Hồ Chí Minh với phong trào Bình dân học vụ

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 72 - 83)

7. Kết cấu của luận án

2.3.1. Hồ Chí Minh với phong trào Bình dân học vụ

Cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Chính phủ lâm thời được thành lập, Nhà nước non trẻ ra đời, nhưng khó khăn thì vẫn còn chồng chất.

Nạn đói năm 1945 khiến hơn 2 triệu người (chiếm khoảng 10% dân số nước ta lúc đó) bị chết đói. Trong khi đó, ở miền Bắc, 20 vạn quân đội Trung Quốc của Tưởng Giới Thạch vào giải giáp quân đội Nhật; ở miền Nam là hơn 1 vạn quân Anh, núp sau Anh là Pháp với âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Các thế lực phản động trong nước núp bóng lực lượng quân đội nước ngoài cũng tìm cách lật đổ chính quyền cách mạng.

Về trình độ văn hóa lúc bấy giờ, hơn 95% dân số nước ta chưa biết đọc, biết viết. Cần phải mang ánh sáng văn hóa đến cho họ, trước hết là phải cho họ thoát khỏi nạn mù chữ nhằm giúp họ nhanh chóng giác ngộ lý tưởng cách mạng, nhanh chóng nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Như vậy là,

vào thời điểm ấy, không chỉ “giặc đói”, “giặc ngoại xâm” mà cả “giặc dốt”

đều là kẻ thù mà chính quyền cách mạng phải kiên quyết tiêu diệt.

Tình thế khẩn trương đòi hỏi người cách mạng không thể chần chừ.

Ngày 3/9/1945, ngay sau ngày tuyên bố độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu những nhiệm vụ cấp bách của đất nước. Một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất, thiết thực nhất mà chính quyền cách mạng vừa mới ra đời phải giải quyết trong hoàn cảnh khú khăn và thiếu thốn đú là “nạn dốt”. Người chỉ rừ:

“Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta… Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ” [94, tr.7]. Đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Hội đồng Chính phủ lâm thời nhất trí tán thành. Sự nghiệp xóa nạn mù chữ được đặt thành chính sách của Nhà nước.

Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký 3 sắc lệnh:

Sắc lệnh số 17: Đặt ra một BDHV trong toàn cừi Việt Nam

Sắc lệnh số 19: Trong toàn cừi nước Việt Nam sẽ thiết lập cho nụng dõn và thợ thuyền những lớp bình dân buổi tối.

Sắc lệnh số 20: Trong khi chờ đợi lập được nền tiểu học cưỡng bức, việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người. Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên 8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.

Như vậy, với vai trò là người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ngang hàng nhiệm vụ diệt dốt cùng với nhiệm vụ diệt đói và diệt ngoại xâm. Những sắc lệnh Người ban hành vừa phản ánh yêu cầu quan trọng của nền giáo dục mới, vừa đáp ứng nguyện vọng thiết tha của đông đảo nhân dân, vừa giải đáp được những trăn trở từ bao lâu của Người về một nền giáo dục thực sự cho nhân dân, vì nhân dân. Trong điều kiện nước nhà còn vô vàn khó khăn lúc bấy giờ, thì sự “cưỡng bức” giáo dục bắt buộc và không mất tiền này thực sự là cố gắng rất lớn của Hồ Chí Minh cùng với Chính phủ nhằm mang lại lợi quyền cho đông đảo nhân dân. Từ đây, công cuộc diệt dốt không chỉ

dừng lại ở những lời kêu gọi, những khẩu hiệu, mà thực sự đã trở thành phong trào quần chúng rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút triệu triệu người dân tham gia.

Tháng 10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Chống nạn thất học. Lời kêu gọi Chống nạn thất học của Hồ Chí Minh đã vạch ra chiến lược xóa mù chữ, gồm hai điểm cơ bản: Xây dựng sự nghiệp xóa mù chữ thành một phong trào quần chúng, làm cho xóa mù chữ trở thành việc của toàn xã hội;

tuyên truyền giải thích cho người mù chữ hiểu nghĩa vụ học tập của mình và làm chủ việc xóa nạn mù chữ cho mình.

Cương lĩnh hành động của phong trào BDHV được thể hiện rất rừ:

“Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ,... Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo” [94, tr.40-41]. Thậm chí, người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng; những người chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, chủ nhà máy thì mở lớp học cho những người làm của mình.

