Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa trong chương trình giáo dục của các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 29 - 33)

Chương 1: CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA

1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.3.4. Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa trong chương trình giáo dục của các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Ngoại khoá môn học là con đường giúp học sinh mở rộng, nâng cao kiến thức, phát triển và hoàn thiện về kiến thức khoa học, kĩ năng học tập của các môn học trong chương trình dạy học. Hiện nay, khối lượng tri thức nhân loại

ngày càng tăng lên nhanh chóng. Các dự báo khoa học cho thấy vào những thập niên đầu của thế kỷ 21, cứ khoảng 5 năm tri thức nhân loại lại tăng gấp đôi.

Nhà trường không thể cung cấp tất cả nguồn tri thức đó mà chỉ có thể trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản của các môn học. Ngay trong những bài học trên lớp, học sinh cũng chỉ có thể học đƣợc những kiến thúc cơ bản nhất, những khái niệm những quy tắc chung nhất. Còn rất nhiều kiến thức khác mà học sinh có nhu cầu tiếp thu, cần phải nắm, phải hiểu, phải vận dụng đƣợc vào trong thực tế cuộc sống của mình nhƣng lại chƣa đƣợc đƣa và cũng không thể đƣa hết vào trong chương trình dạy học chính khóa. Vì thế ngoại khoá môn học là một trong những cách thức, những con đường tốt nhất giúp học sinh bổ sung, mở rộng, tích luỹ thêm những kiến thức cần thiết cho mình, hiểu biết, vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày của bản thân. Mặt khác, mỗi học sinh là một chủ thể của quá trình học tập của mình, mang trong mình những tiềm năng to lớn về trí nhớ, lập luận, quan sát, giao tiếp. Hoạt động ngoại khoá bộ môn tạo cho học sinh khả năng phát huy, đa dạng hoá tất cả những tiềm năng đó, tạo điều kiện để học sinh tham gia, có dịp thể hiện những hiểu biết của mình, bổ sung, phát triển những tri thức cần thiết; Là điều kiện rèn luyện, củng cố và nâng cao các kỹ năng giao tiếp, tìm tòi, phát hiện và hệ thống hoá thêm những kiến thức khác để làm giàu vốn tri thức cho mình; Nâng cao hiểu biết các giá trị truyền thống dân tộc, khơi dậy tình yêu với khoa học, những ham muốn tìm tòi sáng tạo, giải thích những hiện tƣợng tự nhiên - xã hội có cơ sở khoa học.

Hoạt động ngoại khoá môn học giúp phát hiện năng khiếu của học sinh, là con đường giúp học sinh phát triển hứng thú, óc tò mò khoa học, tính ham hiểu biết, thỏa mãn các nhu cầu nhận thức... Trong hoạt động ngoại khoá môn học, học sinh có dịp trổ tài bộc lộ những hiểu biết của mình, đó là lúc để người giáo viên nhìn nhận để phát hiện ra những học sinh có năng khiếu, từ đó có kế hoạch bồi dƣỡng. Trong hoạt động ngoại khoá bộ môn, tính độc lập và sự sáng tạo của học sinh rất đƣợc tôn trọng. Các kỹ năng nghe nói của các em đƣợc hình thành và phát triển một cách tự giác, chủ động, tạo cơ sở thuận lợi cho

việc giáo viên thực hiện việc đổi mới các phương pháp dạy học trong nhà trường trung học phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học đặc biệt là rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

Hoạt động ngoại khoá môn học hướng hứng thú của người học vào các hoạt động bổ ích, làm giảm thiểu tình trạng yếu kém về đạo đức của học sinh;

tăng cường các cơ hội giao lưu, tạo môi trường, phong trào học tập cho học sinh, giúp học sinh được trải nghiệm học tập trong môi trường thực tiễn, phát triển kĩ năng sống nhƣ kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động tập thể...

