Sự cần thiết xây dựng xã hội học tập

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 42 - 47)

7. Kết cấu của luận án

2.2.1. Sự cần thiết xây dựng xã hội học tập

Các Mác đã dẫn theo quan điểm của một nhà triết học: Mỗi một thời đại xã hội đều cần có những con người anh hùng và vĩ nhân của nó, và nếu không có những con người như thế thì thời đại sẽ sáng tạo ra những con người như thế.

Thật vậy, các anh hùng và vĩ nhân từ thời cổ đại, trung đại, cận đại đã lần lượt xuất hiện theo yêu cầu của lịch sử. Họ chính là những người nắm bắt được nhịp đập của thời đại, giải quyết đúng đắn và kịp thời những vấn đề thời đại đặt ra, thúc đẩy lịch sử thoát khỏi bế tắc và tiến lên với tốc độ mới. Với trí tuệ, bản lĩnh

và tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, Hồ Chí Minh chính là vĩ nhân trong bước ngoặt trọng đại của lịch sử dân tộc.

Hồ Chí Minh sinh ra, lớn lên khi tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, đặc biệt về chính trị. Các nước đế quốc mâu thuẫn lớn trong vấn đề thuộc địa do sự phân chia thị trường không đồng đều, dẫn đến chiến tranh thế giới; các nước ở Á, Phi, Mỹ la tinh rên xiết dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, từng bước vùng lên giành độc lập. Ở trong nước, thực dân Pháp tiến hành công cuộc nô dịch mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có nô dịch về giáo dục, nô dịch con người. Chính vì thế, trọng trách cho Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng là rất lớn:

vừa phải giải phóng dân tộc Việt Nam, vừa phải xây dựng đất nước, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước khác. Do đó, ngoài chỉ đạo chiến lược cách mạng, Hồ Chí Minh còn hết sức quan tâm đến giáo dục, mong muốn đưa nhân dân ta thoát khỏi sự bần hàn về tri thức và nô dịch con người. Ý thức về việc xây dựng một XHHT ở Việt Nam đã được Người khởi xướng từ rất sớm.

Trong hành trình khảo cứu các cuộc cách mạng và mô hình các nước trên thế giới, Hồ Chí Minh sớm nhận thức vấn đề giáo dục có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của một dân tộc. Không có một dân tộc nào phát triển mà không phát triển giáo dục. Khi khảo sát vòng quanh thế giới, Người thấy rằng:

hầu hết các nước thuộc địa và kể cả một số nước phụ thuộc đều bị hạn chế rất nặng nề về giáo dục, bất cập với sự phát triển chung của nhân loại và ngày càng bị khoảng cách xa vời với văn minh và khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Chủ nghĩa đế quốc đã dùng chính giáo dục làm công cụ, làm chỗ dựa để nô dịch các dân tộc chịu thiệt thòi đó.

Ở Việt Nam, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị nhân dân ta, làm cho kinh tế ta què quặt, giáo dục ta phiến diện. Hồ Chí Minh đã lên án gay gắt: "Làm cho dân ngu để dễ trị", đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất” [93, tr.108]. Bằng ngòi bút trào phúng sâu sắc, Người đã vạch trần bộ mặt thật của cái gọi là “khai hoá văn minh” của thực dân Pháp. Với số lượng rất hạn chế, trường học Pháp lập ra

không phải để giáo dục cho thanh niên Việt Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ, mà trái lại càng làm cho họ

“đần độn” thêm. Pháp lập ra trường học để rao giảng sứ mệnh khai hóa văn minh của Pháp, để đào tạo cho Pháp đội ngũ quan lại tay sai như tuỳ phái, thông ngôn và viên chức nhỏ... “Vấn đề nào có liên quan đến chính trị, xã hội và có thể làm cho người ta tỉnh ngộ đều bị bóp méo và xuyên tạc đi. Có học lịch sử nước Pháp đi nữa, thì người ta không hề đả động đến chương nói về cách mạng. Người ta cấm học sinh đọc tác phẩm của Huygô, Rútxô và Môngtexkiơ. Nói tóm lại, trường học thật là tương xứng với chế độ đã khai sinh ra nó” [91, tr.424-425].

Phát biểu tại Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Hồ Chí Minh tiếp tục tố cáo chính sách giáo dục mà Pháp áp dụng ở Đông Dương:

“nhà tù nhiều hơn trường học... Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận... chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập” [91, tr.34-35]. Mục đích của Pháp là ngăn trở sự tiếp cận tri thức và kéo lùi sự phát triển của các dân tộc Đông Dương.

Trong bài Đông Dương đăng trên Tạp chí Thư tín quốc tế năm 1921, Hồ Chí Minh đã viết: “Sự thật là người Đông Dương không có một phương tiện hành động và học tập nào hết... Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của Chính phủ.

Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại” [91, tr.39-40]. Trong "Bản án chế độ thực dân Pháp" (1925), Nguyễn Ái Quốc tiếp tục dẫn chứng rằng: ở xứ Goa-dơ-lúp 10.000 trẻ em không có trường học. Tại Angiêri, suốt 94 năm trong số 5 triệu dân chỉ có 35.000 học sinh được hưởng nền giáo dục nhỏ, còn 695.000 trẻ em khác phải chịu cảnh thất học. Tại Cao Miên chỉ có 60 trường cho hơn 2 triệu dân. Còn ở Nam Kỳ (Việt Nam) trong số hơn 2,5 triệu người chỉ có 51.000 em được đến trường... Như vậy, thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, đất nước ta phải chịu một nền giáo dục cưỡng bức, phiến diện, một nền giáo dục không nhằm mang lại sự học hành và phát triển toàn diện cho người dân.

