Thực hiện kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện của giáo viên và kết quả hoạt động ngoại khóa môn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 101 - 104)

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA MễN HỌC

3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa THP

3.3.6. Thực hiện kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện của giáo viên và kết quả hoạt động ngoại khóa môn học

3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Đây là hoạt động mang tính pháp chế để nhằm phân tích, xác định giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lƣợng và hiệu quả công việc.

Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động ngoại khóa môn học để phát hiện ra những mặt tốt để kịp thời động viên, khuyến khích, đồng thời tìm ra những sai

sót, những gì còn chƣa đạt đƣợc so với mục tiêu dự kiến, những mặt còn yếu kém, khó khăn, những vấn đề mới nảy sinh cần giải quyết, những nguyên nhân tồn tại,... Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá để điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh những biện pháp quản lý, tìm ra những giải pháp uốn nắn những lệch lạc, xử lý những vi phạm và phát huy những nhân tố tích cực, để phát huy những ƣu điểm, khắc phục khuyết điểm, tuyên truyền những kinh nghiệm tiên tiến nhằm làm cho đối tƣợng hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời phòng ngừa những sai phạm có thể xảy ra.

3.3.6.2. Nội dung và cách thực hiện

* Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng loại hoạt động.

- Căn cứ vào mục tiêu của hoạt động ngoại khóa môn học để xây dựng chuẩn đánh giá của môn học đó. Tiêu chí đánh giá phải phù hợp với nội dung và hình thức tổ chức hoạt động cũng nhƣ phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học.

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động ngoại khóa môn học có thể thực hiện:

Kiểm tra qua tổ chuyên môn, qua giáo viên; Tổng kết, đánh giá, xếp loại giữa các hoạt động theo nhiều mức độ khác nhau; Rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo.

- Hiệu trưởng xây dựng lực lượng kiểm tra hoạt động ngoại khóa môn học như: Tổ trưởng chuyờn mụn chịu trỏch nhiệm theo dừi, kiểm tra đỏnh giỏ hoạt động của các giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học; Ban giỏm hiệu theo dừi đỏnh giỏ việc thực hiện của Tổ trưởng chuyờn môn và giáo viên. Kết quả đánh giá hoạt động ngoại khóa môn học là một tiêu chí để xếp loại thi đua các thầy cô giáo, các tổ chuyên môn, đồng thời tham gia xếp loại giáo viên trong năm học, lấy việc tổ chức HĐNKMH là một tiêu chí xếp loại thi đua giáo viên.

* Cách thực hiện:

Trước hết hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá Kế hoạch kiểm tra đánh giá thực hiện hoạt động ngoại khóa môn học phải phù hợp

với tình hình cụ thể, điều kiện cho phép của nhà trường và có tính khả thi; Kế hoạch cần phải được thiết kế dưới dạng sơ đồ hóa và được treo ở văn phòng nhà trường và được cụng khai ngay từ đầu năm học, trong đú ghi rừ: Mục đớch, yêu cầu, nội dung kiểm tra, phương thức tiến hành, hình thức, cá nhân được kiểm tra, phải đảm bảo kế hoạch ổn định tương đối, Nội dung kiểm tra phải có sức thuyết phục, hình thức gọn nhẹ, không gây không khí nặng nề cho đối tƣợng kiểm tra.

Lực lượng tham gia kiểm tra đó là Ban giám hiệu và các Tổ trưởng chuyên môn. Quá trình kiểm tra đánh giá đƣợc tiến hành nhƣ sau:

- Kiểm tra kế hoạch, việc thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Kiểm tra việc thiết kế hoạt động, chuẩn bị hoạt động, chuẩn bị phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động, kiểm tra việc hướng dẫn học sinh tham gia vào hoạt động ngoại khóa môn học.

- Dự giờ hoạt động ngoại khóa môn học: Khi dự giờ cần chú ý 3 nội dung: Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ của học sinh. Qua dự giờ, Ban giám hiệu sẽ nắm sát tình hình để giải quyết kịp thời những phát sinh, uốn nắn lệch lạc trong quá trình tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học. Đồng thời tạo cho cả người dạy lẫn người học tâm lý làm việc nghiêm túc.

- Kiểm tra giỏo ỏn: Trong giỏo ỏn phải thể hiện rừ mục tiờu, nội dung hoạt động hoạt động ngoại khóa môn học, công tác chuẩn bị, phương pháp, hình thức tiến hành tổ chức hoạt động và kết thúc hoạt động. Vì vậy, hiệu trưởng cần kiểm tra giáo án vì đó là cơ sở để tiến hành tốt một hoạt động ngoại khóa môn học. Khi tiến hành kiểm tra phải có biên bản kiểm tra và có đánh giá xếp loại dựa trên các tiêu chí đã xây dựng.

- Tổ chức cho giáo viên thao giảng hoạt động ngoại khóa môn học để đồng nghiệp dự giờ, rút kinh nghiệm và có sự tham gia đánh giá của các cấp lãnh đạo để nâng cao tay nghề cho đội ngũ.

- Kiểm tra sự tham gia hoạt động của học sinh các lớp đối với hoạt động ngoại khóa môn học theo khối hoặc toàn trường. Đây là căn cứ để đánh giá thi đua của giáo viên và thi đua của đơn vị lớp dựa vào tiêu chí xây dựng từ đầu năm học. Thực hiện đánh giá sự tham gia hoạt động ngoại khóa môn học của các đối tƣợng nghiêm túc để làm tiền đề thúc đẩy hoạt động. Đồng thời, xây dựng nguồn kinh phí để khen thưởng động viên kịp thời, đúng lúc những đơn vị và cá nhân tham gia tốt hoạt động này.

3.3.6.3. Điều kiện thực hiện

- Các lực lƣợng tham gia thực hiện quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện HĐNKMH phải có sự phối hợp cao, có tinh thần trách nhiệm để tổ chức hoạt động có hiệu quả.

- Các nhà trường cần phải có sự nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá HĐNKMH có chất lƣợng sát với thực tế thì sẽ đem lại sự thành công. Lực lƣợng tham gia kiểm tra đánh giá HĐNKMH phải có sự công bằng khách quan, đánh giá đúng và xếp loại đúng theo tiêu chí đã xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)