Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 121 - 125)

7. Kết cấu của luận án

3.3.1. Những mặt đạt được

Từ kết quả của việc triển khai và thực hiện Đề án xây dựng XHHT trên địa bàn thành phố có thể thấy những chuyển biến tích cực.

Một là, việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án nhận được sự quan tâm sâu sát và thường xuyên của Thành ủy, Hội đồng nhân dân trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng XHHT trên địa bàn thành phố.

Hai là, sự nghiệp xây dựng XHHT của Hải Phòng nhận được sự phối hợp tận tình của các quận, huyện, sở, ngành, đoàn thể cấp thành phố trong việc vận động người lao động ra lớp, hỗ trợ kinh phí, địa điểm, cung cấp các điều kiện cho người học và cho các TTHTCĐ hoạt động.

Ba là, quá trình triển khai Đề án xây dựng XHHT đã làm chuyển biến được nhận thức của các cấp lãnh đạo trong việc xây dựng XHHT ở quận, huyện, sở ngành; nhiệm vụ xây dựng XHHT luôn được sự quan tâm và đồng hành của Hội Khuyến học thành phố.

Qua gần 10 năm thực hiện nhiệm vụ xây dựng XHHT trên địa bàn thành phố đã tạo được những nền tảng cơ bản về nhận thức, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo; cơ sở vật chất, huy động nguồn lực của các cấp chính quyền; trách nhiệm của ngành giáo dục trong cung ứng cơ hội học tập suốt đời cho người dân;

nhất là sự đồng thuận của người dân trong việc tham gia các hoạt động tại các TTHTCĐ.

Hệ thống mạng lưới các TTHTCĐ đi vào hoạt động ổn định, phủ kín 100% các xã, phường, thị trấn trong thành phố, nội dung hoạt động ngày càng đa dạng, hình thức ngày càng phong phú; số lượng người học tại các TTHTCĐ mỗi năm mỗi tăng.

Nội dung học tập tại các TTHTCĐ đã góp phần ổn định chính trị, tăng năng xuất lao động, thay đổi vật nuôi cây trồng, tăng thu nhập, góp phần phòng chống dịch bệnh cho người và gia súc, gia cầm, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng văn hóa tại khu dân cư, xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững.

3.3.2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân 3.3.2.1. Những tồn tại, yếu kém

Mặc dù đạt được nhiều dấu ấn quan trọng, song trong quá trình xây dựng XHHT ở Hải Phòng hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế không tránh khỏi.

Một là, nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác KH, KT, xây dựng XHHT của một số cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương chưa đầy đủ. Nhiều người còn mơ hồ về khái niệm XHHT, đặc trưng và cách thức xây dựng XHHT.

Hai là, mặc dù đã có các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về đầu tư kinh phí ban đầu và chi thường xuyên cho các TTHTCĐ, nhưng chưa được thực hiện đồng đều ở các cơ sở, mà chỉ được thực hiện ở các quận:

Ngô Quyền, Lê Chân, Hải An, Hồng Bàng và các huyện như Cát Hải, Thủy Nguyên, Tiên Lãng. Các quận, huyện còn lại chưa được bố trí kinh phí hoặc bố trí kinh phí chưa đầy đủ. Rất nhiều nội dung chưa thực hiện do thiếu kinh phí và chưa có nguồn tài trợ, kinh phí chi thường xuyên cho TTHTCĐ còn ít và phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách xã, phường, thị trấn trong khi đó nhu cầu học tập theo chuyên đề của người dân còn rất lớn.

Ba là, một số xã, phường, thị trấn chưa có cơ chế phối hợp giữa chính quyền, ban, ngành, đoàn thể do đó việc huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia xây dựng XHHT chưa phát huy mạnh mẽ.

Bốn là, đội ngũ báo cáo viên số lượng còn ít, khả năng báo cáo chưa thu hút được người nghe. Báo cáo viên chủ yếu là giáo viên từ các nhà trường và trung tâm dạy nghề, GDTX quận, huyện chưa được tập huấn đầy đủ và đi vào chiều sâu. Nguồn tài liệu tuyên truyền chưa dồi dào, phong phú, cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của Trung tâm.

