Chủ trương, đường lối xây dựng xã hội học tập của Đảng, Nhà nước và thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 95 - 102)

7. Kết cấu của luận án

3.1.3. Chủ trương, đường lối xây dựng xã hội học tập của Đảng, Nhà nước và thành phố Hải Phòng

Khi vấn đề xây dựng XHHT được nhiều quốc gia đề cập tới thì Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chủ trương xây dựng XHHT ở Việt Nam đã được Đảng ta khẳng định lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), khi vấn đề kinh tế tri thức được coi là một cơ hội để thực hiện quá trình công nghiệp hóa rút ngắn. Đó là một chủ trương đúng đắn trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt khi nước ta chưa trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Từ Văn kiện Đại hội IX đến Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta đều nhất quán chủ trương xây dựng XHHT, tạo cơ hội cho mọi người dân được học tập suốt đời.

Các văn kiện của Đảng nói về chủ trương xây dựng XHHT như sau:

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục;

thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một XHHT” [36, tr.35]. Lần đầu tiên, cụm từ “xã hội học tập” được đưa vào văn kiện của Đảng.

Đến Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006): Tư duy về XHHT đã có sự chuyển động, từ mục tiêu chuyển sang hành động: “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình XHHT với hệ thống học suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục [37, tr.95].

Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011): Nội hàm khái niệm XHHT tiếp tục được Đảng nhấn mạnh: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo [38, tr.218]. Vấn đề xây dựng XHHT trở thành một trong ba phương diện chiến lược phỏt triển giỏo dục, mà nội dung cốt lừi vẫn là học tập suốt đời.

Đến Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016): Xây dựng XHHT tiếp tục là giải pháp để phát triển giáo dục, đào tạo nhằm: “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng XHHT [39, tr.116].

Có thể nhận thấy tinh thần xuyên suốt trong những chủ trương này là:

1) Cần phải thực hiện tốt quan điểm “giáo dục cho mọi người”, làm cho mọi người dân đều được học và ai cũng phải học tập suốt đời.

2) Để thực hiện được như vậy đòi hỏi phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo theo hướng chuyển mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình XHHT.

3) Cốt lừi trong XHHT là học suốt đời. Việc học tập suốt đời chỉ cú thể thực hiện tốt khi coi trọng cả giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, cả giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy, trên cơ sở phát huy tính tự học, học tập bằng phương pháp tư duy sáng tạo.

4) Một trong những nguyên tắc khi xây dựng XHHT là phải dựa vào cộng đồng theo tinh thần xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội.

5) Giải pháp xây dựng XHHT là đẩy mạnh công tác KH, KT, tạo mọi khả năng và cơ hội để ai cũng được học hành, ai cũng được hưởng sự công bằng xã hội về giáo dục.

Trên cơ sở những chủ trương của Đảng, Nhà nước đã thể chế hóa thành những quyết định sau:

Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010.

Quyết định xác định 5 mục tiêu cụ thể, đồng thời nhấn mạnh công tác KH, KT, thu hút mọi lực lượng xã hội tham gia đẩy mạnh phong trào học tập;

phát huy tính hiệu quả của các mô hình GĐHH, dòng họ khuyến học, tổ dân phố, bản làng văn hóa, xã/phường/thị trấn khuyến học.

Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.

Chỉ thị xác định nhiệm vụ của các cấp ủy đảng trong việc:

1- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong Đảng và nhân dân với nhiều hình thức phong phú, thiết thực về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc xây dựng XHHT ở nước ta hiện nay; xác định xây dựng XHHT là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là một mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước ta.

2- Cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng XHHT trong phạm vi từng địa phương, đơn vị.

3- Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào KH, KT, góp phần hỗ trợ các cơ sở giáo dục trong giảng dạy và học tập; xây dựng GĐHH; cộng đồng, dòng họ, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị khuyến học. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các TTHTCĐ ở xã, phường, thị trấn; phát triển nhiều loại hình học tập đa dạng, phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập của cán bộ, nhân dân từng địa phương, đơn vị.

