Khái niệm Xã hội học tập

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 35 - 40)

7. Kết cấu của luận án

2.1.1. Khái niệm Xã hội học tập

XHHT được xem là một xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của các quốc gia trên thế giới. Đó là đòi hỏi của cách mạng công nghệ và nền kinh tế tri thức, cũng là đòi hỏi của sự phát triển con người bền vững trong thời đại mới. Nhiều nghiên cứu về XHHT đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về XHHT.

Trên thế giới, một trong những quan điểm được chú ý là quan điểm của Richard Edwards. Ông đưa ra định nghĩa mới về XHHT như sau:

1) XHHT là xã hội chuyên về giáo dục, đảm bảo tự do và cơ hội như nhau về học tập. Thực hiện giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời. Mục đích của nó là cung cấp cơ hội học tập cho người lớn nhằm đáp ứng những thách thức của những thay đổi và quyền công dân.

2) XHHT là thị trường học tập cho phép các thể chế giáo dục cung cấp dịch vụ cho các cá nhân nhằm hỗ trợ sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nó nhấn mạnh tới quá trình học tập suốt đời. Mục đích là nhằm phát triển thị trường bao gồm các cơ hội học tập để đáp ứng đòi hỏi nâng cao năng lực và kỹ năng của người lao động.

3) XHHT là xã hội trong đó người học chấp nhận phương pháp học suốt đời, dựa trên nhiều nguồn lực nhằm giúp họ có được những thông lệ về phong cách sống. Xã hội coi quá trình học tập suốt đời như một điều kiện của các cá nhân trong giai đoạn hiện hành mà các chính sách cần đáp ứng.

Theo quan điểm của UNESCO, XHHT có 7 đặc trưng nổi bật sau:

1) Mọi người đều được học, học thường xuyên, học suốt đời;

2) Toàn bộ môi trường xung quanh đều có thể tạo ra cơ hội học tập và phát huy tài năng của mỗi người;

3) Con người được tiếp nhận trình độ giáo dục cơ bản để học tập và tự hoàn thiện;

4) Nhà trường mang lại cho mọi người lòng mong muốn và sự hào hứng được học tập với năng lực “học cách học” và với sự tò mò trí tuệ;

5) Mỗi cá nhân đều có thể lần lượt làm người dạy và làm người học;

6) Xã hội dựa trên thành tựu, cập nhật và ứng dụng tri thức;

7) Người học trở thành những nhà nghiên cứu, còn người dạy, dạy cho người học cách đánh giá và quản lý những thông tin mà họ được cung cấp.

Ở Việt Nam hiện nay có ba cách tiếp cận chính về nghiên cứu XHHT:

Thứ nhất là, đi từ vấn đề kinh tế tri thức mà đề xuất những đổi mới nền giáo dục, trong đú nội dung cốt lừi là xõy dựng XHHT. Nằm trong hướng tiếp cận này là một số học giả như Phạm Tất Dong, Phan Đình Diệu, Đặng Mộng Lân, Phạm Hồng Tiến... Từ sự biến đổi tất yếu của nền kinh tế tri thức, các tác giả khẳng định phải tiến hành một con đường mới cho giáo dục Việt Nam, như là: Phổ cập giáo dục ở bậc cao; Phổ cập công nghệ thông tin; Phổ cập ngoại ngữ...

Thứ hai là, tiếp cận vấn đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu phải xây dựng XHHT. Một số học giả theo hướng này như Đặng Ngọc Dinh, Vũ Ngọc Hải.

Thứ ba là, xuất phát từ việc phát triển những khoa học cụ thể, những ngành sản xuất trực tiếp mà nhà nghiên cứu nói đến một cuộc cải cách giáo dục theo hướng xây dựng XHHT. Các học giả đi theo hướng này như Tô Bá Trượng, Nguyễn Như Ất, Hoàng Minh Luật, Thái Thị Xuân Đào, Nguyễn Công Giáp...

Trên cơ sở những hướng nghiên cứu đó, các học giả của Việt Nam cũng đưa ra quan điểm của mình về XHHT.

Theo tác giả Vũ Oanh, XHHT là một xã hội vì người học, của người học, do người học, lấy người học và việc học suốt đời làm trung tâm.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, thì XHHT là một xã hội mọi người đều lấy học tập là một công việc thường xuyên, suốt đời, học trong nhà trường và học ngoài nhà trường, chính quy và không chính quy, như là một phần không thể thiếu được của đời mình, lấy học tập là phương pháp tiếp cận (cách nhìn, cách

xử lý) của cuộc sống nhằm phát triển con người bền vững, động lực cho toàn bộ sự tiến bộ xã hội. Với cách hiểu như vậy, XHHT không xa lạ với chúng ta. Đó là Truyền bá chữ quốc ngữ (từ 1938), BDHV (từ 8/9/1945), BTVH (từ 1956), và ngày nay là GDTX (từ 1991), Giáo dục cho mọi người (từ 1990), thập kỷ chống nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học (1990 - 2000), thập kỷ phổ cập trung học cơ sở (2001 - 2010) với tư tưởng “mù gì xóa nấy” - mù chữ thì học chữ, mù máy tính thì học máy tính, mù khoa học phổ thông phục vụ sản xuất thì theo học các lớp chuyên đề về sản xuất, các câu lạc bộ phổ biến kiến thức, v.v...

Tác giả Nguyễn Viết Sự lại xem xét khái niệm XHHT từ nội dung và các tiêu chí của nó. Theo đó, khái niệm XHHT được tác giả đề cập: Ở cấp độ quốc gia, là quan điểm, định hướng và chính sách đảm bảo cho mọi người có quyền, có điều kiện học tập để phát triển phẩm chất và năng lực của bản thân.

Ở cấp độ cá nhân, trong xã hội cần thấm nhuần trong nhận thức và hành động về việc học tập để hiểu biết, để làm việc, để tồn tại và để chung sống với cộng đồng. Mỗi người phải sẵn sàng học tập, thường xuyên học tập với quan điểm luân phiên, nối tiếp về đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng.

Tác giả Tô Bá Trượng bước đầu đưa ra định nghĩa về XHHT: XHHT là một xã hội mà ở đó ai cũng học tập, học ở mọi lứa tuổi, mọi lúc, mọi nơi. Mọi hiện tượng, sự kiện, hoạt động... đều có thể là đối tượng, nội dung học tập, tùy theo sự quan tâm của người học. Phương pháp học cũng rất đa dạng, nhưng lấy tự học làm chính. Tùy theo điều kiện cụ thể của người học, có thể học ở trường, lớp hay trong cuộc sống, lao động, giao tiếp, giải trí... và bằng mọi phương tiện thông tin, giao lưu, nối mạng trong và ngoài nước. XHHT chứa đựng ý tưởng về giáo dục suốt đời, học tập suốt đời, mà cốt lừi của học tập suốt đời là học cỏch học.

Theo tác giả Phạm Tất Dong, trong XHHT, mỗi con người phải được giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời, lấy sự học hỏi làm lẽ sống của mình. Mỗi người đều có nhiều cơ hội học tập: học tập ở trường, học tập trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa, do đó, hệ thống giáo dục không chỉ bó hẹp trong các loại hình trường, mà còn trong các hình thức học ngoài nhà trường.

Đó là hệ thống giáo dục mềm dẻo, tạo ra sự đa dạng của các ngành học,

của các hình thức học, về những kênh liên thông giữa các loại hình giáo dục khác nhau.

Tác giả Nguyễn Minh Đường cho rằng, XHHT là một xã hội mà mọi lứa tuổi đều học, mọi loại hình lao động đều học, học một cách tự nguyện, học thường xuyên, học suốt đời, học bằng nhiều hình thức để có thể lao động và sống trong một xã hội đang không ngừng biến đổi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới tác động của khoa học - công nghệ, làm tiền đề cho việc bước sang một xã hội tri thức.

Tác giả Nguyễn Ngọc Phú thì khẳng định, XHHT là xã hội khuyến học - một môi trường học tập trong đó việc học đã vượt ra khỏi giới hạn của môi trường giáo dục chính quy, mọi người đều coi việc học là suốt đời, say sưa tiếp cận tri thức hiện đại của thế giới và vận dụng sáng tạo vào cuộc sống. Tác giả cho rằng trong XHHT, kinh tế tri thức là cơ sở hạ tầng, là biểu hiện tập trung của XHHT. Nhu cầu học tập, nhu cầu được học phải trở thành nét đặc trưng của xã hội này, không chỉ xuất hiện ở các cá nhân riêng lẻ mà thể hiện ở các thiết chế xã hội.

Tác giả Nguyễn Mạnh Cầm cho rằng, khái niệm XHHT gần với khái niệm xã hội trí thức, xã hội thông tin, trong đó con người được đặt và vị trí trung tâm, được tạo điều kiện để hoàn thiện nhân cách, phát triển bền vững, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Đó là một xã hội mà mọi người, không kể già trẻ, gái trai, giàu nghèo, cương vị công tác... đều bình đẳng trong học tập, lấy tự học làm phương thức cơ bản.

Như vậy, mỗi học giả đều diễn đạt khái niệm XHHT theo những cách hiểu khác nhau. Dù được hiểu hay định nghĩa theo cách nào, thì trong nội hàm của XHHT phải bao gồm các đặc điểm sau:

Thứ nhất, XHHT đề cao giá trị học tập, đặt việc tự học, học tập suốt đời vào trung tõm và là yếu tố cốt lừi của nhõn cỏch; “Học ăn, học núi, học gúi, học mở” để nâng cao kỹ năng sống cho mỗi cá nhân và cộng đồng, thực hiện mục tiêu của thời đại: Học để biết, để làm, để chung sống và học để tồn tại.

Thứ hai, XHHT có nhiều cơ hội học tập (ở trong trường, ở ngoài nhà trường cũng như trong các tổ chức, lực lượng xã hội, các tổ chức kinh tế, văn

hóa,...). Ở đó, mọi thứ đều là nơi cung ứng những cơ hội học tập và phát huy tiềm năng con người, để “ai cũng được học hành”, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, mọi người được hưởng sự bình đẳng về cơ hội học tập.

Thứ ba, XHHT là một xã hội đa dạng và phong phú những hình thức học tập, làm cho mọi năng lực học tập của mỗi cá nhân được phát huy cao độ.

Mỗi cá nhân đi tới tương lai của mình bằng nhiều con đường học tập khác nhau, mỗi con đường đi lên đều giá trị như nhau và đều tươi đẹp.

Thứ tư, XHHT là một xã hội gắn học với làm, học trong công việc,

“cần gì học nấy”; một xã hội khai thác và phát huy tiềm năng học tập như một

“kho báu” để từng cá nhân quyết định lựa chọn con đường, hình thức học tập, quyết định mục đích và phương tiện học tập tùy nhu cầu, hoàn cảnh và điều kiện, thích ứng với cuộc sống cá nhân và xã hội đang biến đổi nhanh chóng.

Thứ năm, XHHT là một xã hội có nền giáo dục đại chúng, chất lượng.

Hệ thống giáo dục mở, mềm dẻo, linh hoạt, thực hiện đồng thời nhiều phương thức giáo dục: giáo dục chính quy, giáo dục phi chính quy với nội dung chương trình phong phú đa dạng, đáp ứng được nhu cầu học tập của mọi thành viên trong xã hội.

Từ sự phân tích trên, tác giả bước đầu đưa ra cách hiểu về XHHT như sau:

XHHT là một xã hội mà mọi người đều coi việc học tập như nhu cầu tự thân của mình; chủ động và tự giác học tập trong mọi lúc, ở mọi nơi, bằng mọi cách;

được tạo cơ hội để tiếp cận tri thức phù hợp nhất với mình nhằm hướng tới một văn hóa học tập trong toàn xã hội ấy. XHHT không giới hạn không gian, thời gian, tri thức và hình thức học tập. Con người trong XHHT đều coi tri thức là điều kiện để phát triển, lấy học tập là một hoạt động thường xuyên, đặt việc tự học, học suốt đời làm trung tõm và là yếu tố cốt lừi của từng nhõn cỏch.

Bên cạnh khái niệm XHHT còn có một số khái niệm bộ phận liên quan mà nhiều người đề cập đến gần đây như thành phố học tập, cộng đồng học tập, gia đình học tập, công dân học tập. Tất nhiên, từ lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa nêu lên những khái niệm như vậy nhưng trong những bài nói, bài viết của Người ít nhiều đều đã đề cập đến.

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w