Năm là, công tác khảo sát, điều tra, nắm bắt nhu cầu học tập của người dân trong cộng đồng chưa cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác nên việc thực hiện các mục tiêu đề án còn hạn chế; Công tác vận động các tổ chức kinh tế, xã hội cùng tham gia đóng góp cho hoạt động của trung tâm chưa có sức lan tỏa trong cộng đồng. Lực lượng tham gia chủ yếu là phụ nữ, chưa thu hút được nhiều nam giới tham gia.

Sáu là, so với cư dân nội thành thì người dân ngoại thành chưa có thói quen và động cơ tự thân học tập nâng cao trình độ, kiến thức nghề nghiệp do mặt bằng dân trí thấp và phải lao động kiếm sống nên việc hình thành nhu cầu ý thức học tập, học tập suốt đời cho mọi người dân ở khu vực ngoại thành còn gặp nhiều khó khăn.

Số lượng nông dân đến học tại các TTHTCĐ còn thấp; cán bộ, công chức các cấp đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa đạt được mục tiêu đề ra vẫn còn nặng tính bằng cấp. Số thanh niên trong độ tuổi lao động theo học BTVH hoặc học nghề tại các trung tâm chưa cao do người lao động thích làm việc tự do có thu nhập ngay trong khi học nghề chưa có nơi thu nhận khi tốt nghiệp.

Đối với Hội Khuyến học, tuy đã được củng cố, kiện toàn về tổ chức nhưng hoạt động của một số Hội khuyến học ở địa phương, cơ sở hoạt động chưa đồng đều, chậm bổ sung nhân sự thay thế, nhất là vị trí người đứng đầu Hội. Vì vậy hoạt động của Hội Khuyến học ở một vài địa phương bị gián đoạn một thời gian dài, cá biệt còn có địa phương chưa triển khai việc thành lập Hội Khuyến học ở cấp phường, xã theo Quy định của Điều lệ Hội (quận Ngô Quyền).

Sự phối hợp, liên kết giữa các tổ chức, lực lượng xã hội làm công tác khuyến học, khuyến tài còn hạn chế.

Công tác vận động xây dựng và quản lý quỹ khuyến học ở các đơn vị, doanh nghiệp còn hạn chế hiệu quả chưa cao, chưa có tính bền vững, đặc biệt là hệ thống các trường học chưa có sự phối hợp đầy đủ của các cấp Hội.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém

Những hạn chế, tồn tại trong quá trình xây dựng XHHT ở Hải Phòng là do nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, nhận thức của nhân dân về XHHT còn chưa đầy đủ, thiếu đồng nhất ở nhiều nơi. Một số địa phương còn xem nhiệm vụ xây dựng XHHT là của ngành giáo dục, không phải là nhiệm vụ chung của cộng đồng, nên chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ. Về cơ bản, nhận thức về công tác khuyến học chưa đồng nhất, một số địa phương, đơn vị chưa hiểu đầy đủ về tính chất, ý nghĩa, nhiệm vụ công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo của Nhà nước. Do đó chưa quan tâm đúng mức, một số chủ trương, chính sách không được cụ thể hóa và triển khai còn mang tính thụ động, hình thức.

Thứ hai, những bất cập trong công tác tổ chức thực hiện như điều kiện hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, kinh phí chưa được quan tâm đầu tư thích đáng. Chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ đối với những người là công tác KH, KT còn thấp, không tạo được động lực để khuyến khích người dạy và người học. Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác KH, KT, xây dựng XHHT phần lớn là cán bộ đã nghỉ hưu hoặc cán bộ kiêm nhiệm, không có nhiều thời gian và kinh nghiệm trong công tác vận động, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động. Một số quận, huyện chưa phân công giáo viên kiêm nhiệm tại các TTHTCĐ; chế độ chính sách cho họ chưa được quan tâm đúng mức nên không thu hút được giáo viên về công tác tại các trung tâm. Giám đốc các TTHTCĐ thường xuyên thay đổi do luân chuyển cán bộ, cán bộ phụ trách ở phòng giáo dục và đào tạo, ở các xã, phường, thị trấn nên có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng

đến công tác quản lý, điều hành. Công tác tuyên truyền chưa đến được người nghèo, đối tượng bị thiệt thòi trong xã hội.

Thứ ba, xây dựng XHHT ở Hải Phòng chưa tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi, lôi cuốn đông đảo tầng lớp tham gia.

Thứ tư, xây dựng XHHT, mà cụ thể ở đây là TPHT còn là vấn đề mới tiếp cận, vừa làm vừa học hỏi và chưa có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w