Nội dung xây dựng xã hội học tập 1. Một xã hội “ai cũng được học hành”

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 47 - 55)

7. Kết cấu của luận án

2.2.2. Nội dung xây dựng xã hội học tập 1. Một xã hội “ai cũng được học hành”

“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [93, tr.187]. Câu nói nổi tiếng này của Hồ Chí Minh ra đời năm 1946, khi Người trả lời phỏng vấn của các nhà báo nước ngoài. Chúng ta thấy bóng dáng của XHHT hiện hữu trong câu nói đó: ai cũng được học hành. Có thể xem “ai cũng được học hành” như là một tuyên ngôn của Hồ Chí Minh về giáo dục, một tư tưởng có ý nghĩa chiến lược và giá trị thời đại sâu sắc, luôn luôn nhất quán trong lời nói và hành động của Hồ Chí Minh.

Thời thuộc Pháp, kinh tế, xã hội, giáo dục nước ta phát triển một cách phiến diện. Pháp lập ra trường học không phải để giáo dục cho nhân dân ta một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, không phải để mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho nhân dân ta. Mục đích chính của Pháp là để đào tạo những tùy phái,

thông ngôn, viên chức nhỏ, tức là đào tạo một lực lượng tay sai, giúp việc mới ở thuộc địa. Thực tế này đã được Hồ Chí Minh vạch trần và kịch liệt phê phán.

Hồ Chí Minh luôn coi giáo dục là một mặt trận quan trọng và làm sao hướng tới cả dân tộc được học, mọi người dân đều được học. Lý tưởng kiến tạo “nền giáo dục cho tất cả mọi người” đã được Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đề ra và luôn hướng tới trên con đường cách mạng của mình.

Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã gửi Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxây, trong đó điểm thứ 6 ghi rừ phải cú quyền “tự do học tập” ở Việt Nam. Tự do học tập là một tư tưởng giáo dục khẳng định giữa các giai tầng không hề có sự cách biệt về quyền được học tập; học tập, giáo dục không phải là quyền, là đặc ân của một tập đoàn người hay một cá nhân nào mà là quyền chung, quyền cơ bản của tất cả mọi người không phân biệt giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi, giới tính trong xã hội.

Trong tỏc phẩm Đường kỏch mệnh, Người đó chỉ rừ: Hết sức mở mang giáo dục như lập trường, tổ chức nhà xem sách. Khi vạch ra Chánh cương vắn tắt của Đảng, Người cũng đã nhấn mạnh cần thiết phải phổ thông giáo dục theo công nông hóa và kêu gọi “thực hành giáo dục toàn dân”. Ngày 18/2/1930, trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản viết bằng tiếng Anh, trình bày đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc nờu rừ “To make Education for All”. 60 năm sau, trong Hội nghị Giáo dục thế giới họp ở Thái Lan năm 1990 đã đưa ra đúng khẩu hiệu trên. Ngày nay Education for All - viết tắt là EFA được coi là đường lối giáo dục chung của thế giới.

Từ năm 1941, khi thành lập Mặt trận Việt Minh và đưa ra chương trình 10 điểm, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh vấn đề giáo dục cho tất cả mọi người.

Tư tưởng giáo dục cho mọi người tiếp tục được triển khai ngay sau Cách mạng Tháng Tám cùng quá trình xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với những Sắc lệnh quan trọng ký sau ngày tuyên bố độc lập, một phong trào diệt giặc dốt đã diễn ra trên khắp cả nước, sôi nổi không khác gì một cuộc cách mạng. Niềm khát khao học tập của nhân dân ta bị đè nén trong suốt mấy mươi năm nay đã có dịp được khơi dậy. Thành quả của phong trào đã đập tan di

sản giáo dục ngu dân (95% dân số mù chữ) mà Pháp để lại. Thực tế đất nước lúc này, ai cũng được học hành!

Có thể nói, quan điểm “ai cũng được học hành” là một biểu hiện cao cả của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh mà điểm xuất phát đầu tiên là từ lòng thương yêu con người rất rộng lớn, đặc biệt là những con người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột. Xuất phát điểm của Hồ Chí Minh là yêu thương con người, và đích đến cũng luôn luôn hướng về con người. Dường như trong quan điểm này của Hồ Chí Minh, người ta còn thấy có cả tư tưởng “hữu giáo vô loài” (dạy người chẳng cần phân biệt) của triết học phương Đông mà đại diện là Khổng Tử, lại có cả bóng dáng của triết học phương Tây thế kỷ XVIII “giáo dục bình đẳng cho mọi trẻ em”, đặc biệt là tư tưởng nhân văn cao cả của chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo dục phổ cập cho con người. Sau này, Đảng ta thực hiện các cuộc cải cách giáo dục, tiến hành phổ cập giáo dục cho từng cấp học, bậc học, đó chính là sự tiếp nối tư tưởng “ai cũng được học hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2.2.2.2. Một xã hội phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của con người Trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, con người luôn phải đặt ở vị trí trung tâm của sự phát triển. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo, dìu dắt con người.

