Nâng cao năng lực lập kế hoạch và giám sát thực hiện hoạt động ngoại khoá môn học cho CBQL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 88 - 105)

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHểA MễN HỌC

3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa THP

3.3.2. Nâng cao năng lực lập kế hoạch và giám sát thực hiện hoạt động ngoại khoá môn học cho CBQL

3.3.2.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của việc tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các hoạt động ngoại khoá môn học nhằm đảm bảo kế hoạch hoạt động ngoại khoá đƣợc thực hiện nghiêm túc và có kết quả. Các hoạt động quản lí hoạt động ngoại khoá môn học: chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng... giúp đưa bản kế hoạch hoạt động vào thực tiễn. Các hoạt động này giúp nhà trường thấy được tinh thần, thái độ làm việc của giáo viên, thấy được chất lƣợng của ngoại khoá môn học đối với sự phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh, thấy đƣợc hứng thú của các em trong việc tham gia, thấy đƣợc thời lƣợng có phù hợp hay không. Từ thực tế chỉ ra những thiếu sót,

những gì cần bổ sung trong hệ thống biện pháp tổ chức và quản lí hoạt động ngoại khoá môn học.

Biện pháp này giúp hiệu trưởng nhìn thấy tổng thể công việc cần làm trong năm, kỳ, tháng... từ đó Hiệu trưởng đánh giá tính khả thi của từng loại công việc, chủ động dành nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động. Hiệu trưởng thấy được tổng thể hoạt động ngoại khoá môn học trong mối quan hệ với các hoạt động khác của trường.

3.3.2.2. Nội dung và cách thực hiện

Bồi dƣỡng kĩ năng lập kế hoạch chung và kĩ năng lập kế hoạch riêng cho HĐNKMH trong nhà trường.

Kĩ năng thu thập, xử lí thông tin về các vấn đề liên quan đến công tác lập kế hoạch hoạt động ngoại khoá: thông tin về môn học và khoa học liên quan, về năng lực của học sinh tiếp thu môn học này, khả năng của giáo viên có thể thực hiện buổi ngoại khoá, điều kiện tổ chức.... Phân tích các thông tin để tìm ra những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá và những hạn chế cần khắc phục.

Kĩ năng xác định mục tiêu của buổi ngoại khoá: từ yêu cầu của môn học, từ cỏc thụng tin thu nhận đƣợc xỏc định cỏc mục tiờu của buổi ngoại khoỏ một cỏch rừ ràng, phù hợp, cụ thể.

Kĩ năng đƣa ra các biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả Xác định các bước thực hiện buổi ngoại khoá

- Kế hoạch phải chỉ rừ:

+ Ngày tháng tổ chức

+ Tên hoạt động ngoại khoá + Mục đích yêu cầu

+ Hình thức tổ chức + Địa điểm

+ Thời gian diễn ra

+ Ban chỉ đạo, ban tổ chức + Số học sinh tham gia + Kinh phí cần để hoạt động + Phương án dự phòng.

Bồi dưỡng kĩ năng hướng dẫn lập kế hoạch và thực hiện lập kế hoạch từ dưới lên, trên xuống cho hiệu trưởng. Để nâng cao hiệu quả thực hiện và tính khả thi của kế hoạch, đồng thời giảm gánh nặng cho hiệu trưởng, hiệu trưởng cần có năng lực chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và thực hiện việc lập kế hoạch hoạt động của nhà trường từ dưới lên. Nhóm trưởng, tổ trưởng sẽ là người trực tiếp giúp hiệu trưởng công việc này. Hiệu trưởng là người điều phối một cách hợp lý. Nhóm trưởng chuyên môn là người căn cứ vào thực tế đặc thù môn học của mình để lên kế hoạch cho hoạt động ngoại khoá. Hiệu trưởng dựa vào bản kế hoạch được lập từ tổ, nhóm chuyên môn, cân nhắc tính khả thi của từng hình thức tổ chức, đánh giá nó trong mối tương quan với các môn khác. Hiệu trưởng đưa các hoạt động ngoại khoá của các môn học vào kế hoạch chung của nhà trường. Bên cạnh đó, hiệu trưởng phê duyệt các kế hoạch của tổ bộ môn và giao cho tổ, nhóm chuyên môn thực hiện. Hiệu trưởng dựa vào điều kiện cụ thể của nhà trường để buộc các tổ nhóm chuyên môn phải thực hiện đúng kế hoạch đã được phê duyệt. Trường hợp vì một lý do nào đó phải thay đổi thì phải có kế hoạch, có phương án dự phòng, phải có sự giải trình để quy trách nhiệm. Kế hoạch tổ chức và quản lý HĐNKMH phải đƣợc lập cụ thể, chi tiết cho từng kỳ và cả năm ngay từ đầu năm. Song song với kế hoạch tổ chức và quản lý, hiệu trưởng phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng phải lập ra một ban chỉ đạo để kiểm tra, đánh giá.

