Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, quy trình và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 33 - 38)

Chương 1: CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA

1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.3.5. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, quy trình và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

khó khăn

1.3.5.1. Mục tiêu ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trên lớp, mở rộng nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội; có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức lựa chọn nghề nghiệp.

- Củng cố vững chắc các kĩ năng cơ bản đã đƣợc rèn luyện từ trung học cơ sở để trên cơ sở những kiến thức đã có tiếp tục hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu nhƣ: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lí, năng lực tự kiểm tra đánh giá kết quả…

- Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân (để tự hoàn thiện mình) và của người khác; biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống.

- Ngoài ta mục tiêu của chương trình HĐNKMH là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ chức hoạt động dạy và học trong nhà trường phổ thông.

Với việc nâng cao kiến thức và củng cố những vấn đề đã học gắn giữa lý thuyết với thực hành đồng thời rèn luyện những kỹ năng cơ bản đã hình thành ở trung học cơ sở để trên cơ sở đó tiếp tục hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu nhƣ: năng lực tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động, năng lực tổ chức quản lý, đi sâu vào việc củng cố, nắm bắt những kiến thức của môn học, từ đó học có những thái độ nghiêm túc hơn trong học tập. Căn cứ theo khung phân phối chương trình của Bộ Giáo và Đào tạo, nhà trường đã xây dựng mục tiêu cụ thể cho HĐNKMH đó là việc nâng cao kiến thức các môn học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Đối với các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn thì mục tiêu HĐNKMH là nâng nhận thức, bồi dƣỡng cho các em những kiến thức, kỹ năng sống hợp với điều kiện thực tế đặc điểm vùng miền.

1.3.5.2. Nội dung hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Nội dung hoạt động ngoại khóa môn học trong trường phổ thông được xây dựng dựa trên cơ sở của yêu cầu giáo dục phổ thông theo điều 28 Luật giáo dục có nêu: “Giáo dục THPT phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở THCS, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh”.

Trong khung chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT áp dụng thực hiện cho các trường từ năm học 2009-2010 có yêu cầu với một số môn học tổ chức các hoạt động thực hành, ngoại khóa ở một số tiết quy định cụ thể như môn GDCD, Công nghệ, Lịch sử là môn trong Khung phân phối chương trình của Bộ và Hướng dẫn tích hợp giáo dục địa phương có đặt ra những tiết thực hành NKMH, Phân phối chương trình theo chương trình chuẩn của Sở GD&ĐT Yên Bái từ năm 2010-2011 theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ cũng chỉ ra cụ thể việc thực hiện HĐNKMH ở các tiết học.

Ví dụ: Môn GDCD lớp 10, 11, 12 mỗi học kỳ đều có 1 đến 2 tiết thực hành ngoại khóa, Môn Công nghệ có những tiết ở lớp 10, 11, 12 đều có những tiết thực hành tham quan các cơ sở sản xuất và sửa chữa, thực tế tại các trang trại, trong những điều kiện nhà trường không đáp ứng được yêu cầu thực hành, Môn lịch sử có các chủ đề Giáo dục địa phương có thể tổ chức tham quan các khu bảo tàng, các di tích lịch sử của quê hương.

Vậy nội dung hoạt động ngoại khoá môn học có thể là những tri thức khoa học, kĩ năng và hệ thống thái độ có liên quan trực tiếp đến chương trình dạy học, mở rộng, phát triển những kiến thức liên quan đến các môn học nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Hoạt động ngoại khóa môn học trong chương trình dạy học giáo dục THPT theo hướng đáp ứng mức độ nhận thức theo chuẩn của học sinh và nâng cao về từng lĩnh vực kiến thức của các

môn học. Phạm vi kiến thức, đề tài của hoạt động ngoại khoá môn học có thể rất phong phú nhƣ: từ đầu năm, cán bộ, giáo viên phụ trách ngoại khoá môn học có thể cùng với lực lƣợng Đoàn thanh niên tìm hiểu những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, những cơ sở sản xuất….Đồng thời phải liên hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương để nắm được tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương. Đây là điều kiện đầu tiên đảm bảo cho công tác ngoại khoá môn học của trường gắn liền với đời sống. Nội dung kiến thức ngoại khoá môn học không thể là những vấn đề xa lạ đối với học sinh, giáo viên cần cho học sinh hiểu đƣợc kiến thức cơ bản của từng vấn đề có liên quan đến ngoại khoá môn học để khi tổ chức ngoại khoá học sinh có thể đào sâu và mở rộng tầm hiểu biết của mình.

