Chủ thể xây dựng xã hội học tập

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 57 - 62)

7. Kết cấu của luận án

2.2.4. Chủ thể xây dựng xã hội học tập

Hồ Chí Minh luôn có niềm tin vào con người và sức mạnh của con người. Do đó, Người cũng thường xuyên nhắc nhở mọi người phải cố gắng thực hiện các mục tiêu cách mạng. Đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và xây dựng XHHT nói riêng, Người xác định chủ thể đó chính là con người.

XHHT là yêu cầu mọi người, ở mọi lứa tuổi không ngừng học tập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thời đại. Trong xã hội đó, Hồ Chí Minh luôn xác định học tập là yêu cầu đối với tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ, trai

gái, tôn giáo, nghề nghiệp. Bởi lẽ, tri thức nhân loại thì vô cùng vô hạn và ngày càng phát triển, nếu tự bản thân mỗi người không tự học, không tự trau dồi kiến thức thì sớm muộn cũng bị lạc hậu và thoái bộ. "Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình" [101, tr.333]. Khi xác định đối tượng xây dựng XHHT, Hồ Chí Minh nhấn mạnh ở hai khía cạnh: một là những chủ thể trực tiếp tham gia xây dựng XHHT, hai là những khách thể được thừa hưởng thành quả của việc xây dựng XHHT đó. Dù ở khía cạnh nào thì Hồ Chí Minh cũng đều hướng tới con người, ở đây chính là tất cả mọi người, không chỉ đối với những người đang trực tiếp giảng dạy, học tập, không chỉ đối với thế hệ trẻ mà là tất cả mọi tầng lớp, giới tính, tuổi tác, chức vụ... đều phải ra sức học tập và học tập suốt đời.

Đối với người cao tuổi là những người đã có sự trải nghiệm về kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm công tác, có sự tích lũy tri thức nhất định.

Trong số họ có những người tạm hài lòng với những gì mình đã đạt được, hoặc có những người rơi vào tâm lý ngại học, sợ học vì lý do tuổi tác. Thấu hiểu tâm lý đó, Hồ Chí Minh bày tỏ: "Bác thường nghe nói có đồng chí mới 40 tuổi mà đã cho mình là già cho nên ít chịu học tập. Nghĩ như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già. Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm.

Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng" [105, tr.113]. Đó cũng là yêu cầu chung mà Hồ Chí Minh đặt ra đối với tất cả mọi người.

Năm 1961 khi về thăm quê lần thứ hai, gặp gỡ bà con quê hương xứ Nghệ, Người không quên nhắc nhở: "Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn, việc nhỏ, tôi phải tham gia. Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau" [103, tr.273].

Đối với thanh thiếu niên, là thế hệ các mạng kế cận được Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm dìu dắt. Họ là lực lượng đông đảo, có sức khỏe, có trí tuệ, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Nhân ngày khai giảng năm học mới, Hồ Chí Minh gửi thư cho học sinh, sinh viên cả nước, ân

cần chỉ rừ cho những người chủ tương lai của nước nhà về vinh dự được hưởng một nền giáo dục cách mạng. Người đặt kỳ vọng: "Ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" [94, tr.35]. Từ đó Người yêu cầu thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng, "phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên" [100, tr.216].

Trong công cuộc xây dựng XHHT, kiến thiết nước nhà, Người khuyên thanh niên, học sinh, sinh viên phải có động cơ học tập đúng đắn để xứng đáng với vai trò làm chủ đất nước nước. Ta thấy được hàm ý sâu sắc của Người khi nhắc nhở thanh niên trong vấn đề học tập. Trả lời câu hỏi “học để phụng sự ai?”, Người định hướng:

“Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm trọn nhiệm vụ người chủ của nước nhà” [99, tr.179].

Nhắc nhở thanh niên về phương pháp học tập cũng như xây dựng XHHT, Người chỉ rừ: Học phải đi đụi với hành. Đặc biệt, trong bất cứ hoàn cảnh nào và ở đâu, thì thanh niên, sinh viên phải là lực lượng xung kích trong học tập, tiếp nhận tri thức cho mình và truyền đạt tri thức cho mọi người: Khi ở nhà, phải thương yêu cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ về công việc, giúp đỡ về tinh thần (học được điều gì về tình hình trong nước và thế giới thì nói lại cho cha mẹ nghe).

