Mục tiêu, định hướng phát triển ngành ngân hàng Nghệ An và công tác thanh tra giám sát đến năm 2015

Một phần của tài liệu Tăng cường TTGS nghệ an (Trang 96 - 100)

3. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn (%)

3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển ngành ngân hàng Nghệ An và công tác thanh tra giám sát đến năm 2015

3.1.1 Mục tiêu

* Mục tiêu tổng quát:

Giai đoạn 2012-2015 hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Nghệ An cần phải đạt tới những mục tiêu tổng quát sau: Phát triển hệ thống Ngân hàng và tổ chức tín dụng đầy đủ, đa dạng loại hình, hoạt động đa năng với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại; không ngừng tăng trưởng nguồn vốn đi đôi với tăng trưởng tín dụng an toàn - hiệu quả và bền vững đưa hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An phát triển mạnh, trở thành trung tâm của ngành ngân hàng khu vực Bắc Trung Bộ.

* Mục tiêu cụ thể:

- Phát triển mạng lưới ngân hàng và nguồn nhân lực:

Giai đoạn 2012-2015 hệ thống TCTD trên địa bàn tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu phát triển đầy đủ các loại hình TCTD. Mạng lưới các TCTD phát triển đồng đều khắp các vùng miền trên địa bàn. Mở thêm bình quân mỗi năm 22 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm để tạo thuận lợi trong cho vay, thanh toán phục vụ các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Đào tạo tăng thêm số lượng cán bộ có trình độ cao, thạc sỹ, tiến sỹ để dẫn dắt, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Ngành. Hàng năm tuyển mới các sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi các trường đại học, tăng cường mở các lớp đào tạo ngắn ngày, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ ngân hàng cho các cán bộ của ngành.

- Huy động vốn: Theo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 của tỉnh Nghệ An, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 14,5- 15%/năm thời kì 2012-2015 thì yêu cầu ngành Ngân hàng trên địa bàn xây dựng kế hoạch và phấn đấu thực hiện là: Tổng nguồn vốn đến năm 2015 phải thu hút được 150 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn huy động tại địa bàn là 100 nghìn tỷ đồng, chiếm 70% trong tổng nhu cầu, còn 30% sử dụng vốn điều chuyển nội bộ từ Hội sở các NHTM và vốn vay các TCTD, mức tăng huy

động vốn tại địa bàn bình quân giai đoạn 2012-2015 phải đạt là 13 nghìn tỷ đồng/năm.

- Dư nợ: Tổng dư nợ toàn địa bàn đến năm 2015 đạt khoảng 108 nghìn tỷ đồng, kế hoạch bình quân mỗi năm 25%. Vốn Ngân hàng đầu tư cho các ngành kinh tế thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là trong nông nghiệp nông thôn. Nguồn vốn trung, dài hạn đầu tư cho đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, ưu tiên vốn cho các dự án công trình trọng điểm, phát triển ngành nghề chủ yếu, mặt hàng xuất khẩu, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh... cho kinh tế địa phương.

- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng trên địa bàn: Giai đoạn 2012-2015 là trọng tâm để phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng trên địa bàn như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngoại hối - vàng, dịch vụ cho thuê tài chính, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ phái sinh tiền tệ...

- Tăng cường công tác thanh tra giám sát để đảm bảo an toàn và ổn định cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Phát triển số lượng, đổi mới cơ cấu tổ chức nhằm hoàn thiện bộ máy Thanh tra NHNN, tăng hiệu lực thanh tra giám sát đối với các TCTD. Số lượng các TCTD tại địa bàn Nghệ An trong thời gian qua khá nhiều và có sự phát triển khá tốt. Tuy nhiên, do số lượng nhiều lại hoạt động trong điều kiện cạnh tranh và vươn lên để hội nhập quốc tế nên gặp rất nhiều khó khăn, vì quy mô nhỏ, vốn thiếu, quản trị điều hành bất cập… Vì vậy, mục tiêu của thanh tra ngân hàng là đảm bảo hoạt động ngân hàng trên địa bàn tuân thủ theo quy định, chính sách của Nhà nước và của ngành, phù hợp với định hướng phát triển trên địa bàn. Xử lý nghiêm minh Phát triển kênh thông tin tín dụng, thường xuyên nhắc nhở hoặc cảnh báo sớm để giúp các TCTD tránh rủi ro, giảm thiểu nợ xấu. Kế hoạch đến năm 2015, nợ xấu phải được kiểm soát dưới mức 3%. Giải quyết, xử lý các vấn đề, vụ việc vi phạm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng góp phần định hướng cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn tăng trưởng bền vững, hiệu quả và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Nghệ An.

