Xuất các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. xuất các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa

THPT ,

3.3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa môn học

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Tuyên truyền để giáo viên ở các trƣờng THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, học sinh hiểu rõ tác dụng của HĐNKMH đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Làm cho cán bộ giáo viên của các trƣờng THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái nắm rõ đƣợc vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học, từ đó có nhận thức đúng đắn với trách nhiệm của mình, dẫn đến hình thành ý thức và hành động phối hợp, tổ chức thực hiện trong hoạt động ngoại khóa môn học đạt kết quả cao.

Có nhận thức đúng, công tác quản lý chỉ đạo sẽ có những thuận lợi trong việc triển khai các nội dung, các yêu cầu trong việc tổ chức hoạt động ngoại

khóa môn học. Công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học sẽ có hiệu quả tích cực hơn.

3.3.1.2. Nội dung và cách thực hiện

- Phổ biến, hƣớng dẫn, học tập nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tao; Sở Giáo dục và Đào tao tỉnh Yên Bái về hoạt động ngoại khóa môn học, về đổi mới phƣơng pháp dạy học

- Bồi dƣỡng về phẩm chất chính trị - tƣ tƣởng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; giữa đức và tài cho ngƣời giáo viên; đảm bảo tính hiệu lực, tính hệ thống và ý thức trách nhiệm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong hoạt động ngoại khóa môn học ở trƣờng THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

- Tuyên truyền những yêu cầu cần thiết cho hoạt động ngoại khoá môn học ở các trƣờng THPT vùng đặc biệt khó khăn cần tập trung vào những nội sau:

Đối với cán bộ quản lý cấp trường: Nhận thức đúng vai trò chủ đạo quyết định chất lƣợng hoạt động ngoại khóa môn học của đội ngũ giáo viên, nắm rõ đƣợc xu thế phát triển giáo dục yêu cầu của xã hội, của địa phƣơng đối với chất lƣợng giáo dục, từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý kỹ năng sƣ phạm và đặc biệt là kỹ năng dạy học của giáo viên nhằm đạt tới chất lƣợng và hiệu quả.

Đối với giáo viên: Phải nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình với sứ mệnh của nhà trƣờng, ý thức đƣợc vấn đề học tập để nâng cao chất lƣợng hoạt động ngoại khóa môn học là nhiệm vụ phải thực hiện tích cực, tự giác và nghiêm túc

- Nội dung cần tuyên truyền hoạt động ngoại khoá môn học trong trƣờng THPT vùng đặc biệt khó khăn cần tập trung vào những nội sau:

Tác dụng của hoạt động ngoại khóa môn học đối với học sinh ở trƣờng THPT vùng đặc biệt khó khăn.

Vai trò của học sinh, giáo viên, phụ huynh và các tổ chức đoàn thể nhà trƣờng trong hoạt động ngoại khoá môn học.

- Lực lƣợng tham gia tuyên truyền: Hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên trực tiếp giảng dạy. Trên cơ sở nhận thức đúng, giáo viên bộ môn và học sinh sẽ cụ thể hoá nó bằng hành động tham gia một cách tự giác và tích cực.

- Phƣơng tiện tuyên truyền: Ngƣời làm công tác tuyên truyền phải bám vào các văn bản có tính pháp quy nhƣ: Luật giáo dục, Điều lệ trƣờng THPT, đặc biệt là hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để tác động vào nhận thức của giáo viên và học sinh. Với giáo viên họ sẽ thấy rõ ý thức trách nhiệm của mình trong công việc, hiểu rõ đó là một hình thức tổ chức dạy học mang lại cho học sinh niềm hứng thú. Với học sinh các em sẽ đƣợc tự nguyện trong việc tham gia các hình thức ngoại khóa môn học, thấy rõ tác dụng của nó trong việc củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức - kỹ năng - thái độ và góp phần nâng cao chất lƣợng học tập.

* Các bƣớc tiến hành hoạt động ngoại khóa môn học ở các trƣờng THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Bước 1: Lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức ngoại khóa.

