Tiếp tục phát huy lợi thế của Trung tâm học tập cộng đồng Là một loại thiết chế GDTX được tổ chức trên địa bàn các xã, phường và

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 136 - 144)

7. Kết cấu của luận án

4.3.1. Tiếp tục phát huy lợi thế của Trung tâm học tập cộng đồng Là một loại thiết chế GDTX được tổ chức trên địa bàn các xã, phường và

thị trấn, TTHTCĐ thật sự là tổ chức giáo dục được đưa đến tận những người

dân, đặc biệt là những lao động không có điều kiện tới trường chính quy và những người nghèo, những người trong các nhóm yếu thế rất ít có cơ hội học tập. Có thể thấy rằng, không có các TTHTCĐ (và những thiết chế GDTX) cắm sâu trên địa bàn xã, phường và thị trấn, bắt rễ vào từng thôn, ấp, bản, làng, phun, sóc… thì không thể nói đến việc thực hiện khẩu hiệu “ai cũng học tập”, và không thể xây dựng thành công XHHT được.

Ông Victor Ordonez, Tổng Giám đốc UNESCO khu vực Đông Nam Á cho rằng: TTHTCĐ có thể coi là phát minh quan trọng nhất mà bấy lâu nay thế giới đang tìm kiếm. Trong những năm trở lại đây, TTHTCĐ được hầu hết các nước ở Châu Á chú ý và xây dựng ngày càng nhiều. Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó.

UNESCO quan niệm, TTHTCĐ là cơ sở giáo dục không chính quy của xã, phường, do cộng đồng thành lập và quản lý nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển cộng đồng thông qua việc tạo cơ hội học tập suốt đời của người dân trong cộng đồng. TTHTCĐ là thiết chế giáo dục không chính quy của cộng đồng; do cộng đồng và vì cộng đồng.

So với với nhà trường chính quy thì TTHTCĐ khác ở mấy điểm:

- TTHTCĐ do cộng đồng thành lập (chứ không phải do Chính phủ thành lập).

- Những vị trí như quản lý, giáo viên, hướng dẫn viên là những người làm tự nguyện, không lương (có thể hưởng phụ cấp).

- Không chặt chẽ về thời gian (phục vụ suốt đời).

- TTHTCĐ phục vụ cho mọi người, mọi lứa tuổi.

- Không định hướng bằng cấp.

- Chương trình và phương thức hoạt động linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của cộng đồng.

- Đa mục tiêu học tập.

-Đa dạng về tổ chức, tuỳ thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng.

Trên thế giới, với những nước có nền kinh tế phát triển như Australia có hệ thống trường lớp đầy đủ, trang thiết bị hiện đại, mức sống và dân trí cao

nhưng họ rất chú trọng đến hình thức học tập cộng đồng. Các TTHTCĐ là nơi thu hút mọi người có nhu cầu học tập. Họ đến đây để học tập, để làm việc, giao lưu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhật Bản cũng rất chú trọng việc phát triển rộng khắp các hình thức học tập nhằm tạo cơ hội học tập cho người dân. Chương trình giáo dục xã hội được thực hiện ở Nhật Bản là giáo dục bên ngoài nhà trường chính quy, đối tượng của giáo dục xã hội là cả thanh thiếu niên và người lớn. Hầu hết các lớp học và chương trình trong lĩnh vực giáo dục xã hội được tiến hành ở nhiều loại cơ sở cộng đồng khác nhau.

TTHTCĐ có mối quan hệ rất gần gũi với sinh hoạt của cư dân địa phương, tại các TTHTCĐ đã tiến hành được nhiều lớp học và chương trình học khác nhau, tổ chức các cuộc hội họp, cung cấp sách vở, tư liệu, giáo dục thể chất… Các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia, Singapo… cũng phát triển mạnh mẽ các TTHTCĐ, là nơi thu hút người dân có nhu cầu thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ, y tế, giáo dục…

Ở Việt Nam, TTHTCĐ được khẳng định tại Điều 46 (thuộc mục 5 - Giáo dục thường xuyên) Luật Giáo dục 2005: TTHTCĐ là cơ sở GDTX, được tổ chức tại xã, phường, thị trấn.

Cũng giống nhiều nước trong khu vực, việc tổ chức các TTHTCĐ ở Việt Nam có 3 mục đích chính: Một là, tạo ra những cơ hội học tập cho mọi người dân trong cộng đồng để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển nguồn nhân lực cộng đồng. Hai là, tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu học tập theo phương châm “cần gì học nấy” và giáo dục suốt đời cho mọi người. Ba , xây dựng hệ thống GDTX ở cơ sở nhằm giúp cho ai cũng được học hành, ai cũng có thể tham gia vào công việc giáo dục và học tập tại cộng đồng.

