Những căn cứ có tính chất định hƣớng cho việc xây dựng các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 81 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Những căn cứ có tính chất định hƣớng cho việc xây dựng các biện pháp

Văn kiện Đại hội X khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc”. Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011) đƣợc thông qua tại Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nƣớc, xây dựng nền văn hoá và con ngƣời Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo là đầu tƣ phát triển”. Giáo dục phải nhằm đào tạo những con ngƣời Việt Nam có lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, có năng lực, bản lĩnh để thích ứng với những biến đổi của xã hội trong kinh tế thị trƣờng, những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..." (trích văn kiện đại hội XI của Đảng).

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ƣơng đảng đã nêu: Mục tiêu giáo dục phổ thông là: Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dƣỡng năng khiếu, định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tƣởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thơng nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ

thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thơng có chất lƣợng. Nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010- 2015) đã nêu ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2010 - 2015 là: "Tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, tạo sự chuyển biến đồng bộ, vững chắc cả về quy mô, chất lƣợng, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu xây dựng nền giáo dục theo hƣớng “chuẩn hoá, hiện đại

hố, xã hội hố…”. Chú trọng giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức lối sống,

giáo dục ý thức, khả năng lao động, thực hành cho học sinh.

Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18 tháng 8 năm 2014 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo của của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014-2015 là tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới giáo dục phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học; rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển năng lực sáng tạo và tự học. Tiếp tục triển khai đổi mới phƣơng pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phƣơng pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hƣớng đánh giá năng lực ngƣời học; kết hợp đánh giá trong quá trình với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học. Chỉ đạo và hƣớng dẫn các trƣờng phổ thơng căn cứ chƣơng trình giáo dục của cấp học chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục trong năm học đáp ứng yêu cầu và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng.

Căn cứ vào thực tế của các trƣờng THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái bao gồm:

- Đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, công nhân viên nhà trƣờng. - Số lớp, số học sinh, vùng tuyển sinh của trƣờng.

- Chất lƣợng học sinh đầu vào của các trƣờng trƣờng, ý thức rèn luyện, phấn đấu của học sinh trong các nhà trƣờng.

- Cơ sở vật chất - tài chính nhƣ: phịng học, thƣ viện, phịng thí nghiệm, phịng máy tính, sân bãi, các trang thiết bị khác phục vụ việc dạy và học.

- Kết quả giáo dục và dạy học của nhà trƣờng năm học trƣớc.

- Quan hệ của nhà trƣờng với các cơ quan, cộng đồng dân cƣ nơi trƣờng đóng. Tóm lại, chúng tơi muốn dựa trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu ở chƣơng 1, những nhận định, đánh giá rút ra từ việc khảo sát thực trạng ở chƣơng 2 và những định hƣớng vừa trình bày trên để đề xuất các biện pháp nhằm giúp Hiệu trƣởng các trƣờng THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái quản lý công tác HĐNKMH sao cho có chất lƣợng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)