Đa dạng hóa hoạt động Giáo dục thường xuyên

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 144 - 149)

7. Kết cấu của luận án

4.3.2. Đa dạng hóa hoạt động Giáo dục thường xuyên

Nhiều quốc gia trên thế giới cho rằng, giáo dục là công việc phải được tiến hành đối với mọi lứa tuổi, trong tất cả các giai đoạn của đời người. Không phân biệt học trong nhà trường, học ngoài xã hội hay học tại gia đình, học có mục đích hay học ngẫu nhiên, học theo hệ thống tri thức và kỹ năng hay cần gì học nấy, quá trình giáo dục đó đều phải được quan tâm và phải có sự quản lý từ phía Nhà nước. Với cách hiểu này, GDTX là một chính sách xã hội của một xã hội hiện đại, trong đó học tập là quyền của con người. Như vậy, nếu phân chia hệ thống giáo dục ra làm 2 hệ nhỏ thành phần là hệ thống giáo dục ban đầu và hệ thống giáo dục tiếp tục, thì sự liên kết, liên thông, kết nối và được tiến hành không đứt đoạn nhờ sự đan xen và liên tục của sự học ở mỗi con người được gọi là GDTX.

UNESCO đưa ra 14 khuyến cáo về giáo dục và tất cả đều nói tới GDTX.

Quan niệm của UNESCO về GDTX rất phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay ở Việt Nam. Theo đó, GDTX bao gồm tất cả các cơ hội học tập mà mọi người đều mong muốn hoặc cần có sau xoá mù chữ cơ bản và giáo dục tiểu học. Trong thực tế, những chương trình của GDTX thường được nhiều đối tượng hoan nghênh như những người phải bỏ học giữa chừng khi đang học trong nhà trường chính quy, những người nghèo hoặc thất nghiệp, những người di cư, những người tị nạn, những phụ nữ ít có cơ may học tập, những người về hưu v.v..

Ở một số nước, trong đó có Việt Nam, lại gộp các loại hình học tập không chính quy vào khái niệm GDTX. GDTX được coi là một hệ thống gồm các loại

hình học tập thuộc phạm vi giáo dục tiếp tục. Vì thế, nó không bao hàm các hình thức giáo dục chính quy trong hệ giáo dục ban đầu. Nói đến GDTX, người ta hiểu rằng đó là giáo dục tiếp tục. Theo quy định của Luật giáo dục 2005, giáo dục tiếp tục bao gồm mọi loại hình giáo dục không chính quy. Do tính chất bắc cầu trong quan niệm nói trên nên nói đến GDTX là ai cũng hiểu rằng đó là giáo dục không chính quy.

Điều 44, Luật Giáo dục 2005 của nước ta quy định: GDTX giúp mọi người vừa học vừa làm, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.

Nhà nước có chính sách phát triển GDTX, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng XHHT.

Nội dung GDTX được thể hiện trong các chương trình: xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân. Hình thức để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân cũng rất phong phú: Vừa học vừa làm; Học từ xa; Tự học có hướng dẫn. Như vậy, nội hàm GDTX có nhiều điểm tương đồng với XHHT mà Hồ Chí Minh xây dựng và kiến tạo.

Việc coi GDTX là một hệ thống thành phần của hệ thống giáo dục quốc dân cũng được ghi trong Quyết định 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010”. Xây dựng cả nước trở thành XHHT được dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết, liên thông của hai bộ phận cấu thành: Giáo dục chính quy và GDTX của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó GDTX thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo các điều kiện tốt nhất đáp ứng mọi yêu cầu học tập suốt đời, học tập liên tục của mọi người công dân sẽ là một bộ phận có chức năng quan trọng, làm tiền đề để xây dựng XHHT.

Tại Hải Phòng, hệ thống GDTX đã dần hoàn thiện, từ cấp thành phố đến cấp quận, huyện. Các trung tâm dạy nghề quận, huyện cũng được sáp nhập vào trung tâm GDTX tương ứng.

Để có thể phát huy hiệu quả hoạt động, đưa chất lượng đào tạo tại các trung tâm GDTX ở Hải Phòng đi vào thực chất, cần quán triệt những vấn đề có tính nguyên tắc:

Một là, GDTX là cánh cửa, là cơ hội học tập thứ hai cho những ai chưa bao giờ đi học, từ đó góp phần vào việc mang lại công bằng xã hội và bình đẳng trong giáo dục, điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn thực hiện.