3.1.2 Định hướng

Để tăng cường công tác thanh, giám sát đối với các NHTM, trong thời gian tới cần chú trọng tới các định hướng cơ bản sau:

3.1.2.1 Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An phù hợp thực tế hoạt động tại địa bàn Nghệ An

Nghệ An hiện đang là địa bàn có số lượng NHTM, quỹ tín dụng, và một số tổ chức tài chính quy mô nhỏ khác trên địa bàn đang tăng lên nhanh chóng.

Các hoạt động huy động vốn, cho vay diễn ra khá sôi động. Đây là điều kiện cho sự phát triển kinh tế vững chắc và có tốc độ nhanh. Có thể thấy rằng, cùng với sự phát triển của Nghệ An, nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Sự tăng trưởng tín dụng của các TCTD phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước nói chung và của kinh tế Nghệ An nói riêng. Tuy nhiên sự tăng trưởng tín dụng cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn và làm hạn chế việc mở rộng tín dụng của các TCTD. Do đó để hạn chế rủi ro có thể xảy ra, TTGSNH tại NHNN Chi nhánh Nghệ An cần phải được đổi mới và nâng cao chất lượng cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn.

Về phương thức hoạt động, gắn chặt thanh tra tại chỗ với giám sát từ xa, trong đó giám sát phải là phương thức trọng yếu, bao gồm cả cảnh báo sớm và cảnh báo xa, đặc biệt đề cao vai trò cảnh báo sớm rủi ro hệ thống để có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn, đồng thời hỗ trợ thanh tra tại chỗ.

Phương thức giám sát từ xa hay thanh tra tại chỗ, đều nhằm mục đích giám sát các TCTD và phòng ngừa, ngăn chặn các rủi ro, xử lý các vi phạm trong hoạt động của các TCTD. Việc kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức thanh tra này sẽ làm tăng hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Vì vậy, cần tiếp tục tăng cường, đổi mới và hoàn thiện phương thức giám sát từ xa; nâng cao chất lượng cũng như hoàn thiện phương thức thanh tra tại chỗ, trong đó chú trọng việc cải tiến quy trình giám sát. Đồng thời, tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến để xây dựng và hoàn thiện

một quy trình thanh tra tại chỗ hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh tra tại chỗ phù hợp với đặc điểm hoạt động của các TCTD trên địa bàn.

3.1.2.2 Hoàn thiện các quy định về an toàn trong hoạt động các tổ chức tín dụng

NHNN cần hoàn thiện các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo để cơ chế giám sát an toàn hoạt động ngân hàng có đủ quyền lực cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống ngân hàng và việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động của các NHTM như: Chỉ đạo TCTD nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập; rà soát sửa đổi và ban hành một số quy định mới liên quan đến đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD theo hướng phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và tình hình thực tiễn Việt Nam; thực thi các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của các TCTD; củng cố, sắp xếp lại các TCTD phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động ngân hàng; tăng cường thanh tra, giám sát, đặc biệt là giám sát từ xa, phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động tiền tệ ngân hàng và xử lý kịp thời các sai phạm.

3.1.2.3 Xây dựng mô hình, tổ chức thanh tra, giám sát đảm bảo đầy đủ các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn

Thanh tra NHNN tham khảo mô hình thanh tra, giám sát ở các nước tiên tiến để vận dụng vào Việt Nam. Ưu tiên đổi mới mô hình, tổ chức hoạt động của Thanh tra Ngân hàng hiện nay theo hướng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ. Mô hình này sẽ bao gồm đầy đủ nhất về chức năng thẩm quyền và cơ chế hoạt động của Thanh tra Ngân hàng.

3.2. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra giám sát của NHNN

Một phần của tài liệu Tăng cường TTGS nghệ an (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w