- Nội dung hoạt động ngoại khoá có thể là những tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ năng và hệ thống thái độ có liên quan trực tiếp đến chƣơng trình dạy học, mở rộng, phát triển và đào sâu nhằm phục vụ cho quá trình và kết quả học tập nội khoá. Gắn với kiến thức các môn học trong chƣơng trình học.

- Hình thức hoạt động ngoại khoá môn học phải luôn đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức phong phú, đa dạng mới có thể thu hút đƣợc số đông học sinh, mới có thể tạo ra đƣợc sức hấp dẫn với các em - lứa tuổi thích khám phá những gì mới mẻ.

Bước 2: Lập kế hoạch

Trƣớc tiên, hiệu trƣởng và phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn cùng với tổ trƣởng chuyên môn hoặc nhóm trƣởng bộ môn lên kế hoạch tuyên

truyền, để nâng cao nhận thức về tác dụng của hoạt động ngoại khoá môn học cho giáo viên và học sinh là việc làm thƣờng xuyên.

* Kế hoạch phải đƣợc lập chi tiết về các nội dung sau:

- Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách thực hiện của hoạt động ngoại khóa môn học sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng.

- Tác dụng của hoạt động ngoại khoá môn học trong việc mở rộng - củng cố - nâng cao kiến thức - kỹ năng - thái độ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

- Chỉ rõ thời gian tiến hành: Trƣớc và sau buổi hoạt động ngoại khoá, ngƣời phụ trách cần tuyên truyền để giáo viên trong nhóm và học sinh hiểu tác dụng của việc tham gia ngoại khoá.

- Nội dung tuyên truyền phải gắn liền với nội dung buổi ngoại khoá.

Bước 3: Triển khai kế hoạch:

Thông qua các cuộc họp hội đồng, các giờ chào cờ đầu tuần, các kỳ họp với cha mẹ học sinh, hiệu trƣởng và giáo viên chủ nhiệm cần truyền đạt những tác dụng cụ thể của hoạt động ngoại khoá môn học. Từ đó cha mẹ học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình tham gia hoạt động này. Hiệu trƣởng phải dựa vào các buổi ngoại khoá đã đƣợc tổ chức thành công, đƣợc dƣ luận đánh giá cao để làm cơ sở khích lệ giáo viên và học sinh tham gia. Tuyên truyền có thể thực hiện qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng và qua áp phích, panô..., tuyên truyền bằng hoạt động cụ thể.

Hiệu trƣởng họp với các tổ trƣởng, nhóm trƣởng, giáo viên chủ nhiệm và cố vấn Đoàn để chỉ đạo việc thực hiện thí điểm hoạt động ngoại khoá môn học. Từ sự thành công của một chƣơng trình cụ thể, tổ chuyên môn sẽ nhân mô hình đó ra diện rộng. Tuyên truyền phải đi đôi với việc tổ chức, triển khai có kết quả tốt thì mới có tác dụng thiết thực thúc đẩy các buổi ngoại khoá lần sau. Làm tốt

công việc này sẽ giúp cho buổi ngoại khoá thu hút đƣợc số đông giáo viên và học sinh tham gia, đồng thời đặt ngƣời phụ trách phải đào sâu tìm tòi những hình thức mới để học sinh tham gia không bị nhàm chán.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trƣởng nhà trƣờng phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể, tổ chức thực hiện nghiêm túc; xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất trong đội ngũ các bộ, giáo viên trong nhà trƣờng.

- Phải chỉ đạo quyết liệt từ Ban giám hiệu nhà trƣờng nhƣ; Tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên để chuyển biến về cách nghĩ, cách làm.

- Phải có những cốt cán làm tuyên truyền viên tốt, có trình độ lý luận, có năng lực cảm hoá, thuyết phục và thực sự tâm huyết với công việc.

- Phải có các thầy cô giáo vừa là cộng tác viên truyền vừa là ngƣời tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học hiệu quả.

- Dự trù kinh phí chi cho hoạt động tuyên truyền hội thảo, tƣ vấn rút kinh nghiệm hoạt động.