Hai là, với những người bỏ học giữa chừng vì lý do nào đó, GDTX cần nối lại sự đứt đoạn trong quá trình học tập của họ, làm cho việc học tập được thực hiện tiếp tục, liền mạch. Cũng có nghĩa, GDTX chính là cầu nối, là cánh tay nối dài của quá trình giáo dục tiếp tục.

Ba là, GDTX bổ sung những tri thức cần thiết cho con người trong quá trình lao động, sản xuất. Điều này bắt nguồn từ việc con người thấy thiếu hụt những kiến thức, những kỹ năng nào đó trong quá trình lao động, giao lưu xã hội… Sự thiếu hụt này làm cho họ khó thích nghi, khó phát triển trong điều kiện xã hội thay đổi nhanh chóng về các phương diện sản xuất, kinh doanh, quan hệ đối ngoại v.v… Do đó, con người phải cập nhật những hiểu biết, những phương pháp làm việc… cần thiết mà cuộc sống đòi hỏi. Nói cách khác, đó chính là giáo dục liên tục, học tập suốt đời.

Bốn là, GDTX mang lại cơ hội học tập mà qua đó con người làm cho vốn kinh nghiệm của mình đầy đủ hơn, năng lực hoạt động được nâng cao, sức khoẻ được tăng cường, những phẩm chất nhân cách được phát triển hài hoà và hoàn chỉnh hơn. Tức là, GDTX giúp con người hoàn thiện hơn về năng lực và nhân cách thông qua quá trình giáo dục.

Có thể coi GDTX là mô hình mới của xã hội hiện đại, giải quyết hiệu quả nhu cầu học tập của người dân, góp phần xây dựng XHHT ở Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Đến nay, ngành GDTX Hải Phòng vẫn đang tiếp tục phát triển và phát huy lợi thế mà loại hình này mang lại. Trong thời gian tới,

GDTX Hải Phòng cần năng động hơn nữa trong việc liên kết, tổ chức và đào tạo cho các đối tượng học viên, giúp trang bị cho họ những kiến thức nghề nghiệp cần thiết phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà.

4.4. ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP TỪ CƠ SỞ THÔNG QUA KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI

Sự nghiệp xây dựng XHHT ở Việt Nam khác với các nước phát triển không phải ở nguyên tắc, không phải ở cấu trúc vĩ mô mà là ở các bước đi chiến lược. Nếu như ở các nước phát triển, XHHT bắt đầu từ sự tập trung nguồn lực để xây dựng các TPHT, từ đó nhân rộng ra nhiều TPHT để có được một quốc gia học tập của họ, thì ở Việt Nam, XHHT phải được bắt đầu từ cơ sở, từ những hạt nhân nhỏ nhất là công dân học tập, gia đình học tập từ đó xây dựng xã, phường học tập, quận, huyện học tập rồi mới tiến tới TPHT, quốc gia học tập. Có như vậy, xây dựng XHHT ở Việt Nam mới tiến được những bước dài và vững chắc.

Những bước đi này phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, chính trị Việt Nam và cũng phù hợp với mô hình mà Hồ Chí Minh đã đề cập đến từ năm 1949. Mỗi một cá nhân, mỗi một đơn vị và một địa phương xây dựng XHHT, cộng gộp lại sẽ là thành quả chung của sự nghiệp xây dựng XHHT trên cả nước.

Tuy nhiên, là một nước nông nghiệp có điều kiện kinh tế còn hết sức khó khăn nên Việt Nam không thể lấy kinh tế làm động lực chính để xây dựng XHHT. Việt Nam phải tìm sức mạnh phi kinh tế để làm động lực xây dựng XHHT từ cơ sở. Đó chính là sức mạnh của yếu tố tinh thần, mà ở đây là tinh thần siêng năng, ham học hỏi, ham tiến bộ của dân tộc. Vì thế, xây dựng XHHT không tách rời với mọi hoạt động KH, KT ở từng địa phương và trên cả nước.

Đối với Hải Phòng, KH, KT có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hải Phòng được mệnh danh là vùng đất địa linh nhân kiệt, có nhiều anh tài lưu danh muôn thuở. Nhiều năm qua, phong trào KH, KT, xây dựng XHHT đã làm chuyển biến căn bản nhận thức của người dân thành phố về nghĩa vụ và trách nhiệm đối với phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, khơi dậy và phát huy có hiệu quả truyền thống hiếu học trong mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng, xã hội. Cấp uỷ, chính quyền các cấp đề ra nhiều giải pháp xây dựng và phát triển phong trào, vận động