Chẳng thế mà mượn ý của Quản Trọng (tức Quản Di Ngô - nhà chính trị, tư tưởng, quân sự nổi tiếng thời Xuân Thu của Trung Quốc), nhiều lần Người nhắc nhở: Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.

Theo Hồ Chí Minh, nhân cách của con người bao gồm hai mặt: mặt Đức và mặt Tài. Hai mặt này được biểu hiện sinh động trong lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc, trong ứng xử và giao lưu giữa người với người, giữa người với xã hội và trong ứng xử với chính mình. Nói khái quát, Đức và Tài thể hiện năng lực của con người trong những quan hệ xã hội.

Hồ Chí Minh cho rằng, là người từ khi sinh ra, ai cũng có những năng lực tiềm tàng bên trong mà theo cách nói của Người, đó là những năng lực sẵn có trong con người. Làm thế nào để phát huy được những năng lực sẵn có, những sức mạnh tiềm tàng ấy? Đó chính là nhờ vai trò của giáo dục - đào tạo. Trong

XHHT, nếu giáo dục tốt sẽ làm cho những năng lực ấy trở thành sức mạnh bản chất của con người. Ai ai trong dân tộc ấy cũng được phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có thì đó sẽ là một xã hội tiên tiến nhất, nhân văn nhất.

Hồ Chí Minh tin tưởng rằng, trong xã hội ai ai cũng được hưởng những thành tựu của nền giáo dục cách mạng thì sẽ làm nảy nở và phát triển đầy đủ những tiềm năng bên trong của con người.

Ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong niềm phấn chấn của triệu triệu học sinh cắp sách đến trường thừa hưởng những thành quả đầu tiên của nền giáo dục độc lập, Hồ Chí Minh viết thư cho học sinh cả nước, trong đó có đoạn viết: “Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” [94, tr.34]. Người nhấn mạnh đó là nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. “Phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”, đó vừa là mục tiêu, vừa là định hướng, vừa là nhiệm vụ, cũng đồng thời là một khía cạnh quan trọng trong quan niệm của Hồ Chí Minh về XHHT.

Về nội dung học tập trong XHHT, theo Hồ Chí Minh, để có thể phát triển một cách toàn diện, có được một vốn tri thức phong phú, thì phải trau dồi, học tập ở tất cả các lĩnh vực. Người nhấn mạnh: "Trong việc giáo dục, học tập, chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ cách mạng xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kinh tế, lao động và sản xuất. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày. Cần phải học kinh nghiệm tốt của các đoàn thanh niên bạn" [103, tr.90].

Đối với lý luận Mác - Lênin, Hồ Chí Minh xác định cách mạng cũng là một nghề, rằng "làm nghề gì cũng phải học, vậy làm cách mạng cũng phải học.

Nếu không giáo dục cho đảng viên làm cách mạng mà cứ yêu cầu họ làm cách mạng thì họ không làm tròn được nhiệm vụ" [105, tr.294]. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập ở nhà trường và qua thực tiễn. Đảng ta tổ chức

trường học lý luận cho cán bộ là để nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta nhằm giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của Đảng ta, để Đảng ta có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạng vĩ đại của mình. Tất cả những yêu cầu trên chỉ đạt được kết quả khi có lập trường giai cấp vững vàng, mà tiền đề quan trọng chính là nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Theo Hồ Chí Minh: "Chủ nghĩa Mác - Lênin soi phương hướng, đường lối cho chúng ta đi. Có phương hướng đúng thì làm việc mới đúng. Hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc; bất kỳ việc to việc nhỏ cũng nhằm mục đích ấy; đó là chủ nghĩa Mác - Lênin" [100, tr.290]. Trong việc giáo dục và học tập lý luận chính trị, Người còn lưu ý, phải chú trọng các mặt:

đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất, học đi đôi với hành… Vì có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững được lập trường, nâng cao sự hiểu biết, mới làm tốt công tác được giao. Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu tất cả mọi người, đặc biệt là cán bộ đảng viên phải cố gắng học tập, coi việc học tập lý luận và chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của mình.

Giáo dục, học tập lý luận Mác - Lênin không phải giáo điều theo từng câu chữ của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà phải nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp, tinh thần cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu và kết hợp được tinh hoa văn hóa của dân tộc cũng như của nhân loại, cũng không phải thuộc lòng từng câu chữ, đem kinh nghiệm của các nước áp dụng một cách máy móc, mà học để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta. Theo Hồ Chí Minh, việc giáo dục lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân là để giúp họ nắm được bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết đú. Người núi rừ: "Học tập chủ nghĩa Mỏc - Lờnin là học tập cỏi tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta" [101, tr.611].

