoạch này đã được tuyên truyền sâu rộng trong xã hội, được nhân dân hưởng ứng, tham gia tích cực, đã làm chuyển biến nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân về phát huy truyền thống hiếu học và sự nghiệp giáo dục của Đảng về xây dựng, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhân tài cho sự nghiệp phát triển đất nước phồn vinh.

Hai là, có sự phối kết hợp giữa các cấp lãnh đạo thành phố với ngành giáo dục đào tạo và các tổ chức chính trị - xã hội.

Hội Khuyến học từ Thành phố đến các Hội Khuyến học quận, huyện luôn duy trì tốt mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương trên địa bàn thành phố để triển khai hoạt động KH, KT và phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Hội Khuyến học thành phố đã xây dựng quy chế phối hợp với ngành Giáo dục - Đào tạo, Công đoàn ngành Giáo dục - Đào tạo và Hội Cựu giáo chức Thành phố ký kết chương trình phối hợp hoạt động, có công văn liên ngành chỉ đạo các trường học kiện toàn, thành lập các chi hội khuyến học, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài mang lại hiệu quả thiết thực; làm tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai thực hiện Quyết định 89 và Quyết định 281 của Thủ tướng chính phủ.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể các Hội trong thành phố như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu giáo chức, Hội Cựu chiến binh, Hội Từ thiện, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi… đẩy mạnh công tác KH, KT đạt hiệu quả.

Hàng năm Hội Khuyến học thành phố đều có chương trình phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành kiểm tra đánh giá toàn diện các mặt hoạt động

công tác KH, KT xây dựng XHHT của 15/15 Hội khuyến học quận, huyện, điển hình như: Hồng Bàng, Kiến An, Lê Chân, Hải An, Đồ Sơn, An Lão, Cát Hải, Tiên Lãng..v.v…

Hội khuyến học các cấp đã trở thành nòng cốt trong việc phối hợp, liên kết các tổ chức, các lực lượng xã hội tiến hành các hoạt động KH, KT, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng, nhân dân. Đây là vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực tạo tiền đề vững chắc để xây dựng một XHHT.

Ba là, đội ngũ cán bộ ở các cấp nhìn chung nhiệt tình với công việc, lăn lộn với phong trào, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương làm việc có trách nhiệm, sáng tạo, sâu sát cơ sở. Đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến học các cấp tích luỹ được kinh nghiệm công tác mà đặc biệt là phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng tham gia tích cực có hiệu quả đối với hoạt động KH, KT, có đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo của thành phố nhiều năm qua.

Bốn là, truyền thống hiếu học vốn có trong các gia đình, dòng họ, cộng đồng ở các địa phương được khơi dậy, phát huy ngày càng có hiệu quả. Phong trào KH, KT, xây dựng XHHT đã làm chuyển biến căn bản nhận thức của người dân thành phố về nghĩa vụ và trách nhiệm đối với phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khơi dậy và phát huy có hiệu quả truyền thống hiếu học trong mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng, xã hội. Cấp uỷ, chính quyền các cấp đề ra nhiều giải pháp xây dựng và phát triển phong trào, vận động nhân dân ở phường, xã, tổ dân phố xây dựng các mô hình điểm, cá nhân tiêu biểu đóng góp tích cực vào cuộc vận động các gia đình có con đến tuổi đi học để các em được đến trường học tập với các bạn đồng lứa tuổi. Các cuộc vận động được hình thành một cách phong phú đa dạng ở khắp mọi nơi như tiếng kẻng học tập ở xã Chiến Thắng huyện An Lão, các cuộc vận động dành tiền ăn sáng giúp bạn học bài; cuộc vận động quyên góp sách vở, bút, giấy giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn ở các trường phổ thông, khu dân phố... Rất nhiều nghĩa cử cao đẹp, tự giác xuất hiện ở

phường xã, làng xóm, tổ dân phố, tạo điều kiện cơ sở vật chất để con em có điều kiện học tập tốt hơn. Tác dụng tích cực của phong trào KH, KT, xây dựng XHHT đến tận gia đình, dòng tộc và cộng đồng dân cư. Những tiêu chí cơ bản của phong trào khuyến học được ghi trong các văn bản hương ước của Dòng họ, làng văn hoá. Với những hoạt động tích cực, nhiệt tình, tâm huyết của cán bộ, hội viên các cấp, hoạt động khuyến học, khuyến tài của thành phố đã tạo thành sức mạnh tổng hợp được đại đa số các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, ủng hộ đưa phong trào thi đua KH, KT giữ vị trí hết sức ý nghĩa đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo của thành phố và thu được những kết quả rất đáng trân trọng.

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HẢI PHềNG

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w