Có thể nói chế độ thực dân phản động đã tìm mọi cách kìm giữ dân tộc Việt Nam trong vòng tăm tối, dốt nát để dễ bề thống trị.

Do vậy, gắn liền với cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng cuộc đấu tranh mở mang, nâng cao trình độ dân trí nhân dân. Người là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận diệt dốt. Ngay sau Ngày Độc lập, Hồ Chí Minh đã coi nhiệm vụ diệt giặc dốt cũng là nhiệm vụ chiến lược, mở đầu thời kỳ xây dựng XHHT của nhà nước cách mạng. Người khẳng định: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [94, tr.7].

Đây là sự đúc kết những khảo nghiệm quý báu mà Hồ Chí Minh có được cả trước và trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Có thể hiểu như thế này: Một dân tộc dốt là một dân tộc nghèo nàn về tri thức, thua kém về trí tuệ, không thể hoặc không biết cách để làm giàu vốn hiểu biết của mình, cũng không thể hoặc không biết cách đưa dân tộc mình tiến lên. Dân tộc yếu là dân tộc bị thua thiệt về vị trí, thậm chí thụt lùi về khoảng cách phát triển với các dân tộc khác.

Hồ Chí Minh coi một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, bởi sự dốt nát, nghèo nàn về tri thức cũng là một kẻ địch. Kẻ địch này câu kết cùng giặc ngoại xâm chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy, ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, đồng thời với cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và “giặc đói”, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, Chính phủ chỉ đạo toàn dân khẩn trương diệt “giặc dốt”. Người kêu gọi:

"Quốc dân Việt Nam!

Muốn giữ vững nền độc lập,

Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” [94, tr.40].

Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, nền giáo dục cách mạng non trẻ của Việt Nam đã góp phần xứng đáng vào công cuộc chấn hưng đất nước, chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng - thành quả cách

mạng quan trọng nhất, trước những khó khăn, thách thức tưởng chừng không thể vượt qua. Người giao nhiệm vụ cho các thầy cô giáo: “Bây giờ nhiệm vụ giáo dục khác trước. Các cô, các chú có nhiệm vụ rất quan trọng: Bồi dưỡng thế hệ công dân, cán bộ sau này. Làm tốt thì thế hệ sau này có ảnh hưởng tốt.

Làm không tốt sẽ có ảnh hưởng không tốt đến thế hệ sau” [100, tr.344].

Nền giáo dục mới của nước Việt Nam đã định hướng và tạo điều kiện cho tất cả mọi người không phân biệt giai cấp, giới tính, giàu nghèo, tôn giáo… được học tập, có điều kiện để phát huy năng lực của mình. Nền giáo dục ấy tạo ra những thế hệ công dân, cán bộ có đạo đức, có năng lực, có trình độ, có sức khỏe, kế tục được sự nghiệp cách mạng. Không đâu khác, nền giáo dục đó chính là phần hiện hữu của XHHT mà chúng ta từng bước xây dựng.

Với Hồ Chí Minh, muốn vậy phải xác định vai trò, ý nghĩa, cũng như mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Hồ Chí Minh đề cập đến mục đích ấy trong lời ghi ở trang đầu cuốn Sổ vàng tại Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) vào tháng 9 năm 1949:

"Học để làm việc, làm người, làm cán bộ.

Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân,

Tổ quốc và nhân loại." [96, tr.208]

Trong bài nói chuyện tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập ngày 06/5/1950, Người cũng nhấn mạnh:

"a) Học để sửa chữa tư tưởng

b) Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng c) Học để tin tưởng

d) Học để hành:…" [96, tr.360-361].

Trong bức thư cuối cùng gửi cho ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 1968 - 1969, một lần nữa, Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo dục nhằm đào tạo ra những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta”

[100, tr.508]. Như vậy, với Hồ Chí Minh, giáo dục - đào tạo con người trở thành một chiến lược nhân văn - cách mạng, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải phóng và phát triển con người. Hồ Chí Minh luôn xác định giáo dục là điểm xuất phát, là động lực chủ yếu để xây dựng con người nhân văn xã hội chủ nghĩa. Nếu như XHHT là mô hình, thì giáo dục và tự giáo dục chính là cách thức để xây dựng mô hình đó.

Có thể nói, thành công của Hồ Chí Minh trong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam chính là thành công trong việc giáo dục cách mạng cho toàn dân, mở mang và nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước. Với sức mạnh tổng lực của toàn thể nhân dân đã được giác ngộ, với đội ngũ cộng sự là những học trò, những cán bộ nòng cốt, kiên trung, Hồ Chí Minh đã khéo léo tổ chức và hiện thực hóa được khát vọng của cả dân tộc là đánh đổ ách thống trị ngoại bang, giành lại nền độc lập của đất nước, giành lại quyền làm người, quyền làm chủ của nhân dân, tạo tiền đề thuận lợi để tiếp tục xây dựng xã hội mới ngày càng văn minh và tiến bộ.

2.2.2. Nội dung xây dựng xã hội học tập

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w