Nội dung quản lí của người hiệu trưởng đối với hoạt động ngoại khóa môn học ở trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 39 - 47)

Chương 1: CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA

1.4. Một số vấn đề lý luận về hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

1.4.2. Nội dung quản lí của người hiệu trưởng đối với hoạt động ngoại khóa môn học ở trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Quản lý hoạt động ngoại khóa môn học trong trường THPT vùng đặc biệt khó khăn về thực chất là quản lí mục tiêu, nội dung chương trình, quản lí phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn, tạo điều kiện về nguồn lực (con người, kinh phí, thời gian, các điều kiện cơ sở vật chất...) để thực hiện các hoạt động này. Trọng tâm của quản lý các hoạt động ngoại khóa môn học là quản lí chất lƣợng các hoạt động này.

1.4.2.1. Quản lý mục tiêu hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Quản lí mục tiêu hoạt động ngoại khóa môn học là việc xây dựng và tổ chức thực hiện mục tiêu của các hoạt động này một cách đầy đủ, toàn diện, cân đối với cả 3 yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ trên cơ sở quán triệt nguyên lí giáo dục, đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục, bảo đảm các yêu cầu giáo dục toàn diện nhƣng thiết thực và có trọng tâm, nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Mục tiêu hoạt động ngoại khóa môn học phải đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động thực tiễn, tránh lí thuyết suông và chung chung.

Người hiệu trưởng cần xác định và xây dựng được mục tiêu của các hoạt động ngoại khóa bộ môn. Khi xây dựng mục tiêu, hiệu trưởng phải dựa trên những căn cứ sau:

- Củng cố vững chắc các kĩ năng cơ bản đã đƣợc rèn luyện từ trung học cơ sở để trên cơ sở những kiến thức đã có tiếp tục hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu nhƣ: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lí, năng lực tự kiểm tra đánh giá kết quả…

- Tình hình và yêu cầu của địa phương, của nhà trường đối với chất lƣợng học tập và phát triển nhân cách của học sinh.

- Mục tiêu phải được đưa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường và được tổ chức thực hiện. Người hiệu trưởng phải nắm bắt kết quả thực hiện mục tiêu ở cả 3 phương diện: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Cánh cửa nhà trường càng mở rộng nhiều mặt bao nhiêu thì vốn sống, trình độ thực tế của cả thầy lẫn trò càng được nâng cao bấy nhiêu. Hoạt động ngoại khoá môn học ở nhà trường càng đƣợc quản lý chặt chẽ về mục tiêu thì chất lƣợng, kết quả thu đƣợc càng có tính tích cực và ngƣợc lại.

1.4.2.2. Quản lý nội dung, chương trình hoạt động ngoại khoá môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Để quản lí nội dung và chương trình hoạt động ngoại khoá, hiệu trưởng cần nắm bắt yêu cầu của các môn học và yêu cầu giáo dục cụ thể trong chương trình giáo dục, chỉ đạo đảm bảo để chương trình được thực hiện đầy đủ, toàn diện, không cắt xén, đặc biệt là ngoại khoá môn học. Việc chỉ đạo chương trình và nội dung giáo dục phải đảm bảo tính nguyên tắc, tính hệ thống nhƣng cũng phải linh hoạt, sáng tạo, tránh máy móc, cứng nhắc. Các hoạt động ngoại khoá được tổ chức và thực hiện trong thể thống nhất của chương trình giáo dục.

Công tác ngoại khoá của học sinh không thể là một công việc phụ, một việc tuỳ tiện làm hay không cũng đƣợc. Bổ trợ cho kiến thức nội khoá, mở rộng, khắc sâu đồng thời giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh là nội dung chủ đạo trong bất kỳ hoạt động ngoại khoá bộ môn nào. Có thể nội dung không là vấn đề có học ở trên lớp, nhƣng nó phải có liên quan đến kiến thức đã đƣợc học.

Các tổ nhóm chuyên môn dựa vào kế hoạch chung của nhà trường trong năm mà có sự sắp xếp nội dung của hoạt động ngoại khoá bộ môn cho phù hợp theo chủ điểm, theo những mốc thời gian.

Người giáo viên tổ chức HĐNKMH phải có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt nội dung, kiến thức mà giáo viên sẽ chuyển tải trong hoạt động ngoại khoá môn học phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Có tính chính xác: Tri thức truyền đạt phải có độ tin cậy cao, nếu là trích dẫn phải nắm rừ nguồn gốc, xuất xứ, gọi tờn đỳng bản chất sự vật, hiện tƣợng.

- Có tính khoa học: Tất cả những tri thức nêu ra phải làm sáng tỏ cho chủ điểm ngoại khoá, có nhiệm vụ khắc sâu, mở rộng chứ không thể tuỳ tiện. Ngay việc sắp xếp cũng phải có trật tự lô gích chặt chẽ.