Khi ở trường thì phải đoàn kết, giúp đỡ anh chị em, thi đua học tập; đoàn kết giữa thầy và trò, làm cho trường mình luôn luôn tiến bộ. Đến khi ở ngoài xã hội thì có thể làm được nhiều việc có ích bằng khả năng của mình như: tuyên truyền vệ sinh, giúp đỡ các em nhi đồng, xung phong dạy BDHV, v.v…

Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc học tập phấn đấu vươn lên của mỗi thanh niên. Nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày Cách mạng Tháng Tám, Người đã gửi thư căn dặn thanh niên nước ta phải ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị,

văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhõn dõn. Người cũn chỉ rừ: làm nghề gỡ cũng phải học, mục đớch của việc học không gì khác hơn là để nâng cao năng lực, làm cho kinh tế phát triển, chiến đấu thắng lợi, đời sống của nhân dân ngày càng no ấm, tươi vui.

Đối với giáo viên, Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các thầy giáo, cô giáo. Trong công cuộc xây dựng XHHT thì nhiệm vụ của các thầy giáo, cô giáo càng quan trọng hơn bao giờ hết. Thầy giáo, cô giáo vừa là chủ thể góp phần giáo dục, đào tạo và xây dựng XHHT cho xã hội, vừa là đối tượng được nhận lấy mọi thành quả của XHHT ấy. Hơn ai hết,

"Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất nặng nề nhưng rất vẻ vang" [104, tr.747]. Có lúc Người diễn đạt: "Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang" [105, tr.508]. Từ đó, Hồ Chí Minh nhắc nhở đội ngũ nhà giáo thường xuyên "học, học nữa, học mãi" để nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Người yêu cầu cô giáo, thầy giáo muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị;

phải ra sức đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Hồ Chí Minh cũng cảnh báo đội ngũ cán bộ và giáo viên về những căn bệnh trong tư duy và hành động xây dựng XHHT. Kẻ thù của sự học tập và tiến bộ chính là sự tự hài lòng, tự thỏa mãn với tri thức mình có. Người nhắc nhở: "Chớ tự túc, tự mãn, cho là giỏi rồi thì dừng lại. Mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thải trước” [102, tr.266]. Biện pháp cho vấn đề này là mỗi cán bộ, giáo viên phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp vào việc cải tạo xã hội. Tại Đại hội chiến sĩ thi đua toàn ngành Giáo dục (tháng 2/1956), Hồ Chí Minh căn dặn: "Các cô, các chú là những thầy giáo, những cán bộ giáo dục đều phải luôn luôn cố gắng học thêm, học chính trị, học chuyên môn. Nếu không tiến bộ mãi, thì sẽ không theo kịp đà tiến chung, sẽ trở thành lạc hậu" [100, tr.273-274].

Thầy giáo, cô giáo "phải gương mẫu" được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các bài nói chuyện với các nhà trường. Đặc biệt, Người

lưu ý: Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hoá, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức mới đào tạo những công dân tốt, những cán bộ tốt sau này.

Đối với cán bộ, đảng viên cũng phải không ngừng học và tự học. Người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyện của mình. Người dẫn lời của Lênin: Học, học nữa, học mãi. Mỗi người đều phải ghi nhớ và thực hành điều đó, những người huấn luyện lại càng phải ghi nhớ hơn ai hết. “Người huấn luyện nào tự cho là mình đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất” [96, tr.356]. Năm 1966, nói chuyện với lớp đảng viên mới của Hà Nội, Người nhắc nhở: "Thời kỳ bí mật, điều kiện học tập của đảng viên rất khó khăn: thiếu thầy, thiếu sách, thiếu tự do, nhưng cán bộ và đảng viên vẫn quyết tâm vì cách mạng mà học, dù hoàn cảnh khó khăn thế nào cũng tìm đủ mọi cách mà học. Bây giờ điều kiện thuận lợi nhiều, cho nên các cô, các chú càng phải ra sức học tập cho tốt" [95, tr.116].

Như vậy, đối với Hồ Chí Minh, học tập là yêu cầu, là nhiệm vụ của tất cả mọi người, không loại trừ một đối tượng nào. Bởi lẽ, thế giới luôn luôn vận động và ngày càng đổi mới, tri thức nhân loại ngày càng phong phú, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển... Tất cả tiến bộ rất nhanh, những ai không muốn mình bị đào thải, bị đẩy ra khỏi guồng quay ấy thì phải biết học hỏi không ngừng để nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức. Sự học không bao giờ có điểm dừng: "Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm" [96, tr.61].

Hơn ai hết, Hồ Chí Minh là một dẫn chứng điển hình, cụ thể về tự học và học suốt đời trên tất cả các lĩnh vực: tự học ngoại ngữ, tự học viết thơ viết văn, tự học cách tổ chức cuộc sống theo khoa học, tự học lý luận, tự học chính trị, quân sự, tự học triết học, tự học ngoại giao, tự học quan hệ quần chúng…

Kết quả là lĩnh vực nào Người cũng thông thạo tuyệt vời, và trở thành anh hùng giải phóng dân tộc, thành nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới.

2.2.5. Phương pháp xây dựng xã hội học tập

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w