4- Củng cố, xây dựng Hội Khuyến học các cấp vững mạnh, làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia hoạt động KH, KT, xây dựng XHHT. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp tích cực, chủ động tổ chức các hoạt động KH, KT, xây dựng XHHT theo tinh thần xã hội hoá giáo dục.

Chỉ thị số 02/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ Về đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo Chỉ thị 11-CT/TW.

Chỉ thị xỏc định rừ: Xõy dựng XHHT là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục của nước ta. Cần đẩy mạnh công tác KH, KT gắn với xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, với phong trào làm kinh tế giỏi, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, học đi đôi với làm. Phát triển các hình thức học tập chính quy đi đôi với phát triển, đa dạng hóa các hình thức học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người được học tập thường xuyên, học suốt đời.

Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/01/2013 phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”. Quan điểm chỉ đạo là:

1- Trong XHHT, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt; có nghề, lao động với hiệu quả ngày càng cao; học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc; học để góp phần phát triển quê hương, đất nước và nhân loại.

2- Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư và gia đình có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập suốt đời.

3- Xây dựng XHHT dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy và GDTX; đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường; ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ, người bị thiệt thòi.

Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/02/2014, phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập đến năm 2020”. Mục tiêu chung là: Đẩy mạnh các hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua việc xây dựng và triển khai các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và

“Đơn vị học tập”, góp phần xây dựng XHHT.

Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư ngày 10/5/2019 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Đây là văn kiện quan trọng chỉ rừ phương hướng phỏt triển XHHT và nhiệm vụ KH, KT sau khi tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW.

Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng XHHT, bảo đảm cho tất cả các công dân có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt là Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động thiết thực triển khai thực hiện Đề án. Một số hoạt động cụ thể được thực hiện, như xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện Đề án; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 6 đề án thành phần: 1- Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”; 2- Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”; 3- Đề án

“Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”; 4- Đề án “Truyền thông về xây dựng xã hội học tập”; 5- Đề án

“Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp”; 6- Đề án “Phát triển đào tạo từ xa”; Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời vào tuần đầu tháng 10 hằng năm để mỗi người dân nhận thức đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của việc học suốt đời, xây dựng XHHT đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, phát triển bền vững xã hội, nâng cao chất lượng đời sống của cộng đồng và cá nhân; tổ chức

những chương trình giáo dục mở trên sóng phát thanh, truyền hình (như Chương trình hướng dẫn ôn tập và luyện thi đại học và Chương trình dạy tiếng Anh trên VTV2; Chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài trên VTV4; Chương trình giáo dục các kỹ năng sống trên VTV3; các chương trình Chào buổi sáng, đời sống thường ngày trên VTV đã giúp cho người dân có được những kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt, thực hiện pháp luật, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe người dân; Chương trình học tiếng Anh Obla Air trên trên kênh VOV2 (Kênh Văn hóa, Xã hội và Giáo dục) và VOV5 (Hệ Phát thanh Đối ngoại Quốc gia); kênh Truyền hình Giáo dục quốc gia phát sóng trên kênh truyền hình VTV7 với mục tiêu “Vì một xã hội học tập”, cung cấp các tri thức đa dạng cho nhiều tầng lớp khán giả khác nhau,...).

Các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các địa phương trong cả nước đã chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án cụ thể, phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phương; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án; ban hành chỉ thị, nghị quyết của tỉnh/thành ủy, hội đồng nhân dân tỉnh/thànhphố về việc thực hiện Đề án; tổ chức nhiều hoạt động thiết thực triển khai thực hiện Đề án.

Tại Hải Phòng, trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Đảng và văn bản của Nhà nước, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, các cấp lãnh đạo Hải Phòng đã cụ thể hóa bằng nhiều chỉ thị, kế hoạch hướng dẫn việc tổ chức xây dựng XHHT tại địa phương. Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 5/7/2007 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Chỉ thị xác định phải: Đẩy mạnh, phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động KH, KT trong toàn thành phố; huy động, thu hút mọi lực lượng xã hội tham gia xây dựng XHHT; nhân rộng và phát huy hiệu quả của các mô hình GĐHH, DHHH, CĐKH.