nhân dân ở phường, xã, tổ dân phố xây dựng các mô hình điểm, cá nhân tiêu biểu đóng góp tích cực vào cuộc vận động các gia đình có con đến tuổi đi học để các em được đến trường học tập với các bạn đồng lứa tuổi. Các cuộc vận động được hình thành một cách đa dạng, linh hoạt ở khắp mọi nơi như tiếng kẻng học tập ở xã Chiến Thắng, huyện An Lão, các cuộc vận động dành tiền ăn sáng giúp bạn học bài; cuộc vận động quyên góp sách vở, bút, giấy giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn ở các trường phổ thông, khu dân phố... Rất nhiều nghĩa cử cao đẹp, tự giác xuất hiện ở phường xã, làng xóm, tổ dân phố, tạo điều kiện cơ sở vật chất để con em có điều kiện học tập tốt hơn. Tác dụng tích cực của phong trào KH, KT, xây dựng XHHT đến tận gia đình, dòng tộc và cộng đồng dân cư. Những tiêu chí cơ bản của phong trào khuyến học được ghi trong các văn bản hương ước của dòng họ, làng văn hoá. Hội khuyến học các cấp của thành phố đã xây dựng kế hoạch thực hiện ở địa phương, tổ chức cho cán bộ chủ chốt của Hội Khuyến học thành phố và các quận, huyện quán triệt, triển khai quyết định số 281 của Thủ tướng Chính phủ. Với những hoạt động tích cực, nhiệt tình, tâm huyết của cán bộ, hội viên các cấp, hoạt động KH, KT của thành phố đã tạo thành sức mạnh tổng hợp được đại đa số các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, ủng hộ đưa phong trào thi đua KH, KT giữ vị trí hết sức có ý nghĩa đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của thành phố và thu được những kết quả rất đáng trân trọng.

Để duy trì tốt hoạt động KH, KT cần thực hiện xã hội hóa Quỹ KH, KT.

Trong bối cảnh kinh tế đất nước, thành phố và các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, phong trào xây dựng quỹ KH, KT vẫn phát triển mạnh mẽ, rộng khắp

ở các Hội Khuyến học quận, huyện, xã, phường, thị trấn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Cần thiết nhân rộng mô hình xã hội hóa quỹ KH, KT hoạt động có hiệu quả. Thông qua công tác tuyên truyền vận động, sự đóng góp tích cực của các cá nhân, tập thể và sự chăm lo xây dựng quỹ khuyến học từ các gia đình, dòng họ, chi hội khuyến học các tổ dân phố, xóm thôn, các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, hội đồng hương… nhiều đơn vị có những sáng kiến để xây dựng quỹ đem lại hiệu quả thiết thực, tiêu biểu như: Quỹ Khuyến học trong các nhà trường ở quận Lê Chân, Quỹ học bổng Phạm Đình Trọng của dòng họ Phạm

ở Thành phố Hải Phòng, Quỹ học bổng Đức Trí của nhà giáo Đàm Lê Đức (Hiệu trưởng trường bồi dưỡng văn hoá số 218 Lý Tự Trọng, Thành phố Hồ Chí Minh), Quỹ học bổng Trần Phú của trường THPT chuyên Trần Phú, Quỹ KH, KT mang tên Trạng nguyên Lê Ích Mộc của huyện Thuỷ Nguyên, Quỹ khuyến học Nguyễn Bỉnh Khiêm của huyện Vĩnh Bảo, Quỹ khuyến học Trần Tất Văn của huyện An Lão, Quỹ khuyến học Tô Hiệu, Phú Mỹ Hưng, Quỹ học bổng Lá Xanh, quỹ học bổng Hữu Nghị, học bổng của Công ty Phú Mỹ Hưng… Phong trào “Nuôi lợn siêu trọng” được phát triển rộng rãi ở các nhà trường trong toàn thành phố với nhiều hình thức sinh động. Nguồn quỹ huy động được từ các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài thành phố đã trực tiếp mang lại hiệu quả thiết thực giúp các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên những học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập ở các cấp học, đồng thời tạo được sự đồng thuận của các gia đình, dòng họ, các doanh nghiệp, doanh nhân và cả cộng đồng ủng hộ. Việc quản lý, sử dụng quỹ được các cấp Hội khuyến học xây dựng thành quy chế rừ ràng, thực hiện cú hiệu quả với nguyờn tắc: Cụng khai, minh bạch, khách quan để nhận được sự đồng tình, tin tưởng ủng hộ của nhân dân và các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân tham gia xây dựng quỹ.

4.5. XÂY DỰNG VÀ THÚC ĐẨY VĂN HểA HỌC TẬP, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI CHO NGƯỜI DÂN

4.5.1. Tiếp tục nhân rộng mô hình tủ sách thư viện đáp ứng nhu cầu

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 144 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w