3. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn (%)
3.2. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra giám sát của NHNN đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An
3.2.1Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Thanh tra, kiểm tra là một trong ba nội dung của quản lí nhà nước, hoạt động thanh tra là việc xem xét xử lý của cơ quan Nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự thủ tục được quy định trong luật thanh tra và các quy định khác của pháp luật. Do đó việc xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện là một yếu tố quan trọng trong công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác thanh tra nói riêng. Mặt khác xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện cũng là đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của dân chúng và xã hội.
Ngành ngân hàng là một ngành kinh tế tổng hợp phục vụ đa dạng các thành phần kinh tế, các lĩnh vực của đời sống xã hội, để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các quy định cụ thể về công tác thanh tra ngân hàng cần thực hiện các giải pháp sau:
- Có kế hoạch và khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn để áp dụng ngay các Luật, Nghị định, khi các văn bản Luật có hiệu lực; nhằm tránh tình trạng Luật đã được ban hành nhưng thiếu Nghị định, Thông tư hướng dẫn hoặc có quy định nhưng lại thiếu chế tài xử lý.
- Thường xuyên rà soát và tiến hành kiến nghị sửa đổi, bổ sung thay thế hoặc bãi bỏ những quy định bất hợp lý hoặc không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.
Bên cạnh việc chấn chỉnh đối với các đối tượng thanh tra, Thanh tra NHNN còn kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý của nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Nội dung này của hoạt động thanh tra sẽ giúp cho hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng được hoàn thiện, áp dụng phù hợp trong thực tế.
Cần nghiên cứu kiến nghị sửa đổi bổ sung thay thế Luật thanh tra theo
hướng song song với việc quy định rừ quyền và nghĩa vụ của cỏc đối tượng thanh tra, Luật thanh tra cũng nên quy định các chế tài xử lý thay vì một số văn bản hướng dẫn không cần thiết thay vì quy định chung chung như hiện nay rồi phải có cơ quan hướng dẫn mới thực hiện được.
Kiến nghị gấp rút ban hành văn bản thế Nghị định 91 về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngân hàng ban hành từ năm 1999 nay đã lạc hậu nhiều quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần không theo kịp với quá trình đổi mới của ngành ngân hàng; việc ban hành văn bản thay thế Nghị định số 91 nên theo hướng, nâng lên thành luật thanh tra giám sát ngân hàng như khung pháp lý riêng của một số nước trong khu vực đang áp dụng; mới đây (tháng 5/ 2009) Thủ tướng chính phủ đã banh hành quyết định số 83 về thành lập cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng nhưng hiệu lực pháp lý chưa đủ, đồng thời hành loạt văn bản hướng dẫn chưa kịp ban hành, do đó cần kiến nghị gấp rút banh hành để có cơ sở thực hiện.
Đối với hệ thống văn bản GSTX của Thanh tra NHNN đối với các NHTM đang vận hành từ năm 1999 theo quyết định số 398 của Thống đốc NHNN, nay cũng có nhiều vấn đề không còn phù hợp cần phải được xem xét sửa đổi.
Xây dựng quy trình thanh tra tại chỗ ngành ngân hàng: một trong các giải pháp Thanh tra ngân hàng cần sớm triển khai thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các Đoàn thanh tra, qua đó nâng cao hiệu qủa công tác thanh tra tại chỗ đó là phải ban hành được quy trình thanh tra tại chỗ chuyên ngành ngân hàng để làm căn cứ cho các Đoàn thanh tra thực hiện.
Khi xây dựng quy trình thanh tra tại chỗ, cần phải quán triệt được các nội dung:
- Quy trình thanh tra của Thanh tra ngân hàng phải đảm bảo tuân thủ theo những quy định của Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp tại Nghị định số 61/1998/NĐ-CP và các quy định của Thanh tra nhà nước về quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra ban hành theo quyết định 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006.
