Phương pháp quản lí HĐNKMH ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 47 - 51)

Chương 1: CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA

1.4. Một số vấn đề lý luận về hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

1.4.3. Phương pháp quản lí HĐNKMH ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

1.4.3.1. Phương pháp tâm lí giáo dục

Hiệu trưởng cần phải làm tốt công tác tư tưởng, công tác thuyết phục động viên giáo viên trực tiếp tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa để học

nhận thức đúng về chức năng, nhiệm vụ, ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động này từ đó thực hiện có hiệu quả công việc đã đề ra.

Làm tốt công tác tư tưởng đối với các em học sinh để học sinh có động cơ, thái độ học tập cũng nhƣ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa đúng đắn, từ đó các em có ý thức thái độ trong việc tập luyện, rèn luyện kĩ năng sống trong các hoạt động học tập, các hoạt động ngoại khóa hay trong cuộc sống hàng ngày.

Các phương pháp tâm lí - Giáo dục là sự tác động đến đối tượng quản lý thông qua các quan hệ tâm lý, tư tưởng, tình cảm. Các yếu tố tạo động cơ thúc đẩy con người làm việc hàm chứa các yếu tố: sự thành đạt, sự công nhận, khả năng thăng chức, sự thách thức, tinh thần trách nhiệm và khả năng phát triển.

Người quản lí nếu biết xây dựng, phát triển những động cơ này ở các thành viên của tổ chức của mình sẽ tạo lập sự say mê, phấn khởi, ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo đối với công việc, từ đó giúp giáo viên chuyên tâm với hoạt động tổ chức ngoại khóa, tất cả vì học sinh thân yêu.

1.4.3.2. Phương pháp tổ chức hành chính

Nhà trường cần xây dựng hệ thống các văn bản quy định về việc thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục của giỏo viờn tham gia tổ chức hoạt động ngoại khúa; xỏc định rừ chức năng, nhiệm vụ của mỗi giáo viên khi tổ chức ngoại khóa

Dùng phương pháp tổ chức - hành chính tạo ra sự thống nhất trong nhà trường về thực hiện nội dung, chương trình hoạt động ngoại kháo trong trường THCS, giúp hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục học sinh.

Tuy nhiên, phương pháp hành chính mang tính đơn phương một chiều, áp đặt nên nhiều khi giáo viên, học sinh thực hiện các mệnh lệnh hành chính một cách tự giác, không phát huy đƣợc khả năng sáng tạo của giáo viên và học sinh trong quá trình tổ chức hay tham gia các hoạt động ngoại khóa.

1.4.3.3. Phương pháp thuyết phục động viên

Chủ thể quản lý tác động tới giáo viên, học sinh trong nhà trường bằng cảm hóa, thuyết phục, động viên, kích thích họ nhận thức đúng về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định quy chế của nhà trường, họ tự giác thực hiện các chủ trương đó.

Tăng cường tuyên truyền, thuyết phục giao viên học sinh nhận thức đúng về tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, từ đó tự giác, tích cực tham gia hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trong các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.

1.4.3.4. Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là lấy lợi ích vật chất tạo động lực thúc đẩy giáo viên, học sinh hoạt động giáo dục và tự giáo dục, rèn luyện. Thông qua hệ thống trả lương theo sản phẩm, thưởng phạt rừ ràng, phương phỏp kinh tế kớch thích giáo viên tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa toàn tâm, toàn ý với công việc của mình. Để thực hiện có hiệu quả phương pháp kinh tế trong quản lý hoạt động ngoại khóa đòi hỏi nhà quản lí phải xây dựng đƣợc cơ chế chính sách trong nhà trường, xây dựng chế độ làm việc và bản mô tả công việc của giáo viên tham gia tổ chức các hoạt dộng ngoại khóa. Đồng thời với các nhiệm vụ đó, nhà trường cần có hệ thống kiểm tra, đánh giá về mức độ hoàn thành cụng việc của từng vị trớ, cú hệ thống thưởng phạt rừ ràng hay định mức chi trả cho từng mảng công việc để khuyến khích giáo viên tham gia.

Nhà trường áp dụng phương pháp thưởng phạt đối với các hoạt dộng của học sinh, nhằm kích thích động viên những hoạt động tốt và kìm hãm, ngăn chặn những hoạt động không tốt. Thông qua những hoạt động đó nhằm phát hiện hiện đánh giá thực trạng về mức độ hoàn thành tốt hay chƣa hoàn thành của giáo viên tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa.

Các phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất làm động lực thúc đẩy con người hành động. Các lợi ích được phân phối theo nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Người quản lí thực hiện các chức năng quản lí thông

qua điều phối hợp lý quan hệ giữa lợi ích xã hội, tập thể và cá nhân, lợi ích giữa các cá nhân với nhau để tạo động lực cho giáo viên chuyên tâm với công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

Ưu điểm: Kích thích mạnh con người tham gia vào hoạt động, bất chấp mọi khó khăn sức khỏe, về thời gia để đạt đƣợc mục đích hoạt động. Tạo động lực cho giáo viên tích cực tổ chức các hoạt động và kích thích học sinh tích cực tham gia các hoạt động.

Nhƣợc điểm: Nếu nhà quản lí thực hiện không khéo dẫn đến tình trạng không có tiền không làm, do đó giáo viên sẽ ít quan tâm đến việc tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hạn chế trong việc tổ chức các buổi ngoại khóa.

Hoặc giáo viên chƣa tận tâm tận lực theo kiểu hành chính dẫn tới chất lƣợng các buổi ngoại khóa không cao.

Chính vì vậy để đạt hiệu quả cao trong quản lí, hiệu trưởng cần sử dụng phối hợp các phương pháp nêu trên, vì các phương pháp này đảm bảo việc xác lập các cơ cấu tổ chức và các cơ chế vận hành của tổ chức. Nhờ đó công việc chung đƣợc tiến hành nhanh chóng, thống nhất triệt để đáp ứng mục đích, không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lƣợng các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

Giáo dục là hiện tƣợng sƣ phạm xã hội, đối tƣợng chủ thể quản lý là những cá nhân. Quản lý giáo dục trong sự kết hợp giữa các phương pháp hành chính, các phương pháp tâm lí- xã hội và các phương pháp kinh tế sẽ giúp hệ thống đạt kết quả cao trong quản lí.

Để đạt hiệu quả cao trong quả lí, người hiệu trưởng cần sử dụng trong sự phối hợp phương pháp nêu trên vì các phương pháp hành chính đảm bảo việc xác lập các cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của tổ chức. Nhờ đó, công việc chung của tổ chức được tiến hành nhanh chóng, thống nhất, triệt để. Phương pháp kinh tế có tác dụng tạo động lực cho hoạt động giáo dục học sinh của giáo viên tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa, của các tổ chuyên môn phát triển.

Phương pháp tâm lí- xã hội, phương pháp thuyết phục động viên có tác dụng cảm hóa, giác ngộ, tạo niềm tin cho giáo viên và học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường và các hoạt động ngoại khóa môn học.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động ngoại khóa ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)