Các công trình nghiên cứu về giáo dục Hải Phòng và xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 28 - 31)

7. Kết cấu của luận án

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về giáo dục Hải Phòng và xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Hải Phòng là địa phương quan trọng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngay từ lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho Hải Phòng sự quan tâm sâu sắc ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục.

Nghiên cứu về lịch sử giáo dục Hải Phòng là cuốn sách của tác giả Nguyễn Trọng Lô Sơ thảo lịch sử giáo dục Hải Phòng (939 - 6/1995) [81]. Từ việc nghiên cứu giáo dục Hải Phòng trong nhiều thời kỳ, sách giúp cho các thế hệ thầy giáo, cô giáo, các thế hệ học sinh và nhân dân thấy được vai trò của giáo

dục trên địa bàn Hải Phòng qua các thời kỳ lịch sử, từ đó tích cực góp phần là cho sự nghiệp “trồng người” phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” của thành phố trong giai đoạn mới. Đó cũng chính là sự cụ thể hóa lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng Người.

Tiếp tục nghiên cứu giáo dục Hải Phòng là cuốn Giáo dục và đào tạo Hải Phòng, 60 năm xây dựng và phát triển (1955 - 2015) [122]. 60 năm là cả một chặng đường đối với một nền giáo dục được cách mạng soi đường. Thực tiễn công cuộc xây dựng và phát triển giáo dục - đào tạo Hải Phòng trong 60 năm đã khẳng định sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục, đào tạo nơi đây, đồng thời cũng ghi nhận sự cố gắng, năng động, sáng tạo để tạo nên những thành tích nổi bật về giáo dục của các thế hệ thầy, cô giáo, các thế hệ học sinh, sinh viên và nhân dân thành phố Hoa phượng đỏ. Bên cạnh những thành tựu đó, thì tình trạng chưa theo kịp sự đổi mới, hội nhập khu vực, quốc tế của thành phố, của đất nước và những tồn tại, yếu kém nội tại của toàn ngành chưa được khắc phục một cách căn bản.

Tất cả những nội dung trên đều được phản ánh trong cuốn sách.

Nghiên cứu về tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hải Phòng và Hải Phòng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đáng chú ý là 3 cuốn sách.

Cuốn Chủ tịch Hồ Chí Minh với đảng bộ và nhân dân Hải Phòng do Thành ủy Hải Phòng xuất bản năm 2000 [130]. Cuốn sách ra đời nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 45 năm ngày giải phóng Hải Phòng. Sách tập hợp những bài nói, bài viết, thư, điện mừng của Bác đối với Hải Phòng và ghi lại những hình ảnh của Người khi về thăm Hải Phòng, hình ảnh các cá nhân tiêu biểu trong sản xuất và chiến đấu, học tập được vinh dự chụp ảnh cựng với Người. Đọc sỏch, chỳng ta thấy rừ tư tưởng xuyên suốt mà Người căn dặn, nhắc nhở cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố Hải Phòng là: Chăm lo xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, đoàn kết, dân chủ, lao động sáng tạo, quyết tâm phấn đấu đưa thành phố phát triển...

Trách nhiệm đó không nằm ngoài nhiệm vụ của ngành giáo dục, đào tạo.

Về tình cảm của Bác Hồ đối với Hải Phòng và Hải Phòng đối với Bác có cuốn Hải Phòng làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Hải Phòng ra đời năm 2015 [131]. Cuốn sách gồm hai phần: Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hải Phòng và Hải Phòng làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phần thứ nhất tập trung phản ánh tình cảm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua 9 lần Người về thăm, làm việc, nói chuyện với Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hải Phòng; qua những bài viết, bài báo của Người về Hải Phòng, thư của Người gửi cỏn bộ, chiến sỹ và đồng bào Hải Phũng. Đồng thời, phõn tớch làm rừ và thống nhất nhận thức về giá trị tư tưởng, lý luận những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hải Phòng, giá trị khoa học của di sản Hồ Chí Minh với Hải Phòng. Phần thứ hai tập trung tổng kết những thành tựu của Đảng bộ, quân và dân thành phố Hải Phòng thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cuộc kháng chiến chống các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược, góp phần giải phóng thành phố, giải phóng và thống nhất đất nước; trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển thành phố. Cuốn sách cũng ghi nhận những kết quả thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các địa phương, cơ quan, đơn vị vinh dự được Người trực tiếp về thăm, trong đó có ngành giáo dục.

Tiếp tục nói về tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho Hải Phòng là công trình Thư mục địa chí toàn văn: Bác Hồ trong lòng nhân dân Hải Phòng do Sở Văn hóa thể thao & du lịch Hải Phòng kết hợp với Thư viện khoa học tổng hợp thành phố ấn hành [123], nhân kỷ niệm 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Hải Phòng (20/10/1946 - 20/10/2016). Thư mục gồm 3 phần, tiếp tục khẳng định tình cảm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thành phố và quyết tâm của quân, dân thành phố cảng nguyện làm theo lời dạy của Người.

Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu kể trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề XHHT và xây dựng XHHT theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Những công trình lý luận chung về XHHT thường là sản phẩm dày công sưu tầm, nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong lĩnh vực khoa học giáo dục với nguồn tài liệu tham khảo phong phú, cả trong và ngoài nước. Còn đối với vấn đề XHHT trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì hầu khắp các công trình

mới chỉ dừng lại ở những bài báo, tạp chí. Liên quan đến đề tài xây dựng XHHT ở Hải Phòng theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì cho đến nay chưa có một công trình nào đề cập tới. Đây là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn rất lớn của tác giả trong quá trình xây dựng và hoàn thiện luận án.

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w