Như vậy, trong quan điểm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là vũ khí lý luận để cải tạo thế giới, mà còn là vũ khí lý luận để cải tạo chính bản thân mình. Lý luận Mác - Lênin là khoa học làm người, góp phần hình thành đạo đức mới, nếp sống mới của người cách mạng. Người xem học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là đạo đức cách mạng. Người căn dặn chúng ta: "Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa.

Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được" [105, tr.668].

Đạo đức cách mạng là vấn đề mà Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Trong mối quan hệ giữa đức và tài, Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức là gốc của người cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa quyết định của việc xây dựng con người mới.

Muốn làm người, trước hết phải biết làm việc để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, không có tri thức, không có văn hóa thì không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội được. Muốn làm việc đồng thời phải biết làm người tốt, do đó đức là gốc, nếu không có đức thì vô dụng. Đạo đức phải hình thành qua học tập, lao động sản xuất, đấu tranh cách mạng, trong sự giúp đỡ và học hỏi nhân dân. Đó là đạo đức trong hành động. Hồ Chí Minh yêu cầu việc tu dưỡng, học tập đạo đức cách mạng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục như trong công tác hàng ngày, bởi lẽ "đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" [101, tr.612].

Trong nội dung học tập toàn diện, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc đến sự kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa khoa học với chính trị "học làm tính, học chính trị, học lịch sử, học khoa học thường thức" [95, tr.469]. Người cho rằng nếu không học văn hóa thì không thể tiếp thu khoa học, kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn mà không có văn hóa, khoa học kỹ thuật thì làm sao đạt đến đỉnh cao chính trị.

Nhưng, nếu chỉ học văn hóa và khoa học kỹ thuật mà không học tập chính trị thì như người nhắm mắt mà đi, không biết đi đâu về đâu. "Nếu không học tập văn hoá, không có trình độ văn hoá thì không học tập được kỹ thuật, không học tập được kỹ thuật thì không theo kịp được nhu cầu kinh tế nước

nhà; nhưng phải chú ý học tập chính trị vì nếu chỉ học văn hoá, kỹ thuật mà không có chính trị thì như người nhắm mắt mà đi" [100, tr.384].

Bên cạnh đó, việc học tập các kinh nghiệm thực tế cũng được Hồ Chí Minh đặt ra. Kinh nghiệm là những tri thức được tích lũy qua bề dày thời gian, chứ không thể có được do một sớm một chiều. Hồ Chí Minh đánh giá:

"Đó là những kinh nghiệm do những người đi học mang đến, kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại. Những kinh nghiệm đó đem trao đổi, gom góp lại tức là những bài học quý, không phải cứ chờ đồng chí cấp trên đến nói chuyện thì mới là bài, là học" [96, tr.360]. Việc học tập các kinh nghiệm thực tế này có ý nghĩa thực tiễn to lớn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Là người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh rất chú ý đọc và học kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là Trung Quốc, một nước láng giềng có hoàn cảnh giống ta. Người đã đọc lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, các báo cáo chính trị các Đại hội của các Đảng bạn, các báo cáo về kế hoạch 5 năm, một số sách chuyên đề như nông nghiệp, hợp tác xã... Qua dấu bút chúng ta có thể thấy, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến học hỏi kinh nghiệm của các nước bạn để phục vụ cho cách mạng Việt Nam.

Rừ ràng, học tập và học tập suốt đời là một yờu cầu khụng thể thiếu được đối với tất cả mọi người, nhất là trong XHHT. Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người trong vấn đề tự học phải toàn diện, học lý luận Mác - Lênin, học văn hóa, khoa học, kỹ thuật, học đạo đức, học kinh nghiệm cách mạng... Nó hoàn toàn phù hợp với chủ trương giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta.

2.2.2.3. Một xã hội bình đẳng về giáo dục và không mất tiền

Từ rất sớm khi còn trong thời kỳ định hình con đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã luôn trăn trở và mơ ước một nền giáo dục bình đẳng cho toàn dân Việt Nam. Nửa đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh ở Pháp và có dịp tiếp xúc với nền văn hóa Pháp cũng như văn hóa phương Tây. Người rất chú ý đến quan điểm của Rútxô với Dân ước, Môngtétxkiơ với Vạn pháp tinh lý... Khi soạn thảo Yêu sách của nhân dân An Nam, Hồ Chí Minh nhấn mạnh một trong tám

Một phần của tài liệu Xây dựng xã hội học tập ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w