- Cách thực hiện: Để giúp nhà trường nâng cao năng lực lập kế hoạch và giám sát các hoạt động sau cần đƣợc tiến hành:

Hiệu trưởng mời chuyên gia về tổ chức hoạt động ngoại khoá đến bồi dưỡng cho nhà trường về nội dung, hình thức... tổ chức hoạt động ngoại khoá

Hiệu trưởng hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn lí thuyết và cho họ thực hành lập kế hoạch của tổ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua các kì bồi dưỡng thường xuyên... Nâng cao năng lực lập kế hoạch và giám sát hoạt động cho hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác quản lý HĐNKMH.

3.3.2.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng nhà trường phải có kế hoạch cụ thể tổ chức các lớp bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn, về các kĩ năng lập kế hoạch triển khai và thực hiện kế hoạch.

Bố trí nguồn lực kinh phí để chi cho công tác bồi dƣỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên về hoạt động ngoại khóa môn học.

3.3.3. Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học cho giáo viên ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Giáo viên là lực lƣợng chủ yếu giữ vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện hoạt động hoạt động ngoại khóa môn học trong nhà trường. Trình độ và năng lực tổ chức của giáo viên là yếu tố mang tính chất quyết định đến sự thành công của hoạt động ngoại khoá. Thực tế cho thấy chất lƣợng đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên không đồng đều đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học nói chung và hoạt động hoạt động ngoại khóa môn học nói riêng. Vì vậy bồi dƣỡng kỹ năng cho giáo viên về tổ chức hoạt động hoạt động ngoại khóa môn học là một việc làm hết sức cần thiết, cần đƣợc coi trọng trong hệ thống các biện pháp của hiệu trưởng. Công việc này phải được làm một cách thường xuyên và lâu dài.

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng đội ngũ giáo viên nắm chắc kiến thức về lí thuyết, có kỹ năng tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá để thu hút học sinh tự tin học tốt các môn học.

Qua thực tế tổ chức ngoại khóa môn học để giáo viên nâng cao kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá.

Hình thành và rèn các kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học cho giáo viên

Nâng cao kiến thức, kĩ năng tổ chức, phương pháp tiến hành hoạt động ngoại khóa môn học. Hướng dẫn các hoạt động thực hành ngoại khóa cho giáo viên.

3.3.3.2. Nội dung và cách thực hiện

* Phân loại giáo viên

Hiệu trưởng tiến hành đánh giá, phân loại giáo viên từ đó xác định yêu cầu rèn luyện. Phải tạo ra đƣợc bầu không khí vui vẻ để giáo viên tự giác thực hiện. Khi tổ chức chỉ đạo phải có sự thống nhất ở trong tổ, nhóm chuyên môn.

Mỗi giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung, thao tác thực hiện phải thống nhất, quá trình thực hiện phải có lô gích chặt chẽ. Qua thực tế hoạt động giáo viên sẽ nhận thấy những mặt mạnh yếu của mình để cùng trao đổi nâng cao tay nghề.

* Cách thực hiện:

Cho giáo viên thăm quan, học tập và dự các tiết hoạt động ngoại khoá môn học ở các trường có hoạt động ngoại khóa thường xuyên. Mời giáo viên có trình độ chuyên môn và tay nghề tốt tới tham gia - cố vấn.

Trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.

Giáo viên lập kế hoạch bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng để nâng cao năng lực trong quá trình thực hiện.

* Bồi dƣỡng các kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học.

Kỹ năng đưa ra nhiều phương án tổ chức hoạt động và lựa chọn phương án tốt nhất: Thông thường khi gặp các vấn đề có liên quan đến tổ chức hoạt động ngoại khoá, người tổ chức thường đưa ra cách giải quyết mang tính suy đoán. Các phương án của hoạt động ngoại khoá được chuẩn bị trước thì khả năng tiếp thu của học sinh sẽ tăng lên. Nếu người tổ chức để xảy ra sai sót khi

thực hiện hoạt động ngoại khoá thì việc học tập của học sinh sẽ bị cản trở.

Người giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ xem xét thấu đáo cần áp dụng phương án nào, dựa trên mảng kiến thức nào, phải có khả năng nhận biết các phản ứng của học sinh, đánh giá đƣợc tình huống học tập để có sự điều chỉnh kịp thời.