Hoạt động ngoại khoá môn học tạo sự gắn bó đoàn kết trong tập thể: Để thực hiện tốt hoạt động ngoại khoá môn học đòi hỏi các tập thể học sinh phải có sự đoàn kết hợp tác, giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động ngoại khoá môn học còn rèn luyện tinh thần trách nhiệm ý thức gắn bó với tập thể của học sinh. Qua đó học sinh vừa khẳng định đƣợc bản lĩnh, vừa xác định được vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trước cộng đồng.

Trong khung chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT áp dụng thực hiện cho các trường từ năm học 2009 - 2010 có yêu cầu với một số môn học tổ chức các hoạt động thực hành, ngoại khóa ở một số tiết quy định cụ thể như môn GDCD, Công nghệ, Lịch sử là môn trong Khung phân phối chương trình của Bộ và Hướng dẫn tích hợp giáo dục địa phương có đặt ra những tiết thực hành NKMH, Phân phối chương trình theo chương trình chuẩn của các Sở GD&ĐT từ năm 2010-2011 theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ cũng chỉ ra cụ thể việc thực hiện HĐNKMH ở các tiết học.

Nhƣ vậy, trên cơ sở những căn cứ đó ta có thể thấy HĐNKMH là một hình thức tổ chức dạy học trong các trường phổ thông vùng đặc biệt khó khăn có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục các mặt, cụ thể là:

- HĐNKMH đƣợc thực hiện cơ bản dựa trên những yêu cầu tổ chức hoạt động của giáo viên. Học sinh sẽ tự giác, tích cực, chủ động xây dựng nội dung của hoạt động học tập. Với sự giúp đỡ thích hợp của giáo viên sẽ động viên học sinh nỗ lực hết mình giải quyết vấn đề đặt ra là tìm hiểu và tiếp thu bài học.

- HĐNKMH làm cho quá trình dạy học thêm phong phú đa dạng, làm cho việc học tập của học sinh thêm hứng thú sinh động, tạo cho học sinh lòng hăng say yêu công việc, đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của học sinh. Qua việc học tập thông qua hình thức ngoại khóa môn học, học sinh có điều kiện tự làm, tập dƣợt phát huy óc sáng tạo, tự tin ở mình, có thể dám nghĩ dám làm.

- HĐNKMH góp phần bổ sung, nâng cao kiến thức cho học sinh. Thông qua hoạt động này, kiến thức học sinh tiếp thu đƣợc sẽ sâu sắc hơn. Trong khi tiến hành HĐNKMH, học sinh đƣợc tự mình nghiên cứu, tự mình tìm hiểu vấn đề và tranh luận với bạn bè trong sự cân nhắc kĩ càng. Chính vì thế, HĐNKMH góp phần đắc lực trong việc phát triển trí lực và khả năng sáng tạo của học sinh.

- Qua HĐNKMH, học sinh đƣợc rèn luyện một số kĩ năng nhƣ: Tập nghiên cứu một vấn đề, thuyết minh trình bày trước đám đông, tập sử dụng những dụng cụ, thiết bị thường gặp trong đời sống, những máy móc từ đơn giản tới hiện đại. Qua HĐNKMH sẽ nảy sinh tình cảm nghề nghiệp và bước đầu có ý thức về nghề nghiệp mà học sinh sẽ lựa chọn trong tương lai.

- Qua HĐNKMH, Giáo viên có điều kiện tốt để thực hiện và kiểm tra các kết quả nghiên cứu của mình, do giáo viên nắm vững khả năng, tâm lí của học sinh nên hiệu quả của việc thử nghiệm sẽ cao hơn.

Với tầm quan trọng của HĐNKMH trên đây, nếu tổ chức quản lý tốt hoạt động ngoại khoá môn học cho học sinh thì có thể tạo chiếc cầu nối, sự thể nghiệm chặt chẽ giữa lý thuyết với kỹ năng thực hành, góp phần đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, tạo hứng thú cho học sinh. Có thể nói hoạt động ngoại khoá bộ môn là hình thức dạy học mang tính tích hợp cao, có tác dụng phát triển kiến thức, cảm xúc, thái độ và rèn luyện kỹ năng một cách toàn diện.

1.3.5. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, quy trình và hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)