Ở Hải Phòng, các TTHTCĐ được ra đời từ sớm và hoạt động khá hiệu quả.

Từ năm 2000, thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 (khoá IX), Thành phố bắt đầu xây dựng các TTHTCĐ. Ngày 15/12/2000, đơn vị đầu tiên được thành lập là TTHTCĐ xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo) và ngày 15/11/2001, TTHTCĐ đầu tiên của một phường được thành lập tại phường Hùng Vương (quận Hồng Bàng). Đến năm 2005, toàn thành phố thành lập được 180

TTHTCĐ, trong tổng số 223 xã, phường, thị trấn. 6 huyện, quận đạt tỉ lệ 100% số xã, phường, thị trấn có TTHTCĐ là: Vĩnh Bảo, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, An Dương và Kiến An [122, tr.176].

Ngày 24/3/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ tại xã, phường, thị trấn, tạo cơ sở để các TTHTCĐ Hải Phòng thống nhất tổ chức và hoạt động, đồng thời tranh thủ sự đầu tư và quan tâm của lãnh đạo địa phương. Đây là tổ chức quan trọng để xây dựng XHHT tại cơ sở. Hoạt động chủ yếu của trung tâm là điều tra và đáp ứng yêu cầu học tập nhiều mặt của nhân dân ở trình độ phổ thông bằng cách phối hợp, liên kết với các ban ngành, các tổ chức khoa học kỹ thuật, mời các cán bộ kỹ thuật, chuyên gia để thuyết giảng, tập huấn về những vấn đề như: Nuôi trồng, y tế, môi trường, pháp luật, kinh doanh, dịch vụ...

Mặc dù trong những năm đầu thành lập, hoạt động của các trung tâm còn bỡ ngỡ, không đều, có trung tâm không hoạt động được, nhưng từng bước, phần lớn các trung tâm đã tìm ra phương thức phù hợp, hoạt động đều đặn hơn, nội dung phong phú hơn và được nhiều người dân hưởng ứng. Hằng năm, mỗi trung tâm tổ chức cho hàng ngàn lượt người học. Năm học 2009 - 2010: huyện Thuỷ Nguyên có 19.101 lượt người, huyện Tiên Lãng có 4.500 lượt người, quận Lê Chân có 3.500 lượt người, huyện Vĩnh Bảo có 2.500 lượt người học [122, tr.177]. Được xem là “nhà trường nhân dân”, rất nhiều TTHTCĐ đã tích cực thúc đẩy các cuộc vận động trong nhân dân “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn dân cư”, “Toàn dân đoàn kết làm kinh tế giỏi”, “Toàn dân tham gia xây dựng XHHT”.

Việc nâng cao nhận thức cho người dân về Hiến pháp và pháp luật, về bảo vệ môi trường sống, về chăm sóc khoẻ cộng đồng, về ý thức học tập thường xuyên, về những chính sách của Nhà nước... đã từng bước xây dựng lối sống có văn hoá trong cộng đồng, làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau thông qua các buổi học tập, tọa đàm, trao đổi ý kiến, tạo được sự đồng thuận của nhân dân đối với những chủ trương của Đảng. Chính điều này đã làm cho những cộng đồng dân cư có sự ổn định chính trị, tạo nên không khí tâm lý và không khí đạo đức

tốt đẹp, hình thành nên những cộng đồng văn hoá, cộng đồng khuyến học v.v...

TTHTCĐ có thể giúp cho người lao động được học nghề, là cơ sở giáo dục có tác dụng giúp cho nhiều người dân thoát cảnh “mù nghề”, “mù máy tính”, góp phần tích cực vào việc tăng tỉ lệ người được đào tạo nghề trong xã hội. Rất nhiều người chưa qua quá trình đào tạo nghề đã được học nghề ngắn hạn mà tăng thu nhập hàng năm. Nhiều người đã có nghề, nay được học thêm nghề mới đã có những thay đổi trong cách thức làm ăn, thích ứng được với cơ chế thị trường.

TTHTCĐ thực sự giúp cho mọi người “ai cũng được học hành”.

Để tiếp tục phát huy cao nhất hiệu quả hoạt động, các TTHTCĐ ở Hải Phòng cần nhấn mạnh mấy vấn đề sau:

Thứ nhất, cung cấp tri thức cho người dân theo hướng “cần gì học nấy”, “mù gì xóa nấy”.

