Thực trạng hoạt động thanh tra giám sát của NHNN đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Tăng cường TTGS nghệ an (Trang 60 - 72)

1. Nguồn vốn huy động

2.2 Thực trạng hoạt động thanh tra giám sát của NHNN đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.2.1 Thực trạng về tổ chức và cơ chế hoạt động của Thanh tra giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh Nghệ An

2.2.1.1 Cơ cấu, tổ chức TTGS NHNN Chi nhánh tỉnh Nghệ An

Ngày 01/8/2009, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (cơ quan TTGSNH) chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất 04 đơn vị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, gồm: Thanh tra ngân hàng, Vụ các ngân hàng, Vụ các tổ chức tín dụng hợp tác, Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền. Tiếp đó, từ 01/01/2010, TTGS NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố đi vào hoạt động theo quy định tại Quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14/12/2009 của Thống đốc NHNN. Theo đó, TTGSNH NHNN chi nhánh Nghệ An được tổ chức và hoạt động nằm trong cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh, là một bộ phận độc lập với các phòng khác, thực hiện nhiêm vụ TTGS các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Việc thành lập TTGSNH là bước đầu thực hiện Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Đề án cải cách tổ chức và hoạt động Thanh tra Ngân hàng để từng bước tiến gần hơn tới thông lệ quốc tế về TTGSNH.

Trước năm 2005, lực lượng Thanh tra chi nhánh rất hạn chế, chỉ có dưới 10 cán bộ, hoạt động hết sức khó khăn. Từ năm 2005, khi số lượng các TCTD trên địa bàn bắt đầu tăng nhanh, một loạt QTDND được thành lập trên địa bàn

các huyện thị vùng sâu vùng xa, công tác thanh tra trở nên khó khăn, số lượng cán bộ thanh tra của NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An bắt đầu được chú trọng.

Năm 2005, lực lượng cán bộ trẻ được đào tạo bài bản đã được tuyển dụng mới bổ sung cho đội ngũ Thanh tra chi nhánh. Tuy nhiên với số lượng NHTM Cổ phần thành lập ngày càng nhiều trên địa bàn thì số lượng cán bộ thanh tra của chi nhánh hiện tại vẫn còn thiếu nhiều so với yêu cầu.

Hiện tại, tổng số cán bộ thanh tra của Chi nhánh là 19 người. Với số lượng 105 đầu mối TCTD, bình quân 1 cán bộ của thanh tra chi nhánh Nghệ An phải phụ trách từ 5 đến 7 TCTD, trong khi đó bình quân trong ngành mỗi cán bộ thanh tra chỉ phụ trách từ 2 đến 3 TCTD. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ thanh tra trẻ dưới 30 tuổi chiếm gần 40% số lượng cán bộ của Thanh tra chi nhánh, cán bộ trẻ có ưu điểm là được đào tạo bài bản, nhanh nhẹn nhưng có điểm yếu là thiếu kinh nghiệm công tác.

Chi nhánh có 03 cán bộ là Thanh tra viên chính còn lại là Thanh tra viên, Chuyên viên và một số cán bộ khác cũng phải tham gia công tác thanh tra. Số lượng và chất lượng đội ngũ thanh tra đang ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác thanh tra giám sát trên địa bàn.

Hiện nay, Chi nhánh có 06 cán bộ có trình độ chuyên môn thạc sỹ, 03 cán bộ đang theo học chương trình thạc sỹ, 08 cán bộ có trình độ đại học. Có thể nói về chất lượng trình độ chuyên môn ở chi nhánh cao hơn so với mặt bằng chung của TTNH .Tình hình cán bộ thanh tra của Chi nhánh được thống kê qua bảng sau:

Bảng 2.2: Diễn biến về cán bộ Thanh tra NHNN chi nhánh Nghệ An Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

- Tổng số cán bộ thanh tra:

+ Nam:

+ Nữ:

16 12 4

18 13 5

18 13 5

20 14 6 - Lãnh đạo:

+ Chánh thanh tra:

+ Phó chánh thanh tra:

4 1 3

5 1 4

5 1 4

5 1 4 - Bổ nhiệm

+ Thanh tra viên:

+ Thanh tra viên chính:

11 10 1

11 9 2

11 8 3

15 13 2 - Độ tuổi:

+ Dưới 30 tuổi:

+ Từ 30 đến 40 tuổi:

