Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 51 - 54)

Chương 1: CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT vùng đặc biệt khó khăn

Có nhiều yếu tố chi phối việc quản lý HĐNKMH ở trường THPT vùng đặc biệt khó khăn chủ yếu là các yếu tố sau:

* Nhận thức của BGH về HĐNKMH và quản lý HĐNKMH

Để quản lý tốt HĐNKMH thì trước hết Hiệu trưởng cùng BGH phải có nhận thức đƣợc đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về vị trí, vai trò, tác dụng của HĐNKMH trong việc nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh trong nhà trường, trên cơ sở đó Hiệu trưởng mới tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh các lực lượng giáo dục xã hội khác. Đồng thời Hiệu trưởng cũng là người tập hợp, thuyết phục mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tích cực triển khai thực hiện nội dung chương trình HĐNKMH. Có nhận thức đỳng thỡ giỏo viờn và học sinh trong nhà trường mới xỏc định rừ chức trỏch và nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện chương trình HĐNKMH khi được giao nhiệm vụ. Ngƣợc lại nếu không nhận thức đúng vai trò của HĐNKMH thì giáo viên sẽ không tâm huyết trong việc tổ chức các hoạt động này và nếu có giao cho họ tổ chức hoạt động thì họ cũng chỉ làm một cách hình thức;

* Năng lực quản lý, tổ chức, lãnh đạo của Hiệu trưởng

Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về trọng trách quản lý mọi mặt hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó có HĐNKMH. Do đó Hiệu trưởng phải là người nắm chắc nguyên tắc quản lý, chức năng quản lý và phương pháp QLGD nói chung, quản lý HĐNKMH nói riêng. Vì vậy, năng lực (cả phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn) của Hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả quản lý và sự phát triển của toàn trường. Nhà trường có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của mình hay không một phần quyết định quan trọng là tuỳ thuộc vào những phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng. Trong những hoàn cảnh thực tiễn gần như nhau, có trường với Hiệu trưởng giỏi đã đưa nhà trường trở thành trường tiên tiến, đạt

nhiều thành tích cao về giáo dục, nhưng với Hiệu trưởng năng lực quản lý tổ chức yếu thì trường không phát triển được, hiệu quả giáo dục thấp.

* Năng lực của người tổ chức HĐNKMH

Con người là yếu tố quan trọng nhất cho thành công của mọi công việc;

Để quản lý, tổ chức tốt HĐNKMH thì năng lực của đội ngũ giáo viên trực tiếp phụ trách HĐNKMH ở các lớp sẽ là yếu tố quyết định.

HĐNKMH được tổ chức đa dạng, phong phú với nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, do đó đòi hỏi người tổ chức phái có những năng lực đặc trưng như: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, năng lực thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo và luôn có ý thức tìm tòi cái mới, biết huy động, tập hợp học sinh tham gia. Nếu năng lực của giáo viên phụ trách HĐNKMH ở các lớp hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút học sinh hứng thú tham gia hoạt động, không thể đạt kết quả tốt đƣợc.

* Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính phục vụ cho HĐNKMH HĐNKMH diễn ra ở trên lớp, trong nhà trường và ngoài xã hội bao gồm nhiều hình thức đa dạng, phong phú: Hoạt động tham quan dã ngoại, Hội thi, thảo luận, trò chơi... Để tổ chức tốt các hoạt động trên thì ngoài nhân tố con người ra thì có một yếu tố khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là yếu tố CSVC, tài chính phục vụ cho hoat động. Nếu tổ chức HĐNKMH tập trung toàn khối hay toàn trường mà tăng âm loa đài không tốt thì chắc chắn không thể có hiệu quả, cũng không thể thu hút đƣợc đông đảo học sinh tham gia...;

Ngoài ra nếu không huy động đƣợc kinh phí hoặc kinh phí hạn chế thì hoạt động không thể đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Thực tế hiện nay kinh phí giành cho HĐNKMH ở các trường THPT nói chung và đăc biệt là các trường vùng đặc biệt khó khăn nói riêng là rất hạn chế, việc huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, phụ huynh học sinh sẽ góp phần đem lại kết quả cho HĐNKMH ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn tốt hơn.

Kết luận chương 1

Quản lý hoạt động ngoại khóa môn học trong quá trình dạy học là hoạt động có mục tiêu, có kế hoạch, có tổ chức đƣợc thực hiện trong các giờ học của các môn học trong nhà trường nhằm trang bị tri thức, kỹ năng, đồng thời hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

Hoạt động ngoại khóa môn học là hoạt động ngoài giờ học chính khóa nhƣng gắn với nội dung của các môn học, hoạt động ngoại khóa chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông đặc biệt là nâng cao chất lượng của các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn; nhận thức của các lực lượng giáo dục; năng lực người tổ chức; nội dung chương trình;

hình thức; sự đánh giá và các điều kiện để tổ chức. Chính vì vậy cần có các biện pháp quản lý việc tổ chức, thực hiện hợp lý thì hoạt động ngoại khóa môn học sẽ đƣợc nâng cao về chất lƣợng và hiệu quả.

Nội dung quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT nói chung và các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn bao gồm: QL hoạt động chuyên môn của giáo viên (quản lý việc xây dựng kế hoạch, thực hiện chương trình, soạn bài và chuẩn bị hoạt động ngoại khóa môn học, Đổi mới PP hoạt động ngoại khóa môn học); quản lý hoạt động tổ chuyên môn; quản lý tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học và hồ sơ chuyên môn; quản lý phương tiện, TBDH và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động ngoại khóa môn học; quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh qua hoạt động ngoại khóa môn học; quản hoạt động ngoại khóa môn học ở trường THPT vùng đặc biệt khó khăn là một trong những nội dung quản lý cơ bản ở trường THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)