Tuỳ theo nội dung từng môn học mà người tổ chức có những hoạt động ngoại khoá cho phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh. Có khi là kết thúc một chương, một thời kỳ, giáo viên có một hoạt động ngoại khoá ở mỗi môn học. Cũng có khi giáo viên đƣa các em đến với các hoạt động thực tế (tham quan, nghe nói chuyện, xem phim...) trước khi học các giờ theo thời khoá biểu, theo phân phối chương trình. Tất cả những hoạt động này đều phải có liên quan đến nội dung kiến thức đƣợc biên soạn trong sách giáo khoa.

Tùy từng điều kiện cụ thể của các môn học mà người tổ chức phải lựa chọn những nội dung tổ chức HĐNKMH cho phù hợp. Đặc biệt phải quan tâm đến vấn đề thực tế hiện nay, việc quá tải của chương trình và với nhiều môn học đưa vào trong chương trình giảng dạy là vấn đề rất khó khăn cho HĐNKMH, bởi vì việc chuẩn bị một tiết học ngoại khóa môn học là mất rất nhiều thời gian và công sức của cả giáo viên và học sinh, chính vì vậy nếu giáo viên lựa chọn nhiều bài dạy HĐNKMH trong một môn học thì hiệu quả không cao.

HĐNKMH ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn còn là một hoạt động quan trọng trong hoạt động dạy học nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, là cầu nối tạo ra mối liên hệ giữa kiến thức môn học với thực tế lao động sản xuất. Thông qua HĐNKMH giáo viên và học sinh có những điều

kiện thực hiện việc đào sâu kiến thức, giải quyết những vấn đề khó trong nội dung môn học góp phần nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường.

1.3.5.3. Phương pháp, phương tiện, quy trình và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

- Phương pháp: trong tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh, giáo viên có thể sử dụng phối hợp các phương pháp thuyết trình, vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, phương pháp sắm vai, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp xử lý tình huống, phương pháp tham quan, thực hành thực tiễn, phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp luyện tập, ôn tập và các phương pháp kiểm tra - đánh giá.

- Phương tiện: phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng để thực hiện hiệu quả các tiết học và hoạt động ngoại khoá môn học. Căn cứ vào mục tiêu dạy học, nội dung, phương pháp dạy học và trình độ của học sinh, năng lực sư phạm của người thầy, mỗi giáo viên có thể tổ chức, hướng dẫn học sinh sử dụng các loại phương tiện dạy học khác nhau như: sách giáo khoa và đồ dùng trực quan, các thiết bị đa phương tiện như phim tư liệu, máy tính, máy chiếu với các phần mềm dạy học... Quá trình tổ chức có thể khai thác triệt để các địa điểm và không gian sư phạm của nhà trường như: Nhà xưởng, phòng thí nghiệm, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng và các thiết chế cơ sở tại đại phương nhƣ nhà văn hóa, bảo tàng, khu vui chơi giải trí...

- Quy trình: Chúng tôi xây dựng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học cho học sinh với các bước theo thứ tự cụ thể như sau:

* Chuẩn bị:

- Lựa chọn chủ đề ngoại khóa;

- Lập kế hoạch ngoại khóa;

+ Xác định mục tiêu.

+ Dự kiến hình thức tổ chức.

+ Dự kiến thời gian thực hiện các giai đoạn của hoạt động ngoại khóa.

