Kết quả xây dựng xã hội học tập

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 106 - 116)

7. Kết cấu của luận án

3.2.2. Kết quả xây dựng xã hội học tập

3.2.2.1. Kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục các cấp

Từ rất sớm, Hải Phòng đã bắt tay ngay vào công cuộc xóa mù chữ, góp phần thực hiện chiến lược “ai cũng được học hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cũng như cả nước, ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945 và những năm kháng chiến, Hải Phòng luôn xác định xóa nạn mù chữ và BTVH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nằm trong chiến dịch diệt “giặc dốt” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Các lớp học BDHV được mở ra, thu hút và giải quyết được nạn mù chữ cho nhiều thành phần dân cư trong thành phố.

Nhiều hình thức tổ chức lớp học được thực hiện phù hợp với nhiều đối tượng: ở thành thị mở các lớp sáng sớm, lớp trưa, lớp tối, lớp theo ca kíp; ở nông thôn mở lớp ở xóm, lớp theo tổ sản xuất, tổ đổi công, lớp cho các chị em có con

nhỏ (được Hội Phụ lão giúp trông cháu)... Đi học để biết đọc, biết viết không những là nguyện vọng của người dân mà còn trở thành một hình thức sinh hoạt mới mẻ, hấp dẫn đối với người lao động. Có những lớp học rất đặc biệt như lớp học theo con nước của đội vận tải thủy nhà máy Xi măng. Có những lớp học bắt đầu từ 1 hoặc 2 giờ sáng tùy theo con nước. Có những lớp học trên thuyền cho bà con xóm chài tại tiểu khu trên sông của khu phố Hồng Bàng. Trên các đường phố có nhiều lớp "tư gia" chỉ vài ba học viên người cùng phố. Điển hình là huyện Hải An, Hải Phòng và 5 quận Hà Nội, nhiều lần tổ chức tham quan trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và ký giao ước thi đua. Báo Hải Phòng, Đài Phát thanh Hải Phòng thường xuyên có bài phản ánh phong trào BDHV, biểu dương các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc. Các bài thơ, ca về chủ đề diệt dốt được tuyên truyền, phổ biến rộng khắp. Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, phụ lão hăng hái tuyên truyền vận động người đi học, tổ chức và duy trì các lớp học. Nhiều người cao tuổi vẫn đi học, đi dạy làm gương cho con cháu. Nhiều cụ bà giúp giữ trẻ, nấu cơm cho các chị em có con nhỏ đi học. Hình ảnh người công nhân cảng vai đeo súng, vai đeo túi sách vở đạp xe đến trường học bổ túc vào buổi tối khiến thủy thủ nước ngoài phải khâm phục.

Trong những năm kháng chiến, ngành BTVH Hải Phòng đã hoàn thành nhiệm vụ phổ cập cấp I cho nhân dân, phổ cập cấp II cho cán bộ chủ chốt và tăng nhanh số lượng học viên học BTVH cấp III, sáp nhập các trường BTVH nhỏ lẻ thành các trường BTVH với quy mô lớn hơn để tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, đồng thời mở rộng hệ thống các trường BTVH tại các cụm xã thực hiện nhiệm vụ vừa học, vừa làm, đáp ứng nhu cầu phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp trong thời kỳ mới.

Ngày nay, Hải Phòng luôn đề cao công tác phổ cập giáo dục các cấp, coi công tác phổ cập giáo dục là một trong ba nhiệm vụ chiến lược: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để đạt và duy trì vững chắc chuẩn phổ cập, hàng năm thành phố đều tổ chức kiểm tra mức độ đạt chuẩn của các quận, huyện, qua đó đánh giá nhắc nhở các quận huyện tập trung vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn ra lớp phổ cập hoặc học nghề để duy trì chuẩn. Các trường

tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã chú trọng nâng cao hiệu suất đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá; quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh, thực hiện giảm tỷ lệ lưu ban, chống bỏ học có hiệu quả.