- Có tính ứng dụng: Học sinh tham gia ngoại khoá là dựa trên sự hứng thú và tính tự nguyện, do đó giáo viên tổ chức cần chú ý để các em đƣợc thực hành, tránh nặng tính “hàn lâm”. Cần chọn những vấn đề ngoại khoá kích thích sự phát triển tƣ duy ứng dụng, óc sáng tạo của học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức vào cuộc sống nhanh và hợp lý.

1.4.2.3. Quản lý phương pháp hình thức và quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Người hiệu trưởng cần nắm bắt và hiểu rừ cỏc phương phỏp và cỏc hỡnh thức tổ chức giáo dục, hoạt động ngoại khoá môn học để tổ chức các hoạt động này một cách phù hợp, linh hoạt và sáng tạo. Hình thức tổ chức ngoại khoá môn học trong nhà trường THPT vùng đặc biệt khó khăn phải được quản lý chặt chẽ, linh hoạt, mền dẻo. Các hình thức tổ chức ngoại khoá đều phải nhằm mục đích mở rộng khả năng thu hút các em vào các hoạt động tập thể, cho các em có nhiều cơ hội bày tỏ những suy nghĩ, những hiểu biết của mình. Sự hướng dẫn của các thầy cô có tác dụng không nhỏ đối với việc bồi dƣỡng khả năng nổi trội của các em với lĩnh vực mà mình ƣa thích.

Với các tổ ngoại khoá: Đây là hình thức tổ chức có tính chuyên sâu, thu hút nhiều học sinh có năng khiếu tham gia. Do đó các nhà quản lý phải rất lưu tâm tới việc bố trí, sắp xếp giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng tham gia. Ngay với học sinh khi tham gia hình thức tổ ngoại khoá này cũng phải có những yêu cầu nhất định:

- Phải có sở thích và có ít nhiều sở trường về môn học ngoại khoá, không có sở thích thì không say mê làm việc, có sở trường thì mới hiểu và vận dụng được.

Với các hoạt động ngoại khoá môn học có tính chất quần chúng: Đây là hoạt động giúp cho học sinh có điều kiện để giao lưu với tập thể. Nhà quản lý cũng như người tổ chức phải nghiên cứu sao cho có những hình thức hợp lý, phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh giúp cho các em phát triển tốt các kỹ năng ứng xử và có tác dụng giáo dục tư tưởng tình cảm. Muốn vậy cần lưu ý:

+ Tránh lặp lại những hình thức tổ chức quá quen thuộc, dễ gây nhàm chán.

+ Nên tổ chức kết hợp nhiều hình thức biểu diễn trong một buổi ngoại khoá để tạo sự thoải mái, hấp dẫn cho đối tƣợng tiếp nhận. Ví dụ, trong một buổi tổ chức có sự tham gia của những người chơi, những đội chơi (đố vui về

kiến thức văn hoá, xã hội...) vừa có sự biểu diễn các tiết mục văn nghệ, lại có phần dành cho khán giả nữa… Hay trong một buổi nói chuyện chuyên đề cần có sự thay đổi không khí bằng những tiết mục văn nghệ minh hoạ đã đƣợc chọn lọc kỹ càng.

Trong việc quản lí phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, hoạt động ngoại khoá người quản lí cần lưu ý giáo viên sử dụng phối hợp các phương pháp và các hình thức tổ chức để các hoạt động này mạng lại hiệu quả và chất lượng cao nhất. Người hiệu trưởng phải đưa ra các mô hình và các phương pháp tổ chức có hiệu quả, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, các phương pháp này, thường xuyên xem xét, tham dự và đánh giá chúng.

Trong quản lí nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khoá môn học cần quán triệt các nguyên tắc giáo dục: giáo dục gắn với lao động sản xuất, gia đình, nhà trường, xã hội, giáo dục trong lao động, trong tập thể, thống nhất ý thức và hành động, tôn trọng cá nhân học sinh, kết hợp vai trò hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên với vai trò tích cực, chủ động của học sinh, tính phù hợp với đặc điểm lứa tuổi…

1.4.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức HĐNKMH cho giáo viên ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.

- Với lực lƣợng cán bộ giáo viên bộ môn:

+ Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo giáo viên việc thực hiện dạy lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục cho học sinh, đặc biệt đối với các môn: Lịch sử, Địa lý, GDCD...

+ Chỉ đạo giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực tổ chức HĐNKMH .

- Với lực lƣợng giáo viên chủ nhiệm lớp:

+ Chỉ đạo GV chủ nhiệm nắm bắt đối tƣợng học sinh lớp chủ nhiệm về hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tính cách, khả năng và thiên hướng của mỗi em để có thể đƣa các em vào các hoạt động phù hợp và phát triển đƣợc khả năng tiềm ẩn của học sinh.