Để tạo cơ hội học tập cho mọi người dân trong cộng đồng, nhất là người lao động đang thiếu thông tin, những người thiệt thòi nhiều trong cuộc sống như nghèo đói, ở vùng hẻo lánh, trẻ mồ côi không có điều kiện đi học, v.v…

TTHTCĐ phải có nhiều chương trình học tập để ai cũng tìm được một chương trình phù hợp. Mặt khác, Trung tâm phải biết tư vấn và tìm thông tin để cung ứng cho người dân. Điều đặc biệt là muốn nhập học, người dân không phải thực hiện những thủ tục chặt chẽ, không có yêu cầu về bằng cấp và không cấu tạo chương trình học với tính liên tục như mô hình giáo dục chính quy.

Sự đa dạng về chương trình, về bài học, về chuyên đề là hết sức cần thiết để đảm bảo phương châm “cần gì học nấy”. Hiện nay, các TTHTCĐ thường thể hiện chức năng giáo dục và huấn luyện ở những chương trình như: Xoá mù chữ cho thanh niên và người lớn; Các lớp học tình thương cho trẻ em thất học; Các chương trình sau xoá mù chữ; Các chương trình tương đương (giáo dục bổ túc tiểu học, trung học cơ sở); Các chương trình tạo thu nhập (dạy nghề ngắn hạn, tập huấn về kỹ thuật, chuyển giao công nghệ…); Các chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống (chuyên đề về sức khoẻ, dinh dưỡng, dân số - kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, pháp luật…); Các chương

trình đáp ứng sở thích cá nhân (chụp ảnh, cắm hoa, thêu ren, nấu nướng, vẽ…); Các chương trình chuẩn bị cho tương lai (ngoại ngữ, tin học…).

Một thực tế là cán bộ trong biên chế của Trung tâm thì rất ít, mà những vấn đề huấn luyện giáo dục lại rất đa dạng. Do vậy, Trung tâm luôn phải phối hợp với các lực lượng khác như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, trại chăn nuôi, cán bộ khuyến nông v.v… để tiến hành các bài giảng, các chuyên đề khoa học và công nghệ v.v…

Thứ hai, linh hoạt trong giải đáp thông tin và tư vấn người dân.

Nhu cầu thông tin và cách thức tìm kiếm thông tin của nhân dân là rất đa dạng. Để cung ứng thông tin, giới thiệu nguồn tin, cách thức tiếp cận với thông tin thường phải dựa vào đội ngũ làm công tác văn hoá, khoa học, kỹ thuật ở địa phương hoặc nhờ sự giúp đỡ của những chuyên gia ở gần Trung tâm. Việc tiến hành công việc này càng bức thiết khi địa phương không có thư viện hoặc bưu điện văn hoá. Ở nhiều tỉnh, thành phố, các TTHTCĐ có tủ sách. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí của trung tâm rất hạn hẹp, số sách báo thường rất ít ỏi.

Những vấn đề mà người dân thường cần được trung tâm tư vấn là bảo vệ sức khoẻ, chữa bệnh, cách dùng thuốc, tìm kiếm việc làm, giá cả thị trường, tín dụng, hôn nhân - gia đình, chăn nuôi, trồng trọt. Hình thức cung cấp thông tin cũng rất đa dạng như: tổ chức giới thiệu sách; thông báo về các nguồn tin; sử dụng hệ thống truyền thanh của xã, phường; làm bảng tin…

Thứ ba, đa dạng hóa các hoạt động cộng đồng của Trung tâm.

Đúng như tên gọi, TTHTCĐ thường tổ chức các hoạt động mang tính cộng đồng như: Biểu diễn thể dục, thi đấu thể thao, luyện tập dưỡng sinh; tổ chức trao đổi, tọa đàm về công việc; tổ chức nói chuyện theo các chủ đề; xem chiếu bóng, băng Video, phim đèn chiếu; dịch vụ khám chữa bệnh; hỗ trợ các dự án đang triển khai ở địa phương.v.v… Các chương trình, các dự án cần trung tâm hỗ trợ có thể là chương trình xoá đói giảm nghèo, dự án cho vay vốn với lãi suất thấp, chương trình xây dựng quỹ khuyến học của xã, phường, chương trình chống suy dinh dưỡng, chương trình tiêm chủng dự phòng…

Thứ tư, tiếp tục duy trì và thúc đẩy sự liên kết với nhiều trung tâm, tổ chức khác.