Hải Phòng đã thực hiện những biện pháp sáng tạo, linh hoạt. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể ở cơ sở quan tâm trực tiếp và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức phong trào. Ngành Giáo dục đã xây dựng được đội ngũ chuyên trách đông đảo (có lúc lên tới 500 người), bố trí đến tận các thôn, xóm, gia đình xã viên để vận động người đi học; thực hiện việc phân loại đối tượng để huy động hoặc ưu tiên đi học, rồi tiếp tục học lên để đào tạo cán bộ cho tương lai; đa dạng hóa các hình thức học tập trung, nửa tập trung, học tại chức, học ban ngày, ban đêm, thời vụ... tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đi học.

Hải Phòng trở thành một trong những địa phương thực hiện phổ cập các cấp sớm nhất. Thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 1991; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2001; cơ bản hoàn thành phổ cập bậc trung học và nghề vào năm 2008 (sớm trước 2 năm so với kế hoạch); hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2014, được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, công nhận vào tháng 4/2015, công nhận thành phố Hải Phòng đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi.

Những thành quả đó chính là bước đầu của công cuộc xây dựng XHHT, thực hiện phương châm “ai cũng được học hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3.2.2.2. Kết quả học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ

Không chỉ xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mà nội dung quan trọng của XHHT là xóa mù chữ chức năng (xóa mù chữ hành dụng). Trước yêu cầu của công việc và cuộc sống, việc học không chỉ dừng lại trong nhà trường hoặc sau khi có bằng, mà cần phải tiếp tục trong suốt cuộc đời của con người. Nếu không theo kịp công nghệ và kỹ thuật tiên tiến thì đó là mù chức năng. Mù nghề, mù công nghệ, mù tin học, mù ngoại ngữ, mù kỹ năng đều là biểu hiện của mù chữ chức năng. Vì vậy, xóa mù chữ cơ bản là giúp con người biết đọc, biết viết (điều kiện cần) còn xóa mù chữ chức năng là giúp con người có đủ kiến thức và kỹ

năng để hành nghề (điều kiện đủ). Xã hội càng phát triển thì việc xóa mù chức năng càng quan trọng. Không ai dám chắc mình không bị mù chức năng. Xóa mù chức năng là để người lao động học vì công việc, vì bản thân để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín và thương hiệu trong lĩnh vực của mình.

Ở Hải Phòng, nhu cầu học tập nâng cao trình độ là rất lớn. Đặc biệt, nhiều cán bộ, công chức, viên chức tham gia chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm của từng cá nhân trong các đơn vị. Từ năm học 2012 - 2013 đến nay, toàn thành phố đã tổ chức được 374 lớp tin học ngoại ngữ cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức với tổng số người tham gia học tập, nâng cao kiến thức và đã được cấp là hàng trăm nghìn chứng chỉ cho học viên ở các độ tuổi.

Năm 2019, trên 90% cán bộ công chức có đủ trình độ tin học đáp ứng yêu cầu công việc và thường xuyên tham gia chương trình học tập nâng cao trình độ tin học. Thành phố hải Phòng cũng đã hoàn thành vượt mức Mục tiêu 20% cán bộ công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 5% có trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014.

Cũng từ năm học 2012 - 2013 đến nay, có hàng chục nghìn cán bộ, công chức, viên chức cấp quận, huyện đi học tin học, ngoại ngữ. Các quận, huyện đã làm tốt công tác này là các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền và huyện Thủy Nguyên, huyện Kiến Thụy, huyện Cát Hải. Ở cấp phường, xã, thị trấn cũng ghi nhận có trên 3.200 lượt cán bộ đi học tin học, ngoại ngữ.

Một trong những mục tiêu của xây dựng XHHT là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. Nhu cầu này đã đáp ứng nguyện vọng của nhiều tầng lớp cư dân Hải Phòng.

Đối với cán bộ, công chức thành phố và tại các quận, huyện: Đảm bảo 100% được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định đáp ứng yêu cầu Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của thành phố; trên 97% cán bộ công chức

giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định; trên 82% cán bộ công chức các cấp thực hiện nghiêm chế độ bồi dưỡng bắt buộc hàng năm.

Đối với cán bộ, công chức xã: 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc; trên 90%

cán bộ xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định. Nhiều lãnh đạo cấp xã đã tự học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, tham gia thường xuyên các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của địa phương, và thành phố. Công chức cấp xã đều thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiếu hàng năm. Kết quả thực hiện đạt trên 80%.