- Quy trình thanh tra của Thanh tra ngân hàng phải dựa trên cơ sở đúc rút
từ kinh nghiệm thực tế về công tác thanh tra tại chỗ trong thời gian qua. Đồng thời có sự tham khảo, học tập kinh nghiệm về quy trình thanh tra của Thanh tra ngân hàng các nước tiên tiến trên thế giới và phù hợp với thực tiễn hoạt động của các TCTD Việt Nam.
3.2.2 Hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra đủ về chất lượng, trình độ và số lượng
Trong mọi lĩnh vực, công tác tổ chức và cán bộ luôn là yếu tố then chốt và giữ vai trò quyết định của sự thành công hay thất bại. Trong thời gian qua, công tác tổ chức cán bộ của TTGS Chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực về bố trí hệ thống tổ chức bộ máy cũng như trong công tác đào tạo, nhưng so với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới thì còn phải nghiên cứu và đổi mới rất nhiều. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác TTGS, việc phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đây chính là nhân tố quyết định tạo ra chuyển biến có tính đột phá trong ngắn hạn và bảo đảm sự phát triển bền vững trong dài hạn của hệ thống TTGS ngân hàng.
Việc đổi mới phải nhất quán theo phương châm vừa tăng về số lượng vừa tăng về chất lượng. Cần có sự đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp cả về kiến thức và kỹ năng cho cán bộ làm công tác thanh tra, đặc biệt là những bài học về đạo đức nghề nghiệp. Trong công tác quản lý cán bộ, phải đổi mới từ khâu tuyển dụng, cơ chế sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, đánh giá, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ thanh tra. Để đạt được điều đó, cần phải tháo gỡ những vướng mắc trước mắt và có chính sách lâu dài:
Theo định hướng của NHNN Việt Nam, đến năm 2015 số lượng cán bộ làm công tác thanh tra phải đạt 50% biên chế của NHNN chi nhánh, hiện nay Chi nhánh Nghệ An số lượng cán bộ mới đạt 29,2% (19/65) biên chế của Chi nhánh; vấn đề đặt ra trước mắt đó là phải bổ sung kịp thời số lượng cán bộ thanh tra để đảm bảo yêu cầu hoạt động của bộ máy Thanh tra chi nhánh. Bên cạnh việc kiến nghị NHNN TW bổ sung biên chế, NHNN chi nhánh cũng cần
sắp xếp cán bộ hợp lý để bổ sung nhân sự cho Thanh tra chi nhánh, tiết giảm cán bộ không cần thiết ở bộ phận khác để tập trung cho Thanh tra chi nhánh.
NHNN Chi nhánh Nghệ An cũng cần thường xuyên tổ chức và cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng đào tạo ngắn ngày hoặc dài ngày về nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo bình quân hàng năm mỗi cán bộ thanh tra ngân hàng được đào tạo tập trung ít nhất một tháng trong năm để các cán bộ thanh tra nắm bắt nhanh chóng kịp thời yêu cầu đề ra. Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TTGS ngân hàng về nghiệp vụ tài chính ngân hàng hiện đại, quản trị rủi ro và phương pháp nghiệp vụ thanh tra, giám sát tiên tiến. Như vậy, lực lượng này mới có đủ khả năng thích ứng và tiếp cận với yêu cầu của giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh các lớp học về chuyên môn do Thanh tra NHNN TW tổ chức, cán bộ Thanh tra Chi nhánh cần tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tổ chức các buổi họp, hội thảo để đúc rút kinh nghiệm sau các đợt thanh tra, giúp các cán bộ trẻ nhanh chóng tích luỹ kinh nghiệm trong công tác chuyên môn cũng như kinh nghiệm ứng xử, khả năng tiếp cận với đối tượng thanh tra.
Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng về trình độ tin học (cả phần mềm và phần cứng) để hoạt động thanh tra chủ động và đạt kết quả cao hơn, nâng cao khả năng nắm bắt và tiếp cận với phương pháp, kỹ năng phân tích giám sát mới cho những cán bộ làm công tác GSTX một cách bài bản và chuyên sâu. Nâng cao nghiệp vụ thanh tra tại chỗ, đào tạo về quy trình thanh tra tại chỗ cho cán bộ, thanh tra viên thanh tra tại chỗ. Bồi dưỡng các cán bộ đã có kinh nghiệm, bề dầy trên 3 năm về công tác thanh tra các kiến thức cần thiết như quản lý nhà nước, pháp luật để đủ tiêu chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thanh tra viên. Trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật làm việc như máy tính xách tay, máy tính để bàn có cấu hình cao tương thích được với chương trình giám sát từ xa đã được cải tiến.