1.4.2.5. Quản lý học sinh trong HĐNKMH ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn.

Học sinh vừa là đối tƣợng giáo dục, vừa là chủ thể giáo dục. Để quản lý và giáo dục học sinh đạt kết quả tốt, nhà quản lý, nhất là giáo viên cần nắm bắt đƣợc hoàn cảnh sống, đặc điểm về thể chất, tâm lý, sinh lý, tính cách...của học sinh, từ đó có những lựa chọn sƣ phạm phù hợp.

Phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng, biểu hiện hiệu quả trong công tác HĐNKMH cho học sinh. Hiệu trưởng cần tăng cường quản lý để nắm bắt xem học sinh có phát huy cao độ tính tự giác, tính độc lập, sáng tạo trong HĐNKMH dưới vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên, tạo nên sự cộng hưởng giữa người giáo dục và người được giáo dục hay không.

1.4.2.6. Quản lý xây dựng và sử dụng các nguồn lực phục vụ hoạt động ngoại khoá môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động ngoại khoá trong nhà trường nói riêng bao gồm cả con người, kinh phí, thời gian và các điều kiện về vật lực.

Hiệu trưởng lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức và các kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá cho đội ngũ.

Hiệu trưởng dành kinh phí, thời gian cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

Hiệu trưởng lên kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản các phương tiện phục vụ tổ chức hoạt đông ngoại khoá (catset, âm li, máy vi tính, ti vi, bàn ghế, tài liệu....) để nâng cao chất lƣợng giáo dục, tiết kiệm, tránh lãng phí. Việc lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khoá cần bám sát mục tiêu, yêu cầu của từng hoạt động, với các hình thức chính khoá và ngoại khoá, chú trọng các phương tiện giáo dục mang cả giá trị vật chất và tinh thần nhƣ sách, vở, báo chí, tranh ảnh, các tác phẩm nghệ thuật… Để đảm bảo độ bền của các phương tiện giáo dục, hiệu trưởng cần mua

sắm cỏc đồ dựng cú chất lƣợng, cú sổ sỏch theo dừi, ghi chộp tỡnh trạng sử dụng, giao trách nhiệm tự quản các trang thiết bị này cho giáo viên và học sinh.

Việc mua sắm trang thiết bị phải thực hiện bằng nhiều nguồn: nhà nước, phụ huynh, địa phương, các cá nhân hảo tâm… Nhà trường có trách nhiệm làm cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của trang thiết bị giáo dục đối với các hoạt động giáo dục và các hoạt đông ngoại khoá của học sinh.

1.4.2.7. Quản lý việc kiểm tra đánh gia động ngoại khoá môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Chất lƣợng các ngoại khoá thể hiện mức độ đạt đƣợc các mục tiêu đề ra trong chương trình, kế hoạch cụ thể:

Xây dựng kế hoạch: Nhà trường cần có kế hoạch năm học và kế hoạch tổ chức hoạt đông ngoại khoá môn học. Quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khoá môn học phải có sự tham gia của giáo viên, học sinh và các lực lƣợng xã hội (cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể, các cá nhân…). Kế hoạch được xây dựng theo hai chiều: từ các lớp lên các khối, từ các khối lên trường và theo chiều ngƣợc lại. Ví dụ: Trong các môn vật lý, hoá học ở cấp THPT có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, nhiều hiện tƣợng tự nhiên các em chƣa giải thích được hoặc giải thích không cặn kẽ. Người giáo viên bộ môn đặt ra một dự thảo chương trình ngoại khóa, tập hợp tất cả những vấn đề có liên quan, biên soạn thành một chương trình cụ thể, Tổ trưởng chuyên môn trình ban giám hiệu phê duyệt. Sau khi đã được sự đồng ý của ban giám hiệu, tổ trưởng bộ môn giao từng phần cho từng thành viên trong nhóm giải thích chuẩn bị các đồ dùng trực quan, thiết bị thí nghiệm để tổ chức ngoại khoá môn học.

Ngay từ đầu năm học, đầu học kỳ, hiệu trưởng nhà trường cần phải thông qua chương trình kế hoạch ngoại khoá môn học do các giáo viên phụ trách xây dựng lên. Kế hoạch này nhất định không phải là một công việc tách rời khỏi những chủ trương yêu cầu giáo dục chung của nhà trường. Ngược lại kế hoạch ngoại khoá môn học cần phản ánh đƣợc những trọng tâm giáo dục, truyền đạt

tri thức (củng cố, mở rộng, nâng cao) và giáo dục tư tưởng đạo đức của nhà trường với học sinh, phản ánh được toàn bộ những nhiệm vụ lớn của năm học.