Đối với lao động nông thôn: qua báo cáo của quận, huyện và Sở Lao động, thương binh và xã hội năm 2019, Hải Phòng đã tuyển sinh và đào tạo cho hơn 125.000 lao động nông thôn trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng, trong đó có 20.978 người được hỗ trợ đào tạo trực tiếp từ chính sách của Đề án 1956; đã có 53.629 nông dân ra các lớp tập huấn nghề ngắn tại các TTHTCĐ tăng hơn các năm trước khi mới bắt đầu thực hiện, đạt trên 55% được học tập, cập nhật kiển thức việc học tập của nông dân đã giúp tiếp cận, thụ hưởng các chương trình bồi dưỡng nâng cao hiểu biết, khả năng lao động sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đối với công nhân lao động tại các doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, đặc biệt là tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng tăng về chất và lượng. Đội ngũ nhân lực phục vụ cho những hoạt động này ngày càng tăng kể cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển trong những năm vừa qua và đặc biệt trong tình hình hiện nay của thành phố, với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ 71% (trong đó qua đào tạo nghề là 48%) cuối năm 2012 lên thành 81% (trong đó qua đào tạo nghề là 57,2%) cuối năm 2017, cơ bản đáp ứng yêu cầu mục tiêu của Đề án năm 2015. Công nhân lao động tại các khu chế xuất có tỷ lệ trên 76% có trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương [9, tr.8].

3.2.2.3. Kết quả học tập kỹ năng sống

Nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống được thực hiện tại tất cả các trường học trên địa bàn thành phố, 100% học sinh các cấp được học kỹ năng sống.

Các TTHTCĐ cấp xã, phường, thị trấn đã quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho người lao động qua việc phối hợp với nhà văn hóa các quận, huyện giáo dục kỹ năng sống cho 26.341 lượt người.

Dưới đây là tổng hợp kết quả Đề án xây dựng xã hội học tập Hải Phòng tính đến năm 2019.

Bảng tổng hợp kết quả Đề án xây dựng xã hội học tập Hải Phòng tính đến năm 2019

Nội dung Số lượng (tính Tỷ lệ % Dự báo

đến 2019) (2020)

1. Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục

a) Xóa mù chữ 0 0

- Số người biết chữ 1924975 97.62 98.5

+ Độ tuổi 15 - 60, trong đó: 1108638

Trong đó: Nữ 579503 76.05 79.26

Dân tộc thiểu số 325 15.42 15.42

+ Độ tuổi 15 - 35 596645 92.46

Trong đó: Nữ 285448 78.96 80.08

Dân tộc thiểu số 231 15.39 15.39

- Số người ra học các lớp xóa mù chữ và

được công nhận biết chữ 111112 15.23 15.31

+ Độ tuổi 15 - 60 111112 21.37 21.71

Trong đó: Nữ 5778 15.06 15.03

Dân tộc thiểu số 5 0 0

+ Độ tuổi 15 - 35 4555 15.21 15.24

Trong đó: Nữ 2738 7.75 7.79

Dân tộc thiểu số 2 0 0

- Số người mới biết chữ tiếp tục học tập và

không mù chữ trở lại 47423 42.68 43.61

b) Phổ cập giáo dục 0 0

- Số huyện (thị xã, thành phố) củng cố vững

chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học 14 100 100

- Số huyện (thị xã, thành phố) củng cố vững

chắc kết quả phổ cập giáo dục THCS 14 100 100

2. Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ 0 0

a) Cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu

cầu vị trí việc làm 92.1 97.15

b) Cán bộ, công chức, viên chức có trình độ

ngoại ngữ tương đương bậc 2 52.52 78.54

c) Cán bộ, công chức, viên chức có trình độ

ngoại ngữ tương đương bậc 3 48.22 57.24

d) Công nhân lao động có kiến thức cơ bản

về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công 56.7 58.92

việc và giao lưu văn hóa

3. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả

hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn 0 0

a) Đối với cán bộ, công chức từ Trung

ương đến cấp huyện 0 0

- Cán bộ, công chức được đào tạo đáp ứng

tiêu chuẩn quy định 100 100

- Cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi

dưỡng theo chương trình quy định 97.62 98.12

- Cán bộ, công chức thực hiện chế độ bồi

dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm 82.02 88.26

b) Đối với cán bộ, công chức cấp xã 0 0

- Cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo

vị trí công việc 100 100

- Cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn

theo chuẩn quy định 92.81 97.14

- Công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi

dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm 91.42 96.18

c) Đối với lao động nông thôn

Tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại các trung tâm học tập

cộng đồng 59.64 62.62

d) Đối với công nhân lao động

- Công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có trình độ học vấn trung