+ Trên 40 tuổi:

8 4 4

7 6 5

7 5 6

4 9 6 - Trình độ chính trị:

+ Đảng viên:

+ Trung cấp chính trị:

9 16

9 15

10 14

13 14 - Trình độ chuyên môn:

+ Thạc sỹ + Đại học:

+ Cao đẳng:

1 15

0

1 16

1

2 15

1

5 13

1 - Trình độ ngoại ngữ:

+ B-C: tiếng Anh:

+ Đại học Anh văn:

- Trình độ vi tính (B-C):

14 2 16

14 2 16

14 2 16

17 2 19

(Nguồn số liệu: Báo cáo của Phòng Hành chính nhân sự NHNN tỉnh Nghệ An)

Với biên chế cán bộ được giao, Thanh tra chi nhánh đã tổ chức phân

công nhiệm vụ cho các thành viên như sau:

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức TTGS NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An

(Nguồn: Mô tả theo quy định phân công nhiệm vụ của Thanh tra giám sát chi nhánh được Giám đốc NHNN chi nhánh phê duyệt)

Trong đó, nhiệm vụ cụ thể được phân công như sau:

- Chánh Thanh tra chi nhánh: Chánh thanh tra chi nhánh do Giám đốc chi nhánh NHNN Tỉnh, Thành phố đề nghị, Chánh thanh tra NHNN trình Thống đốc NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phụ trách chung, chỉ đạo trực tiếp công tác xét giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An về hoạt động thanh tra giám sát của Chi nhánh.

- Phó Chánh thanh tra phụ trách các khối: Các Phó chánh thanh tra chi nhánh do Giám đốc chi nhánh NHNN Tỉnh, Thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tham mưu giúp việc cho Chánh thanh tra, trực tiếp chỉ đạo điều hành các khối nghiệp vụ, giải quyết các công việc trong phạm vi được phân công.

- Khối tổng hợp: phụ trách công tác tổng hợp và quản lý các Quỹ tín Chánh Thanh tra

Phó Chánh Thanh tra

02 Phó Chánh Thanh tra

Phó Chánh Thanh tra

3 Cán bộ Thanh tra

4 Cán bộ Thanh tra 7 Cán bộ

Thanh tra

Khối CN NHTM NN Khối Tổng hợp Khối CN NHTM CP

dụng nhân dân cơ sở.

- Khối Chi nhánh NHTM Nhà nước: phụ trách các chi nhánh NHTM nhà nước và bao gồm 01 cán bộ kiêm nhiệm vụ giúp Chánh thanh tra công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, chống tham nhũng, chống tội phạm trong ngành ngân hàng.

2.2.1.2 Thực trạng cơ chế hoạt động của Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh Nghệ An

a. Hệ thống khung văn bản pháp lý

Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động thanh tra, hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo; pháp luật về hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và kinh doanh tiền tệ ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, cụ thể như:

Luật thanh tra số: 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010, Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/ 11/ 2011, Luật tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/ 11/

2011, Luật ngân hàng nhà nước số 46/2010/QH12, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được ban hành và được sửa đổi bổ sung nhiều lần theo sự phát triển của kinh tế xã hội của đất nước.

Các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn hướng dẫn các luật chuyên ngành được ban hành như: nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, nghị định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng, Nghị định về Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra, Nghị định quy định về thanh tra, kiểm tra đối với Doanh nghiệp, Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hàng chính....

Công tác ban hành và hướng dẫn văn bản này chủ yếu tập trung ở Thanh tra NHNN TW, là cơ quan chủ đạo tham mưu, tham gia xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành cho hoạt động của Ngân hàng nhà nước qua các thời kỳ.

Đối với công tác thanh tra chi nhánh đã tham gia góp ý một số văn bản trình Chính phủ hoặc Thống đốc NHNN ban hành thay đổi theo thời gian phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cụ thể như:

Nghị định số 91/1999/NĐ - CP ngày 04 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng, hiện đang tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi thay thế;

Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, thay thế Nghị định 20 nói trên, nhưng hiện đang được tiếp tục xây dựng sửa đổi thay thế;

Tham gia chủ đạo vào nội dung Nghị định số 96/2008/NĐ - CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam;

Quyết định số 83/2009/QĐ -TTg ngày 27 tháng 05 năm 2009 của Thủ Tướng chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam;

Quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14/12/2009 của Thống đốc NHNN quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Quyết định số 398/QĐ-NHNN3 ngày 09/11/1999 của Thống đốc NHNN quy định về quy chế giám sát của NHNN đối với Các tổ chức tín dụng;

Quy chế số 1525/CV-TTr1 ngày 22/12/1999 hướng dẫn thực hiện quy chế gián sát đối với các Tổ chức tín dụng.

b. Thực trạng cơ chế hoạt động của TTGS NHNN Chi nhánh tỉnh

Theo Quyết định số 83/2009/ QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam thì nhiệm vụ của Thanh tra giám sát ngân hàng đã mở rộng hơn nhiều về chức năng, quyền hạn của Thanh tra NHNN so với trước đây.

Chức năng nhiệm vụ của cơ quan TTGSNH là thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN và nhiều chức năng nhiệm vụ khác. Trong các chức năng mới quy định cho Cơ

quan giám sát ngân hàng, có cả chức năng cấp giấy phép thành lập cho các TCTD. Với chức năng nhiệm vụ được giao ngày một nhiều hơn, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng được thành lập trụ sở hoạt động riêng, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra NHNN được tổ chức ngày một chuyên nghiệp và chuyên biệt hơn, hoạt động thanh tra và giám sát ngân hàng ngày càng hướng theo quy chuẩn và thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, những thay đổi này mới chỉ diễn ra ở Thanh tra NHNN Trung ương, còn đối với Thanh tra NHNN Chi nhánh vẫn chưa có sự thay đổi. Hiện tại Thanh tra ngân hàng nhà nước tại chi nhánh tỉnh, thành phố được tổ chức thực hiện công tác theo quy định tại Quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14/12/2009 của Thống đốc NHNN, theo đó cơ cấu tổ chức của Thanh tra vẫn chỉ là một bộ phận như một phòng chức năng trực thuộc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, hoạt động còn phụ thuộc vào sự điều hành chỉ đạo của lãnh đạo NHNN chi nhánh. Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh vừa chịu sự quản lý của Giám đốc NHNN chi nhánh, vừa chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ và các chương trình thanh tra của Thanh tra NHNN TW. Do đó cơ chế chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra giỏm sỏt chưa thật rừ ràng, bởi vỡ:

Hiện tại, Thanh tra NHNN TW không trực tiếp quản lý tổ chức, nhân sự của Thanh tra NHNN Chi nhánh. Thanh tra NHNN TW chưa được quyền phối hợp tham gia khi tuyển chọn cán bộ thanh tra ở chi nhánh. Vì vậy, khó có thể có được quan điểm thống nhất về chuẩn hoá đội ngũ cán bộ thanh tra theo yêu cầu. Đối với việc điều động, bổ nhiệm cán bộ Thanh tra Chi nhánh mà cụ thể là các Phó Chánh Thanh tra Chi nhánh là do Giám đốc NHNN Chi nhánh quyết định.

Như vậy, chưa thể nói Chánh thanh tra NHNN TW phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động thanh tra trong cả nước. Còn nếu nói Giám đốc NHNN Chi nhánh chịu trách nhiệm về hoạt động Thanh tra Chi nhánh thì cũng không đúng vì Thanh tra Chi nhánh một mặt phải hoạt động theo chương trình đã được giám đốc phê duyệt, mặt khác vừa phải hoạt động theo chương trình thanh tra của Thanh tra NHNN TW. Bên cạnh đó, với lực lượng

cán bộ Thanh tra Chi nhánh còn ít, nhiều cuộc thanh tra toàn hệ thống đối với một TCTD nào đó thì Thanh tra Chi nhánh không thể nắm bắt kịp thời, nhanh nhạy các vấn đề phát sinh của cả hệ thống TCTD đó được, mà chỉ nắm bắt được thông tin của các TCTD, chi nhánh TCTD đóng trên địa bàn.

2.2 .2 Thực trạng hoạt động TTGS của NHNN đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Hoạt động của TTGS NHNN chi nhánh tỉnh đối với các NHTM từ trước đến nay vẫn duy trì hai hình thức là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.

2.2.2.1 Về công tác giám sát từ xa

* Về văn bản hướng dẫn: Phương thức GSTX được áp dụng với cả Thanh tra NHNN ở Trung ương và Thanh tra NHNN ở các Chi nhánh tỉnh, thành phố theo Quyết định 389/1999/QĐ-NHNN3 ngày 9/11/1999 của Thống đốc NHNN quy định quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam, được hướng dẫn cụ thể bởi công văn 1525/CV-TTRA1 ngày 22/12/1999 của Thanh tra NHNN TW về quy chế GSTX đối với các TCTD.