Một yêu cầu quan trọng khác trong đào tạo cán bộ là việc phải đào tạo đội ngũ kế cận thông qua việc bố trí công việc để đảm bảo những cán bộ giỏi, dày dạn kinh nghiệm có thể hỗ trợ và hướng dẫn cho các cán bộ trẻ hoặc còn ít kinh nghiệm trong công việc nhằm duy trì được chất lượng của hoạt động
TTGS một cách ổn định và liên tục. Tuỳ vào mức độ rủi ro và mức độ phức tạp của nội dung thanh tra mà lựa chọn các cán bộ phù hợp với nội dung yêu cầu (như về thanh tra nợ, hoạt động ngân quỹ, vốn,…). Với những lĩnh vực phức tạp, cần đòi hỏi có mức chuyên môn cao thì cần chọn những cán bộ có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm. Ngược lại, lĩnh vực đơn giản, không có vướng mắc gì có thể lựa chọn những cán bộ ít kinh nghiệm hơn. Và như vậy, các cán bộ ít có kinh nghiệm sẽ có cơ hội nâng cao trình độ và kinh nghiệm của mình khi được lựa chọn và tham gia trong các kỳ thanh tra tại chỗ. Hơn nữa, việc đào tạo phải gắn liền với tự đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cán bộ vừa học, vừa làm, vận dụng các kiến thức đã được học vào thực tiễn và phát hiện những bất hợp lý, những vấn đề bất cập nảy sinh, có kiến nghị xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ thanh tra như phụ cấp thâm niên, phụ cấp công tác, chế độ khen thưởng xứng đáng và các điều kiện khác để động viên khích lệ họ tiến thân trong sự nghiệp thanh tra. Việc hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra đủ về chất lượng, trình độ và số lượng chính là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác thanh tra ngân hàng.
3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa
Một hệ thống thanh tra ngân hàng có hiệu quả phải có sự kết hợp chặt chẽ hai hình thức thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Hệ thống chỉ tiêu giám sát từ xa thông thường được thiết lập trên cơ sở các nhóm yếu tố chủ chốt về tài chính và tính tuân thủ trong hoạt động của các TCTD. Qua hệ thống chỉ tiêu này có thể xác định các vấn đề và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD khi chưa tiến hành thanh tra tại chỗ được, và bằng cách này có thể đưa ra các phát hiện sớm và kế hoạch sửa chữa ngay trước khi các vấn đề trở nên nghiêm trọng. Mục tiêu quan trọng nhất của phương thức giám sát từ xa là sử dụng nó như một phương tiện cảnh báo trước, từ đó góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực thanh tra, dành ưu tiên tiến hành thanh tra tại chỗ tại các tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn hoặc các TCTD mà các chỉ số rủi ro qua giám sát đang gia tăng đáng kể. Những báo cáo và phân tích của giám sát từ
xa sẽ giúp ích cho thanh tra tại chỗ tập trung vào các lĩnh vực đang có vấn đề cần được quan tâm xem xét, tránh bị dàn trải, góp phần cảnh báo sớm những rủi ro có thể xảy ra đối với từng TCTD và từ đó ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng.
Để hoạt động thanh tra có hiệu quả thì việc kết hợp chặt chẽ giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ là việc làm cần thiết, đặc biệt là khi chuyển dần từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro. Như vậy, sự phối hợp hoạt động giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ bước đầu là dấu hiệu phát triển trong hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước theo các nguyên tắc giám sát của quốc tế (nguyên tắc 20 của Basel).