Hoạt động ngoại khoá môn học không thể chỉ là một công việc riêng lẻ của người phụ trách mà là một bộ phận hữu cơ trong toàn bộ công tác của nhà trường phải được thông qua hội đồng giáo dục nhà trường để mọi người cho ý kiến đánh giá tính thiết thực, hiệu quả của những đề tài sẽ đƣợc tiến hành trong học kỳ, trong năm. Giáo viên chủ nhiệm cũng cần nắm đƣợc kế hoạch ngoại khoá để phối hợp với giáo viên bộ môn đôn đốc học sinh lớp mình thực hiện đƣợc tốt. Nếu giáo viên chủ nhiệm không có kế hoạch để phối hợp một cách cân đối mọi hoạt động ngoại khoá do các giáo viên môn học đề ra thì học sinh sẽ phải đảm đương những khối lượng công tác quá nặng nề, không khỏi không ảnh hưởng đến việc học tập nội khoá. Riêng các giáo viên bộ môn cần phải lên kế hoạch cẩn thận, đặt vấn đề phối hợp chặt chẽ trong kế hoạch từ đầu năm để tránh tình trạng chồng chéo và láng phí sức lực học sinh.

Nói chung kế hoạch hoạt động ngoại khoá môn học dưới bất kỳ hình thức nào đều phải là một bộ phận khăng khít với toàn bộ hoạt động của nhà trường. Nó phải được xây dựng công phu, dài hạn và cụ thể, không thể chắp vá, vụn lẻ, tùy tiện. Nội dung và hình thức của hoạt động ngoại khoá bộ môn càng phong phú bao nhiêu thì tính kế hoạch lại càng phải đƣợc đề cao bấy nhiêu. Khi đã nghiên cứu chương trình nội khoá, khả năng và yêu cầu của nhà trường, của giỏo viờn và học sinh để định rừ nội dung và hỡnh thức hoạt động, chỳng ta cần phải có kế hoạch phân phối hoạt động ngoại khoá bộ môn cho cả năm, cho từng học kỳ, từng tháng. Có định đƣợc kế hoạch cụ thể nhƣ thế thì hoạt động của nhà trường mới được chủ động và phong phú.

+ Tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khoá: chuẩn bị các điều kiện nguồn lực, đƣa kế hoạch vào hoạt đông thực tiễn theo thời gian và các nội dung định sẵn.

+ Chỉ đạo thực hiện: Hiệu trưởng đưa ra các chỉ dẫn hoạt động cho các hoạt động giáo dục và ngoại khoá bằng văn bản hay bằng các chỉ đạo trực tiếp cụ

thể để giáo viên và học sinh thi hành. Hoạt động ngoại khoá bộ môn không phải là sự tuỳ hứng, người giáo viên thích thực hiện lúc nào cũng được mà cần phải có sự hướng dẫn từ phía nhà quản lý về cách thức tổ chức, quy trình thực hiện.

Ở hình thức ngoại khoá môn học: Nhất thiết giáo viên cần cho học sinh biết trước đề tài sẽ được tổ chức trong tháng, trong kỳ để các em có sự chủ động trong việc huy động kiến thức, đầu tƣ công sức để tìm hiểu. Giáo viên có thể hướng dẫn cho các em tự mình tìm hiểu, nắm vững lý thuyết và phương pháp tiến hành. Giáo viên phải chú ý đến công tác tuyên truyền vì nó có ảnh hưởng không nhỏ tới việc các em tham gia tích cực trong tổ ngoại khoá. Chẳng những các em chú ý tới môn học mà không khí vui chơi, học tập trong trường cũng được nõng cao rừ rệt. Nhà quản lý cần tạo thành nề nếp trong nhà trường, mọi hình thức hoạt động ở tổ ngoại khoá phải đƣợc xem nhƣ sinh hoạt chuyên môn có tính thường kỳ.

Ngoài tuyên truyền cho tổ ngoại khoá môn học, giáo viên cần điều tra học sinh tham gia nhƣ thế nào, các em tra cứu từ những nguồn tƣ liệu nào, nguồn tƣ liệu nào có tác dụng tốt nhất, đồng thời thu thập nguyện vọng của học sinh. Từ đó, giáo viên sẽ có được những cách để giúp các em có phương pháp suy nghĩ đúng và hiệu quả tốt nhất.

Thêm nữa, giáo viên cần hướng dẫn học sinh lập bảng kế hoạch làm việc cho bản thân. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của học sinh, của nhà trường, giáo viên hướng dẫn học sinh tự nguyện lập bảng thống kê những tài liệu mình sẽ đọc có liên quan trong suốt cả năm. Giáo viên không gò ép các em cứ phải làm theo ý mình một cách máy móc.

1.4.3. Phương pháp quản lí HĐNKMH ở các trường THPT vùng đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)