2.1.1 Khái quát về Ngân hàng Nhà nước Nghệ An
2.1.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trải qua từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của ngành ngân hàng và xu hướng phát triển chung của nền kinh tế đất nước, cơ cấu bộ máy tổ chức nhân sự và các hoạt động liên quan của Chi nhánh cũng có những thay đổi phù hợp, nhằm định hướng, thực hiện và hỗ trợ cho công tác quản lý của Chi nhánh đạt hiệu quả cao.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An thực hiện theo quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14/12/2009 của Thống đốc NHNN quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ máy điều hành gồm Giám đốc chi nhánh, 3 Phó giám đốc giúp việc phụ trách 4 phòng nghiệp vụ và thanh tra chi nhánh, với tổng số cán bộ định biên là 63 người.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An
: Quan hệ chỉ đạo điều hành : Quan hệ quản lý nhà nước
(Nguồn: Mô tả theo quyết định phân công nhiệm vụ của Giám đốc ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An tháng 12/2009)
Giám đốc Chi nhánh trực tiếp chỉ đạo các bộ phận chức năng của NHNN Chi nhánh để thực hiện chức năng nhiệm vụ của NHNN chi nhánh theo uỷ quyền của Thống đốc. Nhiệm vụ của các Phó giám đốc và chức năng nhiệm vụ của các Phòng và Thanh tra chi nhánh do Giám đốc chi nhánh quy định căn cứ theo nội dung của Quyết định 2989/QĐ-NHNN của Thống đốc.
Giám đốc chi nhánh Phó Giám
đốc phụ trách Thanh
tra
Phòng nghiên cứu Tổng hợp và
kiểm soát nội bộ
Phó Giám đốc phụ trách Tiền tệ
và kho quỹ Phó Giám
đốc phụ trách Tổng hợp Thanh tra
giám sát Ngân hàng
Trụ sở chính NHTM CP Bắc Á
Các Chi nhánh
NHTM &
QTDND TW
Các Quỹ Tín dụng nhân dân
cơ sở
Các TCTD tín dụng khác (NH
Phát triển, KBNN...) Phòng
Tiền Tệ
& Kho Quỹ
Phòng Kế toán
Thanh toán
Phòng Hành chính Nhân sự
* Phòng Hành chính - Nhân sự
- Quản lý, bố trí, sắp xếp cán bộ, quản lý hồ sơ cán bộ và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức.
- Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, phòng chống lụt bão, phòng chống cháy nổ, đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn cơ quan.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa lơn Trụ sở làm việc, mua sắm,thanh lý tài sản. Quản lý và sử dụng tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện, điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác của lãnh đạo và cán bộ công chức Chi nhánh.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác định kỳ của Chi nhánh; thực hiện công tác tổ chức cán bộ; thực hiện công tác thi đua khen thưởng cho các TCTD, Chi nhánh và các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
* Phòng Nghiên cứu tổng hợp và kiểm soát nội bộ
- Tổ chức phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các TCTD.
- Tổng hợp, thống kê, nghiên cứu, phân tích, dự báo về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng và kinh tế trên địa bàn để tham mưu trong việc thực hiện chín sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương...; yêu cầu các TCTD, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.
- Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý Nhà nước về ngoại hối và kinh doanh vàng, Quản lý Nhà nước về ngoại hối trên địa bàn theo quy định.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm soát nội bộ (KSNB); chủ trì, phối hợp với các phòng tổ chức thực hiện. Thực hiện công tác kiểm tra,
KSNB theo quy định. Kiến nghị, đề xuất xử lý vi phạm qua công tác KSNB.
* Thanh tra, giám sát ngân hàng:
- Tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, quyết định kiểm soát đặc biệt và xử lý vi phạm trong việc chấp hành các quy định của các TCTD và các tổ chức khác trên địa bàn.
- Thực hiện công tác phòng, chông tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giải quyết khiếu nại tố cáo.
- Thực hiện cấp thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động ngân hàng;
giám sát chỉ đạo việc chia tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể của các TCTD và tổ chức khác trên địa bàn.
- Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc trình Thống đốc chuẩn y hoặc chuẩn y theo uỷ quyền đối với thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát các TCTD và đình chỉ các chức năng nói trên.
- Tham mưu đề xuất kiến nghị đối với cấp có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của các TCTD, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
* Phòng Kế toán - Thanh toán
- Thực hiện mở tài khoản, giao dịch thanh toán qua tài khoản, cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác cho các TCTD và KBNN trên địa bàn; thực hiện thanh toán bù trừ giữa các TCTD và KBNN và thanh toán trong hệ thống NHNN.
- Thực hiện kế hoạch thu, chi tài chớnh; hạch toỏn, kế toỏn, theo dừi và phản ánh tình hình hoạt động các loại vốn, quỹ và tài sản bảo quản của Chi nhánh.
- Hướng dẫn nghiệp vụ tin học cho các phòng thuộc chi nhánh; làm đầu mối giữa Cục Công nghệ tin học và TCTD; Quản lý các thiết bịi in học, bảo trì, bảo dưỡng và xây dựng kế hoạch trang bị vật tư, tin học cho Chi nhánh.