Để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát từ xa thì Thanh tra Ngân hàng cần chủ động phối hợp với Cục Công nghệ tin học ngân hàng nâng cấp và xây dựng đổi mới phần mềm giám sát từ xa thành hệ thống chỉ tiêu phân tích chuẩn mực, áp dụng thống nhất cho mọi loại hình TCTD theo sự phát triển mới, đa dạng hơn của các TCTD hiện nay. Các chỉ tiêu giám sát phải được xây dựng trên cơ sở các tỷ lệ an toàn đối với hoạt động của các TCTD, được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Có như vậy các chỉ số giám sát mới phản ánh chính xác kết quả hoạt động của các TCTD.
Hiện nay, Cơ quan TTGS đã từng bước xây dựng kho thông tin dữ liệu, cập nhật tình hình từ hoạt động thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa, báo cáo kiểm toán độc lập, thông tin từ báo cáo hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ TCTD nhằm đảm bảo đủ thông tin phục vụ công tác TTGS. Thống đốc NHNN cũng đã phê duyệt dự án “Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ cho hoạt động giám sát từ xa”, đó là điều kiện tiên quyết cho nâng cao chất lượng giám sát từ xa.
Điều đó cho thấy rằng, công tác giám sát từ xa hiện đang rất được NHNN quan tâm và chú trọng. Do vậy, NHNN Chi nhánh cần lên kế hoạch đào tạo chuyên môn về công tác GSTX cho cán bộ chuyên trách về GSTX, kết hợp giữa tự đào tạo, trao đổi, nghiên cứu tại chỗ và gửi cán bộ đi đào tạo theo các chương trình của NHNN TW, đáp ứng yêu cầu tiên tiến của phương thức GSTX hiện nay.
3.2.4 Hoàn thiện quy trình tiến hành một cuộc thanh tra trong công tác thanh tra tại chỗ
Thứ nhất, hoàn thiện việc xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch, đề cương thanh tra trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra
Trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra, công tác khảo sát, nắm tình hình trước khi xây dựng kế hoạch tiến hành một cuộc thanh tra cụ thể là một khâu có vai trò rất quan trọng. Thực hiện tốt nhiệm vụ trong khâu này là yêu cầu rất quan trọng trong đảm bảo triển khai thực hiện cuộc thanh tra có trọng tâm, tránh dàn trải về nội dung và không bị kéo dài về thời gian mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ yêu cầu đặt ra đối với cuộc thanh tra.
Trưởng đoàn phải bao quát đề cương, tìm ra những vấn đề trọng tâm để tập trung làm rừ trong quỏ trỡnh thanh tra. Từng đoàn viờn phải nghiờn cứu đề cương, đặc biệt nghiên cứu sâu phần công việc được phân công để lập kế hoạch chi tiết cho việc tiếp cận và thực hiện thanh tra. Trong giai đoạn này ngoài việc nghiên cứu các văn bản chế độ có liên quan cần thu thập thêm các thông tin, số liệu từ giám sát từ xa, từ trung tâm thông tin tín dụng, từ các cơ quan pháp luật, thông tin qua báo chí, thông tin từ đối tượng thanh tra, thông tin tích luỹ được qua theo dừi của cỏn bộ thanh tra và từ cỏc cuộc thanh tra trước.
Thứ hai, hoàn thiện khâu nhận định, đánh giá tồn tại, sai phạm phát hiện trong giai đoạn tiến hành thanh tra trực tiếp
Trong giai đoạn tiến hành thanh tra trực tiếp, việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn thanh tra cần được đảm bảo đúng theo các quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành; tuân thủ đề cương, kế hoạch của Đoàn thanh tra đã được phê duyệt.
Việc thu thập, xác minh chứng cứ, đối chiếu với các quy định của pháp luật cần được thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình khi tiến hành thanh tra trực tiếp. Bên cạnh đó, chế độ thông tin, báo cáo trong nội bộ Đoàn thanh tra và giữa Đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát Đoàn thanh tra cần được tuân thủ nghiêm ngặt đảm bảo cho hoạt động thanh tra đúng pháp luật.
Giai đoạn kết thúc thanh tra, việc xây dựng Báo cáo kết quả thanh tra là