3.3.2. Nâng cao năng lực lập kế hoạch và giám sát thực hiện hoạt động ngoại khoá môn học cho CBQL ngoại khoá môn học cho CBQL

3.3.2.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của việc tăng cƣờng công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các hoạt động ngoại khoá môn học nhằm đảm bảo kế hoạch hoạt động ngoại khoá đƣợc thực hiện nghiêm túc và có kết quả. Các hoạt động quản lí hoạt động ngoại khoá môn học: chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá, thi đua khen thƣởng... giúp đƣa bản kế hoạch hoạt động vào thực tiễn. Các hoạt động này giúp nhà trƣờng thấy đƣợc tinh thần, thái độ làm việc của giáo viên, thấy đƣợc chất lƣợng của ngoại khoá môn học đối với sự phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh, thấy đƣợc hứng thú của các em trong việc tham gia, thấy đƣợc thời lƣợng có phù hợp hay không. Từ thực tế chỉ ra những thiếu sót,

những gì cần bổ sung trong hệ thống biện pháp tổ chức và quản lí hoạt động ngoại khoá môn học.

Biện pháp này giúp hiệu trƣởng nhìn thấy tổng thể công việc cần làm trong năm, kỳ, tháng... từ đó Hiệu trƣởng đánh giá tính khả thi của từng loại công việc, chủ động dành nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động. Hiệu trƣởng thấy đƣợc tổng thể hoạt động ngoại khoá môn học trong mối quan hệ với các hoạt động khác của trƣờng.

3.3.2.2. Nội dung và cách thực hiện

Bồi dƣỡng kĩ năng lập kế hoạch chung và kĩ năng lập kế hoạch riêng cho HĐNKMH trong nhà trƣờng.

Kĩ năng thu thập, xử lí thông tin về các vấn đề liên quan đến công tác lập kế hoạch hoạt động ngoại khoá: thông tin về môn học và khoa học liên quan, về năng lực của học sinh tiếp thu môn học này, khả năng của giáo viên có thể thực hiện buổi ngoại khoá, điều kiện tổ chức.... Phân tích các thông tin để tìm ra những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá và những hạn chế cần khắc phục.

Kĩ năng xác định mục tiêu của buổi ngoại khoá: từ yêu cầu của môn học, từ các thông tin thu nhận đƣợc xác định các mục tiêu của buổi ngoại khoá một cách rõ ràng, phù hợp, cụ thể.

Kĩ năng đƣa ra các biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả Xác định các bƣớc thực hiện buổi ngoại khoá

- Kế hoạch phải chỉ rõ: + Ngày tháng tổ chức

+ Tên hoạt động ngoại khoá + Mục đích yêu cầu

+ Hình thức tổ chức + Địa điểm

+ Ban chỉ đạo, ban tổ chức + Số học sinh tham gia + Kinh phí cần để hoạt động + Phƣơng án dự phòng.

Bồi dƣỡng kĩ năng hƣớng dẫn lập kế hoạch và thực hiện lập kế hoạch từ dƣới lên, trên xuống cho hiệu trƣởng. Để nâng cao hiệu quả thực hiện và tính khả thi của kế hoạch, đồng thời giảm gánh nặng cho hiệu trƣởng, hiệu trƣởng cần có năng lực chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và thực hiện việc lập kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng từ dƣới lên. Nhóm trƣởng, tổ trƣởng sẽ là ngƣời trực tiếp giúp hiệu trƣởng công việc này. Hiệu trƣởng là ngƣời điều phối một cách hợp lý. Nhóm trƣởng chuyên môn là ngƣời căn cứ vào thực tế đặc thù môn học của mình để lên kế hoạch cho hoạt động ngoại khoá. Hiệu trƣởng dựa vào bản kế hoạch đƣợc lập từ tổ, nhóm chuyên môn, cân nhắc tính khả thi của từng hình thức tổ chức, đánh giá nó trong mối tƣơng quan với các môn khác. Hiệu trƣởng đƣa các hoạt động ngoại khoá của các môn học vào kế hoạch chung của nhà trƣờng. Bên cạnh đó, hiệu trƣởng phê duyệt các kế hoạch của tổ bộ môn và giao cho tổ, nhóm chuyên môn thực hiện. Hiệu trƣởng dựa vào điều kiện cụ thể của nhà trƣờng để buộc các tổ nhóm chuyên môn phải thực hiện đúng kế hoạch đã đƣợc phê duyệt. Trƣờng hợp vì một lý do nào đó phải thay đổi thì phải có kế hoạch, có phƣơng án dự phòng, phải có sự giải trình để quy trách nhiệm. Kế hoạch tổ chức và quản lý HĐNKMH phải đƣợc lập cụ thể, chi tiết cho từng kỳ và cả năm ngay từ đầu năm. Song song với kế hoạch tổ chức và quản lý, hiệu trƣởng phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc tổ chức thực hiện. Hiệu trƣởng phải lập ra một ban chỉ đạo để kiểm tra, đánh giá.