* Phòng tiền tệ - kho quỹ
- Thực hiện cung ứng tiền mặt cho các TCTD, KBNN trên địa bàn; Tổ
chức kiểm tra việc chấp hành chế độ an toàn kho quỹ và việc chấp hành quy định về quản lý tiền mặt.
- Tổ chức giám định tiền giả, tiền nghi giả; phối hợp với công an địa phương, bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan trong việc đấu tranh phòng, chống tiền giả;
- Thực hiện nghiệp vụ xuất, nhập quỹ dự trữ phát hành, thu chi quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh
2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống đốc NHNN, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng trung ương theo uỷ quyền của Thống đốc. Chi nhánh là đơn vị hạch toán kế toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các TCTD trên địa bàn thông qua các chức năng, nhiệm vụ do Thống đốc NHNN uỷ quyền như:
- Tổ chức phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của NHNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân (gọi tắt là TCTD) và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
- Tổng hợp, thống kê, nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc và chịu trách nhiệm triển khai chỉ đạo của Thống đốc trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
- Thực hiện nhiệm vụ cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của các TCTD và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa
bàn theo uỷ quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.
- Giám sát, chỉ đạo việc chia, tách, hợp nhất, sát nhập, kiểm soát đặc biệt, giải thể đối với các TCTD trên địa bàn theo uỷ quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với hoạt động của các TCTD, hoạt động ngân hàng của các tổ chức, các nhân khác trên địa bàn theo uỷ quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật;
- Thực hiện công tác phòng chống, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của Thống đốc và quy định của pháp luật;
- Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ của NHNN cho các TCTD và Kho bạc nhà nước trên địa bàn;
- Thực hiện các nghiệp vụ quản lý nhà nước về ngoại hối trên địa bàn theo quy định của NHNN và các quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý nhà nước về tiền tệ, kho quỹ; bảo đảm an toàn về tài sản, tiền và các giấy tờ có giá bảo quản tại chi nhánh; quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của NHNN và quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, công khai tài sản, tài chính theo quy định của Thống đốc và quy định của pháp luật; báo cáo, trả lời chất vấn theo theo yêu cầu của cấp uỷ, chính quyền địa phương; trả lời kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo quy định của Thống đốc và quy định của pháp luật.
2.1.2 Tình hình hoạt động các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2.1.2.1 Về mạng lưới
Nghệ An một trong những tỉnh lớn nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, gồm 17 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố, với diện tích tự nhiên 16.487 km2, dân số gần 3 triệu người, có địa hình phong phú, đa dạng, có biển, đồng bằng và miền núi. Nghệ An được đánh giá là địa phương có tiềm năng phát triển
công nghiệp chế biến, kinh tế rừng và biển. Cùng với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế, những năm qua, kinh tế xã hội Nghệ An tiếp tục phát triển, thu hút đầu tư có chuyển biến tích. Thành phố Vinh đã được mở rộng và nâng cấp lên Đô thị loại 1 và được quy hoạch là đô thị trung tâm cấp vùng.
Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội nên những năm gần đây quy mô và phạm vi hoạt động của các TCTD trên địa bàn tăng lên nhanh chóng.
Tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng số đơn vị giao dịch của các TCTD trên địa bàn là 336 đơn vị, tăng 56 đơn vị so với tháng 31/12/2010.
Ngoài hệ thống ngân hàng thương mại, trên địa bàn còn có Chi nhánh ngân hàng phát triển Nghệ An, Bảo hiểm tiền gửi chi nhánh Bắc Trung Bộ, các Quỹ đầu tư có hoạt động nghiệp vụ gần như một ngân hàng như: Quỹ hội nông dân, Quỹ tình thương của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các Quỹ đầu tư tài chính vi mô nhỏ... đều tham gia hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.
Tất cả các hệ thống trên đã tạo ra hoạt động ngân hàng trên địa bàn hết sức sôi động. Với mạng lưới ngành ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển, Nghệ An đang dẫn đầu và hình thành một trung tâm tài chính ngân hàng khu vực Bắc Trung Bộ. Việc không ngừng phát triển về quy mô, mở rộng mạng lưới hoạt động đã ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng nhưng cũng đặt ra vấn đề về quản lý đối với NHNN chi nhánh Nghệ An.
2.1.2.2 Kết quả hoạt động của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An Hoạt động dịch vụ ngân hàng của các TCTD trên địa bàn mang lại hiệu quả cho khách hàng và nền kinh tế là rất lớn, đáp ứng các nhu cầu vốn, về thanh toán, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và nền kinh tế. Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ trên địa bàn tỉnh, ngoài NHTM còn có Ngân hàng Phát triển, Quỹ tín dụng nhân dân, các Quỹ tài chính vi mô nhỏ nhưng chiếm thị phần rất nhỏ so với NHTM. Nguồn vốn huy động, tổng dư nợ cũng như nợ xấu của khối NHTM đều chiếm ưu thế so với toàn ngành, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình hoạt động của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Đơn vị: tỷ VNĐ Năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011