Trong khi lên kế hoạch, người tổ chức đã vạch ra các phương án và khi thực hiện nên cố gắng làm theo những phương án đã xác định trước. Chỉ thay đổi phương án khi cần thiết nếu trong quá trình thực hiện phát sinh những tình huống mới, tránh tuỳ tiện thay đổi các phương án ngay tức thì. Với những bộ môn thực hành, người tổ chức cần để cho học sinh tự thực hành, cho đến khi học sinh cảm thấy có thể lĩnh hội đƣợc tất cả thì mới chuyển sang nội dung tiếp theo. Kĩ năng vận dụng các nguyên tắc, các yếu tố tổ chức hoạt động ngoại khoá tạo sự hứng thú cho học sinh. Để gia tăng hiệu quả học tập cho học sinh trong hoạt động ngoại khúa mụn học, mỗi giỏo viờn cần phải nắm rừ cỏc nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học. Cách truyền đạt của giáo viên đòi hỏi phải mang tính chuyên nghiệp, kỹ năng nhuần nhuyễn. Người tổ chức phải thu hút đƣợc hứng thú học tập của học sinh trong ngoại khoá là nhân tố quan trọng nhất đem đến sự thành công. Muốn hoạt động ngoại khóa môn học thành công, giáo viên cần phải hết sức khéo léo trong việc sử dụng các nhân tố sau đây:

+ Mức độ tập trung của học sinh trong quá trình tổ chức: Khi học sinh ít chú ý thì các em không thể nào tiếp thu đƣợc nhƣng tập trung quá cao độ thì sẽ bị căng thẳng. Giáo viên cần lưu ý 4 yếu tố để có thể tăng hoặc giảm mức độ tập trung của học sinh là: Mức độ gần gũi, thời gian, hiểu rừ vấn đề, nghệ thuật đặt câu hỏi. Khi thấy học sinh tích cực trong các hoạt động thì giáo viên sẽ ít can thiệp.

+ Sắc thái tình cảm: Thông qua các biểu hiện của học sinh ở từng tình huống cụ thể người tổ chức có thể biết được học sinh có phải đang sẵn sàng học hỏi hay không. Các em luôn có khuynh hướng nỗ lực nếu bản thân thấy thích,

tin rằng mình sẽ thành công. Giáo viên nhận biết cảm xúc của học sinh qua các biểu hiện thích thú - trung hoà - chán nản và khéo léo tạo ra mỗi loại khi cần đó là kỹ năng của người tổ chức. Điều này quan trọng hơn là đơn thuần bổ sung các thiếu sót của chúng.

+ Sự thành công: Để thành công đƣợc học sinh phải cố gắng hết mình.

Người tổ chức ra những bài tập nếu dễ với học sinh các em sẽ không thấy hứng thú. Bài tập khó mà hoàn thành đƣợc thì đó mới là thành công. Sự thành công phụ thuộc vào 2 nhân tố mức độ kiến thức đưa ra và kỹ năng của người tổ chức.

Điều này đòi hỏi người tổ chức khi nào nên tăng hoặc giảm mức cơ bản, nên để cho học sinh thử sức để nhận biết được mức độ nào là phù hợp, từ đó người tổ chức tìm ra được phương pháp truyền đạt cho phù hợp. Với những học sinh đã đạt đƣợc nhiều thành tích các em cảm thấy tự tin trong việc thể hiện mình, thậm chí thất bại cũng cố vươn lên. Ngược lại với học sinh từng thất bại nhiều, các em sẽ bi quan.

+ Sự thích thú với hoạt động ngoại khóa: Nhân tố này không tự có mà nó phát sinh trong quá trình tổ chức. Người tổ chức tạo sự thích thú cho học sinh bằng cách làm cho học sinh thích thú với chính mình. Giáo viên đƣa ra những lời bình luận, những trò chơi khởi động, thu hút sự chú ý của học sinh, liên hệ nội dung của ngoại khoỏ với thực tế, những gỡ gần gũi, học sinh biết rừ, hiểu rừ, khen ngợi học sinh về những gì các em đã trình bày... Ngoài ra giáo viên tăng cường tính thiết thực của hoạt động ngoại khoá bằng việc gắn việc học của các em với thực tế cuộc sống.