Rất nhiều công việc ở địa phương cần được tiến hành với sự liên kết hoặc phối hợp giữa trung tâm với các tổ chức khác. Hiện nay, có nhiều công việc cần được Trung tâm phối hợp, liên kết với các tổ chức, các lực lượng xã hội để thực hiện như phối hợp với Hội người cao tuổi điều tra nhu cầu học tập của các cụ về hưu, phối hợp với Đoàn Thanh niên để tổ chức huấn luyện cho thanh niên làm trang trại, phối hợp với Hội Phụ nữ về kế hoạch hoá gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em v.v…

Cần thấy rằng việc cập nhật kiến thức và kỹ năng lao động kỹ thuật cho người dân, giúp họ tiếp cận với những công nghệ sản xuất mới, mang lại cho họ những thông tin cần thiết để thay đổi cách nghĩ, cách làm theo truyền thống... sẽ có tác dụng to lớn trong xoá đói giảm nghèo trong cộng đồng dân cư, nhất là những cộng đồng trong lĩnh vực “tam nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân). Những chuyên đề, những lớp tập huấn, những cuộc tọa đàm về kỹ thuật liên hoàn VAC (vườn, ao, chuồng) về nuôi ba ba, cá sấu, ngan Pháp, gà siêu thịt..., về trồng hoa, trồng tiêu, làm nấm...; về quản lý trang trại, chống sâu bệnh cho cây trồng, đề phòng dịch cúm gia cầm... chắc chắn sẽ giúp cho không ít nông dân đói nghèo trở thành triệu phú.

Dễ dàng nhận thấy những lớp học xoá mù chữ và bổ túc sau khi xoá mù chữ, những lớp học bổ túc tiểu học và trung học cơ sở, những lớp chuyên đề về pháp luật, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ, những khoá dạy nghề ngắn hạn đã giúp cho người dân không rơi vào tình trạng mù chữ lại (tái mù) và góp phần không nhỏ vào phổ cập giáo dục cho người lớn. Với đối tượng là trẻ em đã phổ cập giáo dục tiểu học hay trung học cơ sở mà không có điều kiện theo học các trường chính quy thì nhờ học tập ở TTHTCĐ mà củng cố được kết quả phổ cập giáo dục của mình.

Ủy ban nhân dân các quận, huyện cần bố trí giáo viên làm việc tại TTHTCĐ; chỉ đạo xây dựng TTHTCĐ kết hợp với nhà văn hóa, bưu điện xã, chọn trung tâm nguồn để nhân rộng điển hình trên địa bàn; hướng dẫn Phòng

giáo dục và đào tạo các quận, huyện phối hợp với Hội người cao tuổi tổ chức các lớp học tuyên truyền, phổ biến kiến thức phổ thông về chế độ dinh dưỡng ở người cao tuổi; hướng dẫn người cao tuổi kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe.

Về tài liệu học tập, ngoài các tài liệu do Vụ GDTX; chương trình GDTX đáp ứng theo yêu cầu người học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các tài liệu về giáo dục pháp luật, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, các chuyên đề giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp; sách giáo khoa chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ cần được cung cấp cho các TTHTCĐ để làm tài liệu giảng dạy. Bên cạnh đó, các quận, huyện tiếp tục bổ sung tài liệu giảng dạy cho các TTHTCĐ qua các kênh:

- Khai thác các chuyên đề từ địa chỉ http://clc.mis.moet.gov.vn (Hệ thống phần mềm quản lý điều hành các TTHTCĐ)

- Cung cấp báo Giáo dục thời đại;

- Kết hợp sử dụng nguồn tư liệu từ các ban, ngành, đoàn thể ở các quận, huyện; tài liệu từ các hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật, các chương trình dạy nghề ngắn hạn của các cơ sở tư nhân;

-Các chương trình dạy nghề dưới các hình thức chuyên đề, dạy nghề ngắn hạn của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp và của Trung tâm khuyến nông thành phố;

- Bổ sung thường xuyên sách về y dược, nông nghiệp, chính trị, kinh tế, môi trường các loại báo cho các TTHTCĐ;

- Tài liệu tuyên truyền, bộ đĩa truyền thanh, thông tin phụ nữ 8/3, sổ tay, tập san nội bộ của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố và Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp;

- Các chương trình dạy nghề của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn.

Với những ưu thế khụng thể phủ nhận, rừ ràng mụ hỡnh TTHTCĐ là một thiết chế giáo dục phù hợp với những mục tiêu mà XHHT đề ra. Hàng ngàn người đã được giải quyết nhu cầu học tập thường xuyên với cấu trúc chương

trình linh hoạt. Các TTHTCĐ góp phần ổn định chính trị, xã hội tạo điều kiện cho mọi người nâng cao trình độ hiểu biết, nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời, vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cuộc sống để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, xóa mù chữ, xóa mù nghề, phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục chính quy. Các TTHTCĐ thể hiện nổi bật tinh thần cộng đồng, phát triển TTHTCĐ là một biện pháp tăng cường xã hội hóa công tác giáo dục, góp phần xây dựng XHHT ở Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 136 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w