Một tháng sau ngày thành lập BDHV, lớp huấn luyện cán bộ BDHV đầu tiên đã được khai giảng tại Hà Nội, ngày 8/10/1945. Lớp huấn luyện mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khóa huấn luyện Hồ Chí Minh) và Người trực tiếp đến dự lễ khai giảng. Chương trình hành động của BDHV được xây dựng với tinh thần tự lực tự cường, động viên được hàng vạn cán bộ và giáo viên tự nguyện làm việc không lương, tiết kiệm cho quỹ Nhà nước hàng trăm triệu đồng. Người nờu rừ ba nhiệm vụ cỏch mạng trước mắt cú liờn quan với nhau là chống nạn đúi, nạn dốt, nạn ngoại xõm và chỉ rừ: Chống nạn thất học cũng quan trọng như chống ngoại xâm.

Cán bộ và ủy viên BDHV được đưa về các tỉnh xây dựng, triển khai chiến dịch diệt dốt với những biện pháp linh hoạt, sáng tạo thích hợp với từng địa phương. Khắp nơi, đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia chiến dịch diệt dốt:

người đi học, người đi dạy, người ủng hộ BDHV bằng nhiều cách tùy theo điều

kiện và khả năng của mình (vận động người đi học, người đi dạy, đỡ đầu lớp học, cho mượn nhà làm lớp học...).

Song song với việc vận động nhân dân tham gia vào các lớp xóa mù chữ là cuộc vận động người biết chữ đi dạy tại các lớp BDHV. Hưởng ứng phong trào, cả nước đã có tới 10.000 người tình nguyện dạy các lớp xóa mù chữ mà không nhận tiền thù lao. Đội ngũ giáo viên gồm những người đã từng dạy ở các lớp học Truyền bá Quốc ngữ trước đây, những thanh niên, học sinh, những nhân viên, công chức đang làm việc trong các cơ quan, nhà máy, những hướng đạo sinh...

Sự quan tâm của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở chỗ, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn luôn dành thời gian đi thăm các lớp học BDHV. Buổi tối ngày 13/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm lớp học bình dân ở trường Hoài Đức, phố Hàng Trống, Hà Nội. Thấy học viờn viết chớnh tả rừ ràng, ớt lỗi, Người rất vui lòng. Người xem sách vở, ân cần thăm hỏi học viên và giáo viên.

Ngày 1/5/1946, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động, Người gửi thư động viên toàn thể giáo viên BDHV, trong đó nhấn mạnh: “Chương trình của Chính phủ ta là làm thế nào cho toàn quốc đồng bào ai cũng có ăn, có mặc, có học” [94, tr.556]. Đó cũng chính là lý tưởng suốt đời của Hồ Chí Minh.

Ở khắp nơi trên cả nước, BDHV sôi nổi bàn biện pháp tích cực đẩy mạnh phong trào diệt dốt bằng mọi hình thức. Tại Hà Nội, ngày 12/5/1946, BDHV đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn hàng vạn người tại quảng trường Nhà hát Thành phố. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành thời gian đến dự lễ khai mạc, khuyến khích mọi người giúp sức diệt giặc dốt. Đối với học viên, Người căn dặn cố gắng học tập theo gương cụ Nguyễn Văn Bảng ở xã Vạn An, 77 tuổi còn chịu khó học tập, biết chữ và đã viết thư lên thăm Người.

Những hành động này chứng tỏ, mặc dù việc nước bộn bề trăm công nghìn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn quan tâm đến việc ăn và việc học của nhân dân. Từ những lời kêu gọi chí lý chí tình, đến những bức thư động viên tha thiết; từ những lời phát biểu ân cần đến những lần đến thăm từng lớp học, tất cả đều toát lên tấm lòng và sự quan tâm của Người đứng đầu đất nước tới công cuộc xóa nạn mù chữ của nhân dân ta.

Lúc bấy giờ, chống nạn mù chữ, tham gia BDHV trở thành phong trào hết sức sôi nổi. Những khẩu hiệu: “Đi học BDHV là yêu nước”, “Dạy học BDHV là yêu nước”, “Giặc dốt diệt, Việt Nam cường”… được dán ở khắp nơi, thậm chí viết trên thân cây, viết lên tường, viết trên nong nia dựng ở đầu đường, đầu làng…

Lớp học không có. Nhà chùa, nhà thờ cho mượn phòng để học, tư nhân cho mượn nhà, mượn bàn ghế, dựng tấm phản làm bảng để tạo thành lớp học.

Phấn viết bảng không có. Người ta dùng gạch non, đất sét trắng phơi khô, thậm chí dùng cả than củi làm phấn để dạy, để học.

Các lớp học được tổ chức linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng: thợ cày học trong giờ nghỉ trưa hoặc sau buổi ăn cơm tối; công nhân học sau ca làm việc. Có những lớp học được tiến hành ngay tại sân nhà, viết than lên mặt sân gạch hoặc lấy que tre viết chữ lên sân đất. Có nơi thiếu bàn ghế, học viên trải chiếu xuống đất để ngồi, úp thúng xuống để làm bàn học. Không có bút mực thì dùng bút chì, không có giấy trắng thì viết lên giấy báo cũ, có nơi dùng cả bút lông và mực tàu để viết chữ Quốc ngữ. Không có dầu hỏa thì dùng dầu lạc, dùng hạt bưởi khô làm đèn.