Tuy nhiên, quy định này quá lạc hậu so với sự đổi mới của hoạt động ngân hàng hiện nay nhưng chưa được ban hành mới để thay thế.

* Về phân công trách nhiệm GSTX: Theo Quyết định 398/1999/QĐ- NHNN quy định:

Thanh tra NHNN TW thực hiện giám sát toàn hệ thống đối với tổ chức tín dụng nhà nước; chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; tổ chức tín dụng liên doanh; tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100 % vốn nước ngoài; quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố giám sát đối với: TCTD Cổ phần đóng trên địa bàn; các Chi nhánh của TCTD; chi nhánh của TCTD phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài; QTDND Khu vực; QTDND Cơ sở.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, TTGS NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An tổ chức thực hiện GSTX đối với Hội sở chính NHTMCP Bắc Á, các chi nhánh NHTM và hệ thống QTDND trên địa bàn.

* Về quy trình GSTX: TTGS Chi nhánh giao cho tất cả cán bộ thanh tra thuộc các khối phụ trách GSTX theo chế độ kiêm nhiệm, các cán bộ bên cạnh

nhiệm vụ thực hiện các cuộc thanh tra tại chỗ đồng thời phải thực hiện nhiệm vụ GSTX đối với các TCTD chuyên quản. Hàng tháng cán bộ chuyên quản các TCTD nào sẽ phải đôn đốc các TCTD đó truyền file cân đối cho Thanh tra NHNN trung ương qua đường truyền điện tử theo đúng thời gian quy định đồng thời kiểm tra các dữ liệu trong file cân đối có sai sót gì về mặt nghiệp vụ và tiến hành GSTX (theo nội dung công văn 1525/CV-TTr1 ngày 22/12/1999 của Thanh tra NHNN TW) để phân tích, đánh giá tình hình đối với các TCTD đó, thông báo nhắc nhở các TCTD khi có dấu hiệu bất thường và báo cáo cho Phó Chánh thanh tra phụ trách biết để có biện pháp xử lý kịp thời. Định kỳ hàng quý báo cáo kết quả GSTX của Chi nhánh đối với các TCTD trên địa bàn cho Thanh tra NHNN TW.

Thực tế trong thời gian qua, TTGS Chi nhánh hầu như không thực hiện GSTX hàng tháng mà chỉ làm báo cáo GSTX tổng hợp theo quý gửi Thanh tra Trung ương.

Các bản báo cáo GSTX đối với một TCTD của TTGS Chi nhánh Nghệ An thường lập theo mẫu (theo công văn 1525/CV-TTR1 của Thanh tra NHNN TW), do đó nội dung đánh giá không đầy đủ theo nội dung. Các tỷ lệ đánh giá khá đơn giản, hầu hết là các chỉ tiêu đánh giá tăng giảm so với đầu quý hoặc đầu năm, chưa có các chỉ tiêu phức tạp (như chất lượng tín dụng của các khoản cho vay theo từng ngành lĩnh vực, giám sát trạng thái ngoại tệ, đánh giá tính cân đối về vốn và sử dụng vốn liên quan đến rủi ro thanh khoản, các khoản vốn lớn ảnh hưởng đến khả năng chi trả…), hoặc không có các tiêu chí mang tính chất định tính (như chất lượng quản lý của NHTM, uy tín của NHTM, khả năng huy động vốn trên thị trường…).

* Về phương pháp thực hiện GSTX: Thanh tra chi nhánh căn cứ vào các báo cáo cân đối tài khoản kế toán, các chỉ tiêu báo cáo thống kê ngoài cân đối và các loại báo cáo khác do tổ chức tín dụng gửi đến theo chế độ báo cáo thống kê đối với các tổ chức tín dụng để phân tích đánh giá. Các báo cáo, cân đối hàng tháng được các TCTD gửi đến Thanh tra chi nhánh NHNN qua mạng thông tin nội bộ, sau đó Thanh tra chi nhánh xử lý số liệu qua Chương trình giám sát từ xa để thực hiện việc phân tích, đánh giá.

Một phần của tài liệu Tăng cường TTGS nghệ an (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w