- Cách thực hiện: Để giúp nhà trƣờng nâng cao năng lực lập kế hoạch và giám sát các hoạt động sau cần đƣợc tiến hành:

Hiệu trƣởng mời chuyên gia về tổ chức hoạt động ngoại khoá đến bồi dƣỡng cho nhà trƣờng về nội dung, hình thức... tổ chức hoạt động ngoại khoá

Hiệu trƣởng hƣớng dẫn tổ trƣởng chuyên môn lí thuyết và cho họ thực hành lập kế hoạch của tổ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua các kì bồi dƣỡng thƣờng xuyên... Nâng cao năng lực lập kế hoạch và giám sát hoạt động cho hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác quản lý HĐNKMH.

3.3.2.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trƣởng nhà trƣờng phải có kế hoạch cụ thể tổ chức các lớp bồi dƣỡng cho tổ trƣởng chuyên môn, về các kĩ năng lập kế hoạch triển khai và thực hiện kế hoạch.

Bố trí nguồn lực kinh phí để chi cho công tác bồi dƣỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên về hoạt động ngoại khóa môn học.

3.3.3. Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học cho giáo viên ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Giáo viên là lực lƣợng chủ yếu giữ vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện hoạt động hoạt động ngoại khóa môn học trong nhà trƣờng. Trình độ và năng lực tổ chức của giáo viên là yếu tố mang tính chất quyết định đến sự thành công của hoạt động ngoại khoá. Thực tế cho thấy chất lƣợng đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay ở các trƣờng THPT vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên không đồng đều đã ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng dạy học nói chung và hoạt động hoạt động ngoại khóa môn học nói riêng. Vì vậy bồi dƣỡng kỹ năng cho giáo viên về tổ chức hoạt động hoạt động ngoại khóa môn học là một việc làm hết sức cần thiết, cần đƣợc coi trọng trong hệ thống các biện pháp của hiệu trƣởng. Công việc này phải đƣợc làm một cách thƣờng xuyên và lâu dài.

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng đội ngũ giáo viên nắm chắc kiến thức về lí thuyết, có kỹ năng tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá để thu hút học sinh tự tin học tốt các môn học.

Qua thực tế tổ chức ngoại khóa môn học để giáo viên nâng cao kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá.

Hình thành và rèn các kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học cho giáo viên

Nâng cao kiến thức, kĩ năng tổ chức, phƣơng pháp tiến hành hoạt động ngoại khóa môn học. Hƣớng dẫn các hoạt động thực hành ngoại khóa cho giáo viên.

3.3.3.2. Nội dung và cách thực hiện

* Phân loại giáo viên

Hiệu trƣởng tiến hành đánh giá, phân loại giáo viên từ đó xác định yêu cầu rèn luyện. Phải tạo ra đƣợc bầu không khí vui vẻ để giáo viên tự giác thực hiện. Khi tổ chức chỉ đạo phải có sự thống nhất ở trong tổ, nhóm chuyên môn. Mỗi giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung, thao tác thực hiện phải thống nhất, quá trình thực hiện phải có lô gích chặt chẽ. Qua thực tế hoạt động giáo viên sẽ nhận thấy những mặt mạnh yếu của mình để cùng trao đổi nâng cao tay nghề.

* Cách thực hiện:

Cho giáo viên thăm quan, học tập và dự các tiết hoạt động ngoại khoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)