học phổ thông hoặc tương đương 76.16 82.17

- Công nhân lao động có tay nghề cao ở các

ngành kinh tế mũi nhọn 47.21 52.24

- Công nhân qua đào tạo nghề 57.2 68.17

4. Hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày

càng hạnh phúc hơn 0 0

a) Học sinh, sinh viên và người lao động

tham gia học tập các chương trình giáo dục 72.16 79.24

kĩ năng sống

b) Học sinh, sinh viên được học kỹ năng

sống tại các cơ sở giáo dục 85.24 89.16

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” đến năm 2019 của thành phố Hải Phòng

Những con số này phản ỏnh rừ quyết tõm và nỗ lực của cỏn bộ, nhõn dân Hải Phòng trong sự nghiệp xây dựng XHHT hiện nay.

3.2.2.4. Kết quả hoạt động giáo dục khác Về các TTHTCĐ:

Hoạt động của các TTHTCĐ đã có nhiều khởi sắc hơn và đi vào nền nếp, trong năm đã huy động được 11.262 lượt người ra học tại các TTHTCĐ tăng 2.135 lượt người so với các năm trước [9, tr.9]. Cụ thể trên các lĩnh vực như sau tuyên truyền pháp luật; sức khỏe gia đình; hoạt động thể dục thể thao;

tập huấn nghề ngắn hạn như tư vấn kinh tế gia đình. Tuy số lượng học viên ra lớp tăng nhưng chỉ mới đạt khoảng gần 30% dân số thành phố ra sinh hoạt tại các TTHTCĐ, tỷ lệ này còn thấp và có xu hướng còn giảm, đặc biệt tại các quận nội thành trong thành phố.

Tổng số các cơ sở văn hóa ngoài giờ hiện nay là trên 120 trung tâm bao gồm trung tâm tin học, ngoại ngữ, trung tâm tin học - ngoại ngữ, trung tâm giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa, tăng gần 100 trung tâm so với thời điểm ban đầu triển khai đề án.

BẢNG TỔNG HỢP KẾT

QUẢ ĐÁNH GIÁ TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG

(Kèm theo Báo cáo số: 147/SGDĐT- GDTX ngày tháng 7 năm 2019 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo)

ST QUẬN XẾP LOẠI

GHI CHÚ TRUNG

T /HUYỆN TỐT KHÁ YẾU

BÌNH

1 HỒNG BÀNG 3 8 0 0

2 NGÔ QUYỀN 2 5 6 0

3 LÊ CHÂN 7 8 0 0

4 HẢI AN 5 3 0 0

5 KIẾN AN 4 6 0 0

6 DƯƠNG KINH 0 6 0 0

7 ĐỒ SƠN 2 3 2 0

8 THỦY NGUYÊN 8 23 6 0

9 VĨNH BẢO 16 14 0 0

10 TIÊN LÃNG 5 10 8 0

11 AN LÃO 0 6 3 8

12 AN DƯƠNG 5 11 0 0

13 KIẾN THỤY 0 10 8 0

14 CÁT HẢI 3 8 1 0

TỎNG CỘNG 45 131 37 10

(Danh sách được ấn định 14 đơn vị quận/huyện)

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng

Như vậy, mặc dù vẫn còn trung tâm hoạt động chưa hiệu quả nhưng số TTHTCĐ được đánh giá tích cực chiếm tỷ lệ rất cao 176/223 trung tâm, chiếm gần 80%. Các trung tâm này tập trung chủ yếu ở các quận, huyện Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, An Dương, Lê Chân, Hồng Bàng, Kiến An.

Về mạng lưới GDTX:

Đến năm 1997, toàn thành phố đã chuyển đổi xong các trường BTVH thành trung tâm GDTX đồng thời sáp nhập trung tâm dạy nghề quận huyện vào trung tâm GDTX.

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 106 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w