Dân nghèo ra lớp bất kể sáng, trưa, chiều, tối, miễn là tìm được khoảng thời gian trống giữa những công việc mưu sinh hàng ngày. Ở vùng vạn chài, lớp học có khi bắt đầu từ 4 giờ sáng để học viên - ngư dân kịp ra biển đánh cá.

Ngày nay, khó có thể hình dung được lớp học bình dân được tổ chức trên thuyền, dưới gốc đa đầu làng, ngồi trên xe xích lô, ngồi ở đầu bờ ruộng, trong nhà lao. Người đi học là nông dân, công nhân, thợ thủ công, người bán hàng rong,… Có lớp đông học viên, có lớp một thầy một trò, có lớp không có thầy. Chữ được viết tên lưng trâu, trên mui thuyền, trên thân cây, tạo nên một

“rừng chữ”, ra đường, đi cày, ngồi bán hàng ở chợ…, bất cứ lúc nào cũng có thể trông thấy những chữ mà ngày hôm đó cần học.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Hồ Chí Minh vẫn quan tâm chỉ đạo phong trào BDHV. Người căn dặn đồng bào, chiến sĩ, cán bộ phải tiến hành một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện: ra chiến trường là kháng chiến, sản xuất

trên cánh đồng là kháng chiến, đi học cũng là kháng chiến. Cục diện mới của phong trào BDHV lúc này là vừa phải dồn sức người sức của cho cuộc chiến, vừa tiếp tục xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí cho nhân dân. Đâu đâu cũng thấy những khẩu hiệu: “Đi học là kháng chiến”, “Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương diệt giặc dốt”, “Mỗi lớp học là một tổ tuyên truyền kháng chiến”,

“Mỗi giáo viên BDHV là một đội viên tuyên truyền kháng chiến”...

Ngày 6/8/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Hội nghị BDHV Khu XII (Theo quyết định của Chính phủ, tháng 11/1946 cả nước ta được chia thành 12 khu hành chính và quân sự. Mỗi khu có Ủy ban kháng chiến Khu phụ trách hành chính, khu trưởng phụ trách quân sự. Khu XII gồm các tỉnh (cũ): Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Ninh, Hòn Gai, Quảng Yên): “Từ ngày kháng chiến, tuy hoàn cảnh khó khăn, nhưng bình dân học vụ vẫn hăng hái tiến hành, thế là tốt lắm... Tôi trân trọng gửi lời khen ông giám đốc và tất cả anh chị em bình dân học vụ về thành tích đã đạt được, và khuyên tất cả mọi người gắng sức thêm” [95, tr.212].

Đến ngày 10/11/1947, nhận được báo cáo trong mấy tháng đầu kháng chiến, BDHV Khu III phát triển mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng chí Giám đốc và toàn thể giáo viên nam nữ BDHV Khu III biểu dương những thành tích và căn dặn: “Tôi mong rằng các lớp bình dân học vụ chẳng những dạy cho đồng bào học chữ, làm tính mà dạy thêm về công cuộc kháng chiến, cứu nước, tăng gia sản xuất, giúp mùa Đông binh sĩ, giúp đồng bào tản cư, khoa học thường thức” [95, tr.347].

Có thể thấy, hiếm một nơi nào trong hoàn cảnh kháng chiến chống ngoại xâm cực kỳ gian khổ, thiếu thốn lại phát động được phong trào toàn dân đi học như ở Việt Nam những năm sau Cách mạng Tháng Tám.

Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư căn dặn các chiến sĩ BDHV: “Vùng nào còn sót nạn mù chữ, thì các bạn cố gắng thi đua diệt cho hết giặc dốt... Vùng nào đã hết nạn mù chữ, thì các bạn thi đua để tiến lên một bước nữa” [95, tr.604]. Đó chính là tinh thần của học liên tục, học suốt đời mà Người luôn nhắc nhở.

Từ cuối năm 1948, đã có những xã, huyện và tỉnh xóa xong nạn mù chữ như: huyện Quỳnh Côi (Thái Bình), huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) và nhiều xã, trong đó có xã Thanh Nông là xã đầu tiên miền núi thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Về đơn vị tỉnh thì Hà Tĩnh là tỉnh đã thanh toán xong nạn mù chữ đầu tiên trên cả nước. Tất cả những địa phương này đều được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư khen ngợi.

Sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phong trào diệt dốt cùng những lời khích lệ, dặn dò của Người là nguồn động viên to lớn đối với cán bộ và nhân dân cả nước, nhất là những nơi chưa thanh toán xong nạn mù chữ, hăng hái xung phong diệt giặc dốt gắn liền với diệt giặc ngoại xâm, đẩy mạnh sản xuất. Tính đến cuối năm 1950, đã có trên 10 triệu người được thoát nạn mù chữ. Tổng số đơn vị được công nhận thanh toán nạn mù chữ là 10 tỉnh (Hà Tĩnh, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Hưng Yên, Phúc Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định).

Trong kháng chiến toàn quốc, được sự chỉ đạo, động viên thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, BDHV có những đặc sắc về tổ chức và nội dung, riêng biệt ở từng vùng, từng giai đoạn, phụ thuộc vào tình hình quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó, đã phục vụ rất đắc lực công cuộc kháng chiến kiến quốc.

Bước sang thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhiệm vụ của ngành BDHV cũng thay đổi. Nhân ngày Quốc khánh 2/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đó nờu rừ nhiệm vụ của BDHV trong giai đoạn mới: “Về văn húa, chỳng ta phải thanh toán hết nạn mù chữ, đào tạo cán bộ để xây dựng nước nhà” [99, tr.39]. Nhân dân khắp nơi phấn khởi, nô nức đi học, nhất là ở những vùng mới giải phóng và những xã đã phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất.

Năm 1956, Đảng và Chính phủ đề ra kế hoạch 3 năm hoàn thành thanh toán nạn mù chữ ở miền Bắc (1956 - 1958). Để động viên phong trào, tối ngày 27/3/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống thăm các lớp học bình dân ở khu lao động Lương Yên và tối 4/6/1956, Người đến thăm các lớp BDHV ở trường Đoàn Kết và xóm Chùa Vua thuộc khu phố Hai Bà Trưng. Đến đâu, Người cũng

ân cần căn dặn anh chị em giáo viên chịu khó dạy và học viên chịu khó học để mau chóng xóa xong nạn mù chữ.

Trong phong trào này, từ thành thị đến thôn quê, ở các đường phố, các nhà máy, các công trường, các chợ búa... lớp học mọc lên ở khắp nơi. Già, trẻ, gái, trai, ai chưa biết chữ đều tìm cách vượt khó khăn để đi học. Buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, đến đâu cũng nghe tiếng học. Thật là một phong trào sôi nổi, một cảnh tượng tưng bừng của một dân tộc quyết rời bỏ chỗ tối, bước lên chỗ sáng. Cảm động nhất là có những cụ tuổi đã rất cao, mà cũng xung phong đi học để khuyến khích con cháu, như bà cụ Nguyễn Thị Xuyến (100 tuổi, xã Nghi Tân, Nghệ An), cụ Lê Siêu (106 tuổi, xã Sơn Phố, Hà Tĩnh) và nhiều cụ khác. Học sinh các trường công và tư là quân chủ lực tinh nhuệ của đội ngũ giáo viên bình dân học vụ. Nhưng cũng có nhiều cụ phụ lão (như cụ Dương 80 tuổi, cụ Mỹ 79 tuổi), các em nhi đồng, nhiều anh chị công nhân và cán bộ... cũng không ngại khó nhọc, xung phong đi dạy.

Ngoài cách dạy và cách học thông thường, lại có nhiều sáng kiến và hình thức như: Dán bài vào cánh tay, viết chữ trên mẹt hàng, găm bài học vào lưng áo người đi trước để người đi sau nhìn mà học, viết chữ cắm ở những nơi đông người qua lại... Như vậy, đồng bào có thể vừa lao động, vừa học chữ.

Đồng bào các giới thì đều tuỳ khả năng của mình mà ủng hộ phong trào diệt giặc dốt, như: Tổ chức giữ trẻ để cho chị em có con mọn đi học được; cho mượn nhà làm lớp học; đóng bàn ghế không lấy tiền; giúp dầu đèn, bút, giấy cho những học viên nghèo, v.v.. BDHV đã phát triển mạnh mẽ, rộng khắp mang tính quần chúng thật sự, đến cuối tháng 6/1956 đã có tới trên 2 triệu người ra lớp học. Người nhấn mạnh: “Có thành tích ấy là vì nhân dân ta hiểu thấu rằng: Bất kỳ làm nghề gì, nếu không biết chữ thì khó tiến bộ, cho nên nhiều người cố gắng đi học” [100, tr.397].

Tháng 7/1956, Nha BDHV đã triệu tập Đại hội sơ kết công tác BDHV 6 tháng đầu năm 1956 và bàn biện pháp đẩy mạnh phong trào xóa mù chữ trong 6 tháng cuối năm. Trong Đại hội này, Người đã đến thăm, huấn thị và trao đổi một số kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 72 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w