+ Sự nhận biết kết quả: Giáo viên cần cho học sinh thấy các em đã làm tốt kỹ năng nào, kỹ năng nào cần phải cải thiện và cần phải làm gì để cải thiện kỹ năng đó. Có nhƣ vậy các em mới thấy khả năng của mình đến đâu, khi làm đƣợc các em sẽ cố gắng hơn. Muốn vậy giáo viên cần phải tập trung vào sự phản hồi, phải đƣa ra nhận xét một cách hiệu quả, quan tâm đến sự cố gắng của các em dù là rất nhỏ.

+ Động lực khách quan, chủ quan: Động lực chủ quan tồn tại ngay trong mỗi học sinh khi các em cảm thấy hài lòng với kết quả ban đầu của mình. Động lực khách quan có đƣợc khi các em tham gia thấy thích thú khi lĩnh hội đƣợc kiến thức. Động lực khách quan chuyển thành động lực chủ quan khi học sinh hài lòng với hoạt động ngoại khoá đã và đang diễn ra. Các em từ chỗ cần phải tham gia đến thích tham gia, 6 nhân tố này chúng tác động qua lại, người tổ chức cần phải biết kết hợp hài hoà thuần thục trong từng buổi hoạt động ngoại khoá. Ngoài việc gia tăng động lực cho học sinh, người tổ chức còn phải biết cách dẫn dắt học sinh vào buổi ngoại khoá nhƣ: Thu hút sự chú ý của học sinh ngay từ đầu, sử dụng thời gian ở đầu buổi hiệu quả. Người tổ chức sử dụng các đồ dùng trực quan để học sinh khi tiếp thu đƣợc thuận lợi, đây là cách dạy học rất có hiệu quả. Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh trong quá trình tổ chức hoặc khi kết thúc, tùy theo chủ điểm của buổi ngoại khóa, học cái gì, kỹ năng nào thì kiểm tra cái đó. Từ đó người tổ chức xác định những sai sót để cải thiện kết quả học tập.

Kiểm tra đánh giá: Đây là bước quan trọng nhằm phát hiện những tồn tại chưa thực hiện được. Qua kiểm tra, hiệu trưởng sẽ thấy được những điều bất hợp lí để sửa chữa uốn nắn. Hiệu trưởng thấy được tác dụng của hoạt động này trong việc vừa nâng cao tay nghề cho giáo viên, vừa hình thành, phát triển các mặt kiến thức - kĩ năng - thái độ cho học sinh. Kiểm tra đánh giá cũng là một cách để duy trì kỉ luật lao động, thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Sau kiểm tra phải có động viên khen thưởng.

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho giáo viên theo chu kỳ và theo chuyên đề.

Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động, xây dựng thƣ viện chuẩn, cung cấp đủ tài liệu phụ vụ hoạt động ngoại khóa môn học.

Cần có chuyên gia giáo dục có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức họa động ngoại khóa bộ môn, nắm vững các vấn đề về lý luận và thành thạo về kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa để tiến hành tập huấn cho giáo viên.

Giáo viên cần có tinh thần và ý thức tham gia bồi dƣỡng, tự trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn bởi kỹ năng không hình thành qua những lời nói suông mà qua các hoạt động trải nghiệm trong thực tế.

Cần dành nguồn kinh phí hợp lý cho việc bồi dƣỡng nâng cao năng lực, kỹ năng cho giáo viên.

3.3.4. Trao đổi kinh nghiệm quản lý và tổ chức HĐNKMH giữa các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn trong huyện và ngoài huyện

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp Hiệu trưởng cân nhắc, lựa chọn được các biện pháp quản lý, tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học hiệu quả đã đƣợc áp dụng thành công ở các đơn vị khác vào đơn mình. Có thể tận dụng những bài học ở đơn vị vào t đơn vị mình nếu cảm thấy phù hợp. Qua trao đổi kinh nghiệm nhà quản lý rút ngắn đƣợc thời gian để đi tới mục tiêu, chủ động trong việc thực hiện.

3.3.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành

* Lập kế hoạch.

Thành lập ban chỉ đạo điều hành hoạt động ngoại khóa môn học, ban này có trách nhiệm liên hệ thảo luận với đơn vị bạn dự kiến về thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia, nội dung và hình thức cần trao đổi giữa các trường.

Ban chỉ đạo lựa chọn những ví dụ điển hình về sự thành công của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học, tổ chức các cuộc họp rút kinh nghiệm trong nhóm chuyên môn sau mỗi hoạt động.

* Triển khai kế hoạch:

Thống nhất chính thức với các đơn vị bạn về thời gian địa điểm, khách mời … Phân công cá nhân chuẩn bị trình bày kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học, tổ chức hoạt động mẫu;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường THPT vùng đặc biệt khó khăn huyện lục yên, tỉnh yên bái​ (Trang 88 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)