+ Dự kiến những việc cần sự ủng hộ của các lực lƣợng giáo dục khác.

- Hình thức

+ Tổ ngoại khoá bộ môn

Đây là tổ chức thu hút đƣợc số đông học sinh nhất định. Nội dung hoạt động của nó không nhất thiết phải giống nhƣ nội dung hoạt động có tính chất quần chúng, dẫu rằng về căn bản cũng không có gì khác nhau. Tuy nhiên, hai hình thức đó có khác nhau về số người tham gia, nội dung hoạt động ngoại khoá cũng cao hơn, sâu hơn, yêu cầu của người tham gia cũng có nặng hơn vì các tổ viên là những học sinh có trình độ sở trường khá hơn.

Hình thức tổ ngoại khoá môn học nhằm mục đích bồi dƣỡng năng khiếu đối với những học sinh giỏi thì hình thức hoạt động quần chúng chƣa làm cho các em thoả mãn. Việc tổ chức ngoại khoá là một yêu cầu cần thiết đối với các em ở dạng khá giỏi.

Những hình thức hoạt động ngoại khoá có tính chất quần chúng: nhƣ câu lạc bộ, thảo luận, hoạt động tổng hợp, tổ chức trò chơi, hội thi, giao lưu...

1.3.5.4. Điều kiện tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học ở trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.

Các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động ngoại khoá môn học trong nhà trường nói riêng bao gồm cả con người, kinh phí, thời gian và các điều kiện về vật lực.

Hiệu trưởng lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức và các kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá cho đội ngũ.

Hiệu trưởng dành kinh phí, thời gian cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

Hiệu trưởng lên kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản các phương tiện phục vụ tổ chức hoạt đông ngoại khoá (catset, âm li, máy vi tính, ti vi, bàn ghế, tài liệu....) để nâng cao chất lƣợng giáo dục, tiết kiệm, tránh lãng phí. Việc lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khoá cần bám sát mục tiêu, yêu cầu của từng hoạt động, với các hình thức chính khoá và ngoại khoá, chú trọng các phương tiện giáo dục mang cả giá

trị vật chất và tinh thần nhƣ sách, vở, báo chí, tranh ảnh, các tác phẩm nghệ thuật… Để đảm bảo độ bền của các phương tiện giáo dục, hiệu trưởng cần mua sắm cỏc đồ dựng cú chất lƣợng, cú sổ sỏch theo dừi, ghi chộp tỡnh trạng sử dụng, giao trách nhiệm tự quản các trang thiết bị này cho giáo viên và học sinh.

Việc mua sắm trang thiết bị phải thực hiện bằng nhiều nguồn: nhà nước, phụ huynh, địa phương, các cá nhân hảo tâm… Nhà trường có trách nhiệm làm cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của trang thiết bị giáo dục đối với các hoạt động giáo dục và các hoạt động ngoại khoá của học sinh.

1.3.5.5. Đánh giá kết quả của hoạt động ngoại khóa môn học ở trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa môn học có tác dụng tạo động lực cho hoạt động ngoại khóa phát triển và đạt hiệu quả.

Việc đánh giá kết quả HĐNKMH cần đảm bảo mục tiêu kích thích tính tích cực tham gia của học sinh và tạo động lực cho học sinh hoạt động hiệu quả. Ngoài những yêu cầu chung đối với các hoạt động giáo dục trong nhà trường nội dung đánh giá tập chung vào ba vấn đề

- Sự phát triển kiến thức của học sinh đối với môn học - Sự phát triển kỹ năng học tập của học sinh

- Sự phát triển thái độ, tính tích cực đối với môn học của học sinh

Đánh giá bằng hình thức nhận xét kết quả tham gia hoạt động của học sinh, những năng lực đã bộc lộ và những hạn chế cần khắc phục. Đánh giá tập thể, nhóm và đánh giá cá nhân; kết hợp hình thức học sinh tự đánh giá và giáo viên đánh giá.

1.4. Một số vấn đề lý luận về hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)