Đối với các Đề án thành phần, trên cơ sở Thông tư số 44/2014/TT- BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại Cộng đồng học tập cấp xã, Ban chỉ đạo xây dựng XHHT

thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo đề án xây dựng XHHT đã phối hợp với Hội Khuyến học tham mưu với UBND thành phố ban hành các văn bản để chỉ đạo, triển khai thực hiện. Theo đó, UBND thành phố ban hành Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 30/5/2013 về việc thành lập Ban chỉ đạo Đề án Xây dựng xã hội học tập, giai đoạn 2012 - 2020. Thành phần Ban chỉ đạo có các ban, ngành, cơ quan và các tổ chức xã hội liên quan trên địa bàn thành phố, có sự phân công trách nhiệm chung đối với thành viên của Ban. Hàng năm, Ban chỉ đạo thành phố thực hiện kiểm điểm, đánh giá hoạt động và kiện toàn về nhân sự tham gia Ban chỉ đạo.

Công văn số 3174/ UBND-VX ngày 22/8/2013 được UBND thành phố ban hành về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2013/NQ-HDND ngày 25/7/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục - đào tạo và dạy nghề trong lĩnh vực giáo dục;

tiến hành tổ chức ký kết các Nghị quyết liên tịch về phối hợp hoạt động giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Hội Khuyến học, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng để triển khai thực hiện các mục tiêu của Đề án.

Trên cơ sở nội dung Đề án tổng thể và các Đề án thành phần của Đề án 89 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND thành phố Hải Phòng ban hành thành phố Hải Phòng, Ban chỉ đạo xây dựng XHHT thành phố ban hành văn bản số 9467/BCĐ ngày 20/12/2013 về việc xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án, trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực; các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân các quận/huyện chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện trên cơ sở mục tiêu hàng năm; phù hợp với nhiệm vụ tương ứng với các Sở, ngành, cơ quan, tổ chức của thành phố trong các Đề án thành phần, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và định hướng cũng như phương hướng, nhiệm vụ hàng năm của từng đơn vị; có thực hiện đánh giá theo năm và đánh giá chung theo giai đoạn.

UBND thành phố Hải Phòng tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể kế hoạch thực hiện Đề án, như văn bản số 6192/UBND-VX ngày 19/8/2014

hướng dẫn nội dung và mức chi thực hiện Đề án xây dựng XHHT, trên cơ sở thực hiện văn bản số 4163/BGDĐT-GDTX ngày 07/8/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Tiếp đến là văn bản số 1919/UBND-VX ngày 03/10/2016 hướng dẫn đánh giá, xếp loại Cộng đồng học tập cấp xã; văn bản số 3141/UBND-VX ngày 12/12/2016 hướng dẫn đánh giá, công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”.

Ngoài vai trò chủ đạo của ngành giáo dục - đào tạo, các ngành văn hóa, thể thao và du lịch, thông tin và truyền thông, lao động - thương binh và xã hội, nội vụ, tài chính..; các tổ chức, đoàn thể: Hội Khuyến học, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh...; các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông đã tham gia tích cực trong việc xây dựng XHHT ở địa phương. Nhiều địa phương đã có giải pháp tuyên truyền về vai trò, tác dụng của học tập suốt đời, xây dựng XHHT thiết thực, tạo ấn tượng sâu sắc và có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của các tầng lớp nhân dân; chỉ đạo cụ thể hoạt động của các TTHTCĐ;

xây dựng các mô hình học tập; đa dạng hóa nội dung, hình thức học tập; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, các lớp phổ biến kiến thức phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân.

Có thể khẳng định, xây dựng XHHT nằm trong chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, vừa là một nhiệm vụ cấp bách, vừa là một yêu cầu chiến lược, cơ bản, lâu dài của nền giáo dục, quyết định thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Những định hướng phát triển giáo dục trên chính là sự tiếp nối tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng XHHT trong thời đại mới, đáp ứng khao khát ngàn đời của dân tộc Việt Nam “ai cũng được học hành”